Phong cách Hồ Chí Minh (tiết 2), ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 1 - Tiết 2, Văn Bản:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH(tiết 2)

(Lê Anh Trà)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Một số biểu hiện phong cách hồ chí minh trong đời sống trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách hcm trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kỹ năng

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá lối sống.

3. Thái độ

- Từ lòng kính yêu, tự hào về bác, hs có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương bác.

4. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học và cảm thụ tp văn học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên


Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị khdh, mc, bảng phụ, bút dạ.

2. Học sinh

- Nét đẹp trong lối sống của bác, trả lời các câu hỏi trong sgk

- Tìm các câu thơ, đoạn văn nói về phong cách sinh hoạt giản dị đời thường của bác, sưu tầm tranh ảnh....

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức (1’)


Lớp​
Sĩ số​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
9A1​
42
22/8/2019​
9A2​
42
22/8/2019​
9A3​
42
22/8/2019​


2. Kiểm tra kiến thức cũ (2’)


? Hãy phân tích sự tiếp thu tinh hóa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh để tạo nên 1 nhân cách vừa hiện đại, vừa truyền thống.

3. Bài mới
Hoạt động 1: khởi động (2’)

? Bằng sự hiểu biết về Bác , em cho biết phần VB đã học nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp hoạt động CM của lãnh tụ Hồ Chí Minh?

- Thời kỳ Bác hoạt động ở nước ngoài

- Gọi h/s đọc phần 2 của VB từ “Lần đầu tiên -> thú quê thuần đức”

? Phần VB em vừa đọc nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp CM của Bác?

- Thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước.

Hoạt động của thầyHĐ của tròNội dung bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (20’)
1. GV giao nhiệm vụ: Theo dõi nội dung thứ 2 của văn bản và cho biết:
a, Tác giả đã TM phong cách sinh hoạt của Bác ở những khía cạnh nào? (Nơi ở và làm việc, bữa ăn, trang phục, tư trang) Mỗi khía cạnh đó có những biểu hiện cụ thể nào?
- Căn nhà của Bác: chiếc nhà sàn nhỏ....
- Trang phục của Bác: bộ quần áo bà ba nâu....
- Bữa ăn của Bác: đạm bạc với những món ăn....
- Tư trang của Bác: ít ỏi, một chiếc va li con....
b, Hãy nhận xét cách TM của tác giả về ngôn ngữ và PPTM?
- Ngôn ngữ giản dị , từ chỉ số lượng ít ỏi, cách nói dân dã: chiếc, vài, vẻn vẹn,...
- Liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác
c, Vẻ đẹp nào trong pc sống của Bác được làm sáng tỏ? Cách sống đó gợi TC nào trong chúng ta về Bác? Bình dị, trong sáng... =>Cảm phục, thương mến...
d, Vẻ đẹp nào trong pc sống của Bác được làm sáng tỏ? Cách sống đó gợi TC nào trong chúng ta về Bác?
- Tổ chức HĐ: HS làm việc theo bàn trong 3’, cho HS trình bày kết quả, tự nhận xét và bổ sung...
- GV chốt kiến thức... và đưa ra 2 câu hỏi sau để HS liên hệ bản thân:
?Với em niềm cảm phục thương mến Bác được gợi từ sự việc nào trong lối sống của Người?
? Em còn biết những thông tin nào về Bác để tm thêm cho cách sống trong sáng, bình dị của Người?

GV để cho HS tự bộc lộ và cho HS quan sát 1 số hình ảnh trên MC về lối sống giản dị đời thường của CTHCM, cùng 1 số d/c thơ văn viết về sự giản dị của Bác...“ Thăm cõi xưa - Tố Hữu”
“Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn”

“ Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ , đậm đà” .....

1. GV giao nhiệm vụ: quan sát phần thứ 2 của văn bản và cho biết:
a. Trong phần cuối VB, tác giả đã dùng pptm nào? (TM bằng SS)
b. Hãy chỉ ra những biểu hiện của PP đó?
- SS cách sống của lãnh tụ HCM với các lãnh tụ của các nước khác: Tôi dám chắc....như vậy.
- SS cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa: Ta nghĩ đến Nguyễn Trãi.... tắm ao.
c. PPTM đó mang lại hiệu quả gì cho đoạn vb này?
+ Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.
+Làm sáng tỏ cách sống bình dị trong sáng của Bác.
+ Thể hiện niềm cảm phục tự hào của người viết.
- Tổ chức HĐ: HS làm việc cá nhân trong 3’, cho HS trình bày kết quả, tự nhận xét và bổ sung.
- GV chốt kiến thức...
3. GV giao nhiệm vụ:
a. TG đã BL ntn về pc sinh hoạt của Bác? Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ.
b. Em hiểu thế nào là cách sống không tự thần thánh hóa, khác đời, hơn đời?
+ Không xem mình nằm ngoài nhân loại.
+ Không tự đề cao mình.
- Tổ chức HĐ: HS làm việc cá nhân trong 1’, cho HS trình bày kết quả, tự nhận xét và bổ sung...
- GV chốt kiến thức...
c. Theo tg, cách sống bình dị của Bác là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. Em hiểu thế nào về nhận xét này?
+ Quan niệm về cái đẹp, với Bác sống ....
+ Mọi ng nhận thấy đó là cách sống đẹp...
d. Tại sao tg có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có kn đem lại hp thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
+ Tâm hồn ko phải chịu những toan tính vụ lợi....
+ Thể xác ko phải gánh chịu những ham muốn....
e. Từ đó em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong PC sh của HCM? Vẻ đẹp vốn có tự nhiên gần gũi ko xa lạ, mọi ng đều có thể học tập và làm theo...
- Tổ chức HĐ: HS thảo luận nhóm lớn (3 tổ) trong 3’ với 3 câu hỏi c, d, e, cho HS trình bày kết quả, tự nhận xét và bổ sung.
- GV chốt kiến thức và bình luận ngắn.
Ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá và tinh hoa văn hoá nhân loại , giữa thanh cao và giản dị.


Nghe và quan sát



Làm việc theo bàn



Trình bày, nhận xét bổ sung

Nghe, ghi chép

Liên hệ



Quan sát



Nghe



Quan sát, nghe



HĐ cá nhân

Trả lời


Nghe





Làm việc cá nhân


Trả lời






Thảo Luận
II. ĐỌC HIỂU VB
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh:


- Nơi ở và làm việc đơn sơ , mộc mạc.
- Trang phục hết sức giản dị.
- Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân dã đời thường.







=> Cách sống bình dị, trong sáng nhưng vô cùng thanh cao và sang trọng.





























=>PCHCM là vốn văn hóa sâu sắc, kết hợp dân tộc vời hiện đại, cách sống bình dị trong sáng
=>PC HCM vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ, vừa mang vẻ đẹp của đạo đức.

GV giao nhiệm vụ:
a. Từ bài PCHCM, em học tập được điều gì để viết 1 văn bản có sự kết hợp giữa NL và TM?
- Nghệ thuật đối lập
- Dẫn chứng thơ cổ , từ Hán việt.....
b. Văn bản PCHCM đã cc thêm cho em những hiểu biết nào về BH của chúng ta? Quý trọng, thương mến, tự hào, biết ơn, noi gương, ....
c. Văn bản bồi đắp thêm tc nào của chúng ta với BH?
GV cho HS đọc ghi nhớ
Trả lời




Trả lời, nhận xét



Đọc
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật

- Kết hợp BL với kể TM
- Dùng phép liệt kê, ss đặc sắc
2. Nội dung
Vốn tri thức sâu sắc giữa DT và nhân loại, giữa vĩ đại và bình dị tạo nên PCHCM
* Ghi nhớ : (SGK/ 8)
Hoạt động 3: Luyện tập (10’)
? Em hãy đọc câu thơ, đoạn thơ viết về phong cách Hồ Chí Minh mà em biết?
- GV đưa ra 1 số bài thơ của t/g để h/s tham khảo.
- “Nơi bác ở sàn mây ,vách gió ...”
? Theo em người có lối sống văn hoá là người ntn?
- Cho h/s thảo luận - cả lớp phát biểu
® GV chốt lại những ý đúng.
Gv cho HS xem đoạn phim tư liệu về HCM…
Trình bày

TL


Quan sát
IV. LUYỆN TẬP
Hoạt động 4: Vận dụng (Về nhà)
- Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giản dị của CT HCM.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (về nhà)
- Học ghi nhớ trong SGK, tìm 5 dẫn chứng thơ văn nói về lối sống giản dị của Bác
- Ôn tập kiến thức về hội thoại, vai xã hội...
- Đọc và trả lời các câu hỏi phần I, II trong SGK, xem các BT...
RÚT KINH NGHIỆM:.................................................................................
 

Đính kèm

  • PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH( tiết 2).docx
    22.3 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top