giáo án Phong cách văn học Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Tài liệu giáo án phong cách văn học Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà, môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2020 - 2021. Xin chia sẻ cùng mọi người.

Ngày soạn:
Ngày giảng:


Tiết 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

(Lê Anh Trà)

I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài giúp học sinh

Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

1. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3. Thái độ, tình cảm:

-Từ lòng kính yêu và lòng tự hào về Bác học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, cảm thụ văn học.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- Giáo viên: Lên kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, ảnh Bác, đọc tư liệu, sưu tầm tranh ảnh.

- Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:
Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của học sinh.

3. Dạy và học bài mới:

A. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu
: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình

- Thời gian: 2 phút

GV: Cho h/s quan sát ảnh Bác.

? Kể tên những văn bản của Hồ Chí Minh mà em đã được học ở lớp 8? Nêu hiểu biết của em về Bác Hồ?

HS: Trả lời...

GV chốt dẫn vào bài: Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy, phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn-một con người của nền văn hoá tương lai. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây phần nào sẽ trả lời cho câu hỏi ấy.

* Điều chỉnh, bổ sung
………………………………………………………………………………………………........
B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: HS nắm được xuất xứ, bố cục và phương thức biểu đạt của bài. HS nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, so sánh đối chiếu.

- Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút

- Thời gian: 30 phút

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác gỉa?
Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng biên tập tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật (nay là tập chí Văn hóa Nghệ thuật) từ năm 1988 đến năm 1993.
Có nhiều chương trinh nghiên cứu vh và KH: Đường vào văn hóa (Tuyển tập chọn lọc), Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam & Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xuất bản 1993.
-Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ, viết chung, Nxb. Giáo dục, 1997.
- GV hướng dẫn đọc: giọng mạch lạc thể hiện niềm tôn kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh .
GV đọc, HS đọc tiếp, GV nhận xét cách đọc của HS.
? Nêu xuất xứ của văn bản?
- HS dựa vào cuối văn bản sgk/7
?Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào?
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
? Em hiểu “phong cách” nghĩa là thế nào?
- Là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử ... tạo lên cái riêng của một người hay một tầng lớp người nào đó.
? Từ cách hiểu đó, em hãy cho văn bản này đề cập đến vấn đề gì?
- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh : Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
? Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy phần?
? Hãy cho biết nội dung của mỗi phần?

- P1: Quá trình hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- P2: Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác.
- P3: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM.
I. Tìm hiểu chung văn bản:
1. Tác giả:
- Lê Anh Trà:
(1927-1999) Quê: tỉnh Quảng Ngãi







2. Văn bản




- Phương thức biểu đạt: nghị luận




- Bố cục: chia 3 phần.
+ P1: Từ đầu ....rất hiện đại.
+ P2: Lần đầu tiên ...tắm ao.
+ P3: còn lại
- Vốn tri thức văn hoá của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng. Ngay trong câu đầu của văn bản, tác giả đó viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh đó tiếp xúc với văn hoá nhiều nước ...
? Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
- Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỉ XX đã đưa Người đến với những tinh hoa văn hóa nhân loại.
(5/6/1911 Bác rời bến cảng nhà Rồng, qua nhiều nước trên TG...)
? Em hãy cho biết bằng con đường nào Người có được vốn tri thức văn hóa nhân loại?
- Đã ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ.
- Đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh.
- Đã từng làm nhiều nghề.
- Người nói, viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Anh, Pháp, Hoa, Nga... -> Đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu với các dân tộc trên thế giới.
GV đưa ví dụ chứng tỏ Người nói, viết thạo nhiều thứ tiếng
- Viết văn bằng tiếng Pháp: Thuế máu,...
- Làm thơ bằng chữ Hán: Tập Nhật ký trong tù
? Sau khi đưa ra những biểu hiện về việc Bác đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, người viết đã nhận xét ntn về Bác?
- Ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Bác.
? Em có đồng ý với nhận định của tác giả không?
? Với HCM, chìa khóa để mở ra kho tri thức nhân loại là gì ?

