Phong cách Hồ Chí Minh (tiết 1), ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tuần 1 - Tiết 1:
Văn Bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

(Lê Anh Trà)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Nắm được một vài nết cơ bản về tác giả và tác phẩm.

- Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ chí Minh: Các tiếp xúc để có vốn tri thức sâu rộng của CTHCM

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kỹ năng

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá lối sống.

3. Thái độ

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.

4. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học và cảm thụ TP văn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên


Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị KHDH, MC, bảng phụ, bút dạ.

2. Học sinh

- Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo SGK, tự tìm hiểu những nét chính về tác giả, đọc và hiểu các chú thích,tìm bố cục của văn bản; tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng của CT Hồ Chí Minh.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (1’)


Lớp​
Sĩ số - vắng​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
9A1​
42
20/8/2019​
9A2​
42
20/8/2019​
9A3​
42
20/8/2019​
2. Kiểm kiến thức cũ (1’)

Kiểm tra sách vở và sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới

Hoạt động1: Khởi động (3’)

GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên MC

ĐVĐ:
Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hang ngày. Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta noi theo tấm gương sáng ngời của Bác.Vậy vẻ đẹp văn hóa của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây…..

Hoạt động của thầyHĐ của tròNội dung bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (10’)
GV Giao nhiệm vụ:
- Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em tự giới thiệu 1 bài nét về tác giả Lê Anh Trà và Văn bản “Phong cách HCM”.
- Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân trong 1’
GV cho HS trình bày (2 HS)
GV chốt các nét chính và cho HS quan sát ảnh chân dung nhà văn trên MC
GV cho HS đọc VB và trả lời câu hỏi:
? Nêu xuất xứ văn bản? Kiểu văn bản? PTBĐ?Tìm bố cục của văn bản?
HS: Suy nghĩ trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc kĩ những chú thích, GV có thể kiểm tra 1 bài chú thích:
? Em hiểu “bất giác” là gì? Một cách tự nhiên, ngẫu nhiên không báo trước
? “Đạm bạc” là như thế nào? Sự giản dị không cầu kì bày vẽ....
* GV hướng dẫn h/s đọc.
* GV đọc mẫu: Từ đầu đến nhiều nghề
- GV gọi h/s đọc tiếp: 3 h/s
Nghe
Hoạt động cá nhân

Trình bày
Nghe,
Đọc



Trả lời


Trả lời




Đọc
I. TÌM HIÊU CHUNG
1. Tác giả Lê Anh Trà
(1927 – 1999)
- Quê ở Đức Phổ, Quảng Ngãi.
- Đảng viên ĐCSVN.
- Học vị Tiến sĩ.

2. Văn bản

- Xuất xứ: (sgk)
- Kiểu văn bản nhật dụng
- PTBĐ: Nghị luận kết hợp với TM
- Bố cục: 2 phần
- Quan sát P1 của văn bản và cho biết:
+ Đâu là những biểu hiện của sự tiếp xúc với văn hóa nhiều nước của CTHCM?
+ Hãy bổ sung những tư liệu mà em biết để làm rõ thêm những biểu hiện văn hóa đó ở Bác?
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo bàn trong thời gian 2’
GV cho HS trình bày, bổ sung:
GV chốt các nét chính theo từng nội dung đã thảo luận và cho HS quan sát ảnh một số hình ảnh minh họa trên MC.
GV giới thiệu những tư liệu nói về vốn hiểu biết ngôn ngữ của Bác: Tờ báo “Người cùng khổ” bằng tiếng Pháp; Bức thư viết bằng tiếng Anh cho người bạn Mỹ... Những ngày sống ở nước Nga; “Nhật Ký trong tù” viết bằng tiếng Hán
2.GV Giao nhiệm vụ: Quan sát P1 của văn bản để tìm hiểu các vấn đề sau:
+ Cách tiếp xúc văn hóa của Bác có gì đặc biệt?
+ Em hiểu thế nào là cuộc đời đầy truân chuyên và thế nào là sự uyên thâm văn hóa?
Tổ chức cho làm việc cá nhân trong thời gian 2 phút.
GV cho HS trình bày, bổ sung.
GV cho HS quan sát MC, chốt các ý chính của VĐ1 GV giải thích một số h/ả về Bác ở những thời điểm khác nhau:
- Ra đi (1911) tại bến cảng nhà Rồng trên con tàu buôn của Pháp Latutsơ.
- Ngày 5/6/1911 -> 6/7/1911 người đặt chân lên đất Pháp sinh sống bằng nghề làm vườn và tranh thủ học thêm tiếng Pháp.
Khoảng 1912 nhận làm thuê cho 1 tàu của hãng Sac-giơ-rê-uy-ni đi vòng quanh Châu Phi và thời gian này Người đến nhiều nước: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,An-giê-ri,Tuy-ni-di,Công gô, Đa hômây, Xê-nê-gan, Rê-uy-ni-ông-> 1/1941. Người trở về tổ quốc qua biên giới Việt Trung ở cột mốc 108 (xã Trường Hà - Hà Quảng- Cao Bằng) –Tr. 76 - Hồ Chí Minh và sự kiện.

Vấn đề 2: Cuộc đời đầy những gian nan, vất vả.
- Tri thức văn hóa đạt đến độ sâu sắc.

GV1 cho HS thảo luận nhóm: Cách tiếp xúc văn hóa như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách HCM?
GV cho HS TL theo 3 nhóm (Tổ) trong 1’ và cho trình bày: Có nhu cầu cao về văn hóa; có năng lực văn hóa; Ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận văn hóa; có quan điểm rõ ràng về văn hóa...

3. GV cho HS tìm hiểu các vấn đề sau:

a, Tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hóa đó của Bác? 2 câu cuối đoạn...
b, Em hiểu những ảnh hưởng quốc tếcái gốc văn hóa dân tộc ở Bác như thế nào? Bác tiếp thu các giá trị văn hóa của nhân loại... Bác giữ vững các giá trị văn hóa của nước nhà...
c, Em hiểu ntn về sự nhào nặn của 2 nguồn văn hóa quốc tếdân tộc ở Bác? Sự đan xen, bổ sung, sáng tạo hài hòa 2 nguồn văn hóa nhân loại và dân tộc trong tri thức văn hóa HCM...
d, Từ đó, em hiểu thêm gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hóa HCM? Kế thừa và phát triển các giá trị VH...
GV cho HS làm việc cá nhân trong 3’ và cho HS trình bày...
4. GV cho HS tìm hiểu về NT của P1:
Để làm rõ những đặc điểm PCVH HCM, tác giả đã sử dụng những PPTM nào? Nêu tác dụng? So sánh, liệt kê kết hợp bình luận...Đảm bảo tính khách quan cho nội dung được trình bày, khơi gợi ng đọc cảm xúc tự hào tin tưởng...
Nghe



HĐN
Trình bày
Nghe, quan sát


Quan sát




Nghe
Hoạt động cá nhân
Trình bày




Quan sát

Nghe

TLN


Quan sát, nghe





Làm việc cá nhân

Trình bày

Trả lời
II. ĐỌC HIÊU VĂN BẢN
1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh



















- Cách tiếp xúc văn hóa của Bác rất đặc biệt:
+Khi Người hoạt động cm đầy gian lao
+ Trong lao động
+ Học hỏi nghiêm túc
+ Tiếp thu có định hướng
+ Diện tiếp xúc rộng






- Văn hóa của Bác mang tính nhân loại và mang đậm bản sắc dân tộc
=> là sự đan xen, kết hợp, bổ sung, sáng tạo hài hòa hai nguồn văn hóa nhân loại và dân tộc trong tri thức văn hóa HCM
Hoạt động 3 : Luyện tập (10’)
GV cho HS chơi trò chơi Giải ô chữ trên máy chiếu:
- Ô chữ hàng 1:
Nơi nào Bác bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước? (Bến cảng Nhà Rồng)
- Ô thứ 2: Gồm 6 chữ cái: Nghề gì Bác đã làm trên tàu? (Phụ bếp)
- Ô thứ 3: Gồm 7 chữ cái: Bác đã trở về Tổ Quốc sau 30 năm ở nước ngoài, Bác đã đặt chân lên tỉnh nào? (Cao Bằng)
- Ô thứ 4: Gồm 7 chữ cái: 1 tên gọi thân thuộc của Bác ở trên tàu (Anh Ba)
- Ô thứ 5: Gồm 7 chữ cái: Tên 1 loài cây trồng ở hàng rào nhà Bác ở Hà Nội (Dâm bụt)
- Ô thứ 6: Gồm 8 chữ cái: 1 tên gọi của Bác ở Thái Lan (Thầu Chín)
? Từ các ô hàng ngang, hãy tìm ô hàng dọc 6 chữ cái nói về 1 đức tính đáng quý của Bác ? (Giản dị)
GV: Tính cách đó được t/g viết ntn chúng ta tìm hiểu tiếp ở giờ sau.
Tham gia chơi trò chơi theo HD của GVIII. LUYỆN TẬP
Giải ô chữ
Hoạt động 4: Vận dụng (về nhà)
Đọc kỹ văn bản, tìm hiểu thêm những d/c nói về phong cách văn hoá: Hồ Chí Minh truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế , vĩ đại và bình dị.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (về nhà)
Soạn phần 2:
- Nét đẹp trong lối sống của Bác, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Tìm các câu thơ, đoạn văn nói về phong cách sinh hoạt giản dị đời thường của Bác, sưu tầm tranh ảnh....
Rút kinh nghiệm.............................................................................................................................................
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
585

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top