- Qua công việc lao động mà học hỏi.
- Học đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tiễn.
? Động lực nào giúp Người có được những tri thức ấy?
- Động lực: ham hiểu biết, học hỏi, t́ìm hiểu:
+ Đi nhiều, tiếp xúc nhiều nền văn hoá.
+ Nói, viết thành thạo nhiều ngoại ngữ.
+ Có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc.
+ Học mọi nơi, mọi lúc.
+ Làm nhiều nghề.
? Kết quả là Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức văn hóa nhân loại ở mức ntn?
- Rộng: Từ văn hóa phương Đông đến phương Tây
- Sâu: uyên thâm (có trình độ kiến thức rất sâu)
- Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm.
* GV: Bác đã dày công học tập, rèn luyện không ngừng suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả để có được vốn kiến thức uyên thâm ấy.
? Điều quan trọng là Người tiếp thu một cách có chọn lọc văn hoá nước ngoài. Hãy tìm dẫn chứng minh hoạ?
- Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những tiêu cực của CNTB.
? Từ những tìm hiểu trên đã cho ta thấy vẻ đẹp nào trong con người Hồ Chí Minh ?
GV chốt:
Biết tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại -> Văn hoá mang tinh hoa nhân loại.
- Biết giữ vững các giá trị văn hoá nước nhà
-> Văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
- Có sự đan xen, kết hợp, hài hoà, sáng tạo giữa văn hoá nhân loại với văn hoá dân tộc trong tri thức HCM.
? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là gì?
- Những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc ở Người để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
? Hiểu như thế nào về “những ảnh hưởng quốc tế” và “cái gốc văn hoá dân tộc” của Bác?
- Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại nhưng không làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc.
* GV: Sự độc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sư kết hợp hài hoà những phong cách rất khác nhau, thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh đó là truyền thống và hiện đại, Phương Đông và Phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị....
-> Một sự kết hợp thống nhất và hài hoà bậc nhất trong lịch sử, dân tộc từ xưa đến nay.
? Từ đó chúng ta rút ra bài học gì trong sự hội nhập với thế giới hiện nay?
- Việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là cần thiết, điều đó vừa có ý nghĩa cập nhật, vừa có ý nghĩa lâu dài . Học tập Bác, thế hệ trẻ chúng ta sẽ tiếp thu những cái đẹp, cái hay của văn hoá thế giới đồng thời biết phê phán cái xấu, giữ được bản sắc văn hoá dân tộc mình trong lối sống, trong cách ứng xử hàng ngày.
? Để giúp ta hiểu về phong cách văn hoá Hồ Chí Minh tác giả đã có phương pháp thuyết minh ntn?
Sử dụng đan xen các phương pháp thuyết minh : so sánh, liệt kê, đan xen lời kể, lời bình cùng nghệ thuật đối lập, diễn đạt tinh tế để khéo léo đi đến kết luận, tạo sức thuyết phục lớn.
Gv chốt lại nội dung tiết 1.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh:


































- Hồ Chí Minh là người ham hiểu biết, cần cù, yêu lao động.










- Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.









Điều chỉnh, bổ sung ………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………........
C. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu
: học sinh vận dụng kiến thức đã học vào luyện tập.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp giải thích, nêu và GQVĐ

- Thời gian: 7 phút.

? Vẻ đẹp trong phong cách con người Hồ Chí minh là gì?

Điều chỉnh, bổ sung:................................................................................................ ................................................................................................

D. Hoạt động vận dụng:

-
Mục tiêu : Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề mới trong thực tế.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, nêu vấn đề, động não, gợi tìm.

- Thời gian : 4 phút.

? Nêu những hiểu biết của em về chủ tịch HCM ?

Điều chỉnh, bổ sung ………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………........
E. Hoạt động : Tìm tòi, mở rộng:

-
Mục tiêu:Tìm những nội dung kiến thức mở rộng trong mọi lĩnh vực

- - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, khái quát hoá, hệ thống hoá.

- Thêi gian : 7 phút.

? Tìm đọc những cuốn sách văn học của nhà XBGD viết về HCM?

Điều chỉnh, bổ sung ………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………........
4. Củng cố : GV hệ thống nội dung bài học

? Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh ?


- HCM là người ham hiểu biết, cần cù, yêu lao động.

- HCM tiếp thu văn hóa nhân loại dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.

5. Hướng dẫn tự học

- Soạn bài: Phong cách Hồ Chí Minh

- Tìm hiểu về vẻ đẹp trong cách làm việc của Bác.

………………………………………………………………………………….​





Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 2: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH – Tiếp-

LÊ ANH TRÀ

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Tiếp tục hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; dân tộc và nhân loại; thanh cao và giản dị.

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kỹ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3. Thái độ, tình cảm:

- GD lòng kính yêu tự hào và có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

4. Định hướng phát triển năng lực: Tự học, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, giải quyết vấn đề, thưởng thức cảm tụ văn học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:
Lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị máy chiếu, phiếu học tập cho học sinh, tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo định hướng câu hỏi trong sách giáo khoa theo hướng dẫn của giáo viên.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:


3. Bài mới:

A. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu
: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình

- Thời gian : 2 phút

GV: Ở tiết 1 các em đã đc tìm hiểu văn bản: Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà.

? Hãy nhắc lại nội dung của phần 1?

GV: ở phần 1, tác giả nói về thời kì hoạt động cách mạng của Bác và sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của các nước trên thế giới. Phần sau của văn bản nói về vấn đề gì giờ hôm nay ta sẽ tìm hiểu.

Điều chỉnh, bổ sung…………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………........
B. Hoạt động hình thành kiến thức:

- Mục tiêu
: HS nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

- Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, so sánh đối chiếu, thảo luận.

- Thời gian: 33 phút

Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* GV gọi HS đọc P2 văn bản.
- Cách trình bày ở phần 2 này có điểm khác so với phần 1: làm sáng tỏ nhận định về lối sống của Bác bằng 2 phần rõ rệt: Vừa kể vừa bình luận chung về lối sống đó.
? Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác được tác giả thể hiện trên những khía cạnh nào?
- Nơi làm việc, nơi ở
- Trang phục
- Trong sinh hoạt ăn uống
- Tư trang
Để tìm hiểu Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác lớp sẽ cùng nhau thảo luận nhóm
THẢO LUẬN NHÓM
- Hình thức: 4 nhóm
- Nội dung:
Nhóm 1: Nơi Bác ở và làm việc được tác giả giới thiệu ntn?
Nhóm 2: Trang phục của Bác được miêu tả qua những chi tiết nào ? Em có nhận xét gì về cách mặc của Bác ?
Nhóm 3:- Tác giả giới thiệu ntn trong sinh hoạt ăn uống của Bác?
Nhóm 4: Cuộc sống và tư trang của Bác được miêu tả qua những chi tiết nào?
- Thời gian: 3’
- Các nhóm tự cử nhóm trưởng để điều hành thảo luận, thư kí để ghi lại nội dung thảo luận đã thống nhất.
- Sau thời gian 3’, các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt kiến thức, đánh giá hoạt động của các nhóm.
Nhóm 1: - Căn nhà sàn bên cạnh chiếc ao đã trở thành “cung điện” của vị Chủ tịch nước. Tố Hữu đã viết :
- Nơi Bác ở : sàn mây, vách gió,
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà.

Hoặc : Anh rắt em vào cõi Bác xưa,
Đường xoài hoa trắng, nắng đu đưa,
Có hồ nước lặng soi tăm cá,
Có bưởi, cam thơm, mát bóng dừa...

Nhóm 2: Trang phục của Bác được miêu tả qua những chi tiết nào ? Em có nhận xét gì về cách mặc của Bác ?
Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị,
Màu quê hương bền bỉ đậm đà...
( Tố Hữu)
Nhóm 3: Tác giả giới thiệu ntn về việc ăn uống của Bác?
- Một vị Chủ tịch nước nhưng chỉ ăn những món ăn đạm bạc như thế... đó là những sản vật vừa thân quen, vừa tinh túy của đất Việt tự ngàn xưa chắt lọc lại :
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ cach rau muống nhớ cà rầm tương.
Bài ca dao luôn nhắc ta nhớ những thức ăn giản dị mà đậm hương sắc quê nhà.
- GV dẫn thêm bài : Tức cảnh Pác Bó
Với Bác, cách ăn uống đạm bạc ấy cũng là một cách sống khoa học, tạo cho con người một thể chất lành mạnh, khỏe khoắn :
Chưa năm mươi đã kêu già
Sáu ba, mình nghĩ vẫn là đương trai
Sống quen thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng rộng, ngày dài ung dung.

Hoặc : Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe,
Trần mà như thế kém gì tiên...

Nhóm 4: Cuộc sống và tư trang của Bác được miêu tả qua những chi tiết nào?
- Bác sống một mình, không xây dựng gia đình, suốt cuộc đời hi sinh vì dân, vì nước.
? Tác giả đã bình luận, so sánh, liên tưởng đến cách sống của những ai ?
- Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống ...
-> So sánh cách sống của lãnh tụ Hồ Chí Minh với các lãnh tụ của các nước khác
- Liên tưởng đến cách sống của :
+ Nguyễn Trãi : bậc khai quốc công thần, ở ẩn.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao...

+ Nguyễn Bỉnh Khiêm : làm quan, ở ẩn
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen.

-> So sánh cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa.
? Tại sao Lê Anh Trà lại so sánh Bác với Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm?
- vì hai vị đó là những nhà hiền triết có lối sống giản dị, thanh cao.
? Điểm giống và khác trong phong cách sống của Hồ Chí Minh so với các vị danh nho xưa?
- Điểm giống: Không tự thần thánh hoá, tự làm cho khác người mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mỹ về lẽ sống. (giản dị, thanh cao).
- Khác: Đây là một lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị Chủ Tịch nước, linh hồn dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội. (gắn bó, gần gũi với dân).
? Qua những phương diện trên, em cảm nhận được gì về phong cách sống của Hồ Chí Minh?
- Cách sống giản dị, đạm bạc nhưng vô cùng thanh cao, sang trọng.
GV chốt: ghi bảng
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
- Đây cũng không phải cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm.
- Không tự đề cao mình, không đặt mình lên trên sự thông thường ở đời.
- Đây là lối sống có văn hoá -> một quan niệm thẩm mỹ, cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
=> Nét đẹp của lối sống rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh (gợi cách sống của các vị hiền triết xưa ).
? Trong bài tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi nói về vẻ đẹp trong phong cách sống của Bác?
- tác gỉa đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, kết hợp lời kể với bình luận một cách tự nhiên, cộng với NT đối lập đã làm nổi bật những nét đẹp trong lối sống giản dị thanh cao của Bác.
Đặc biệt tác giả đã sử dụng lối viết so sánh Bác với các nhà nho xưa.
? Từ đó rút ra ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
- Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của các nhà văn hóa dân tộc...
* Thảo luận nhóm:
- Hình thức: nhóm nhỏ theo bàn.
- Nội dung: Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa trong thời kì hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ?
- Thời gian: 3 phút
HS: thảo luận ghi kết qủa vào phiếu học tập.
GV: gọi đại diện một số nhóm trình bày.
* GV chốt:
- Trong việc tiếp thu văn hóa nhân loại ngày nay có nhiều thuận lợi : giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa hiện đại.
- Nguy cơ : có nhiều luồng văn hóa tiêu cực.
=> Phải biết nhận ra mặt xấu, những ảnh hưởng có tính đọc hại. Tuy nhiên, tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc (hiện đại – truyền thống; hòa nhập chứ không hòa tan).
? Làm thế nào để hòa nhập mà vẫn giữ nguyên bản sắc văn hóa dân tộc ?
- Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hóa.
? Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hóa, phi văn hóa ?
- GV nhận xét, kết luận, chuyển ý
I. Tìm hiểu chung văn bản:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh:
2. Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh:






















- Nơi làm việc, nơi ở: nhà sàn nhỏ với những đồ đạc mộc mạc đơn sơ.






- Trang phục: giản dị


- Ăn uống: đạm bạc với những món ăn dân dã.

















- Bác sống một mình, tư trang ít ỏi.









































=> Bác sống giản dị mà vô cùng thanh cao, sang trọng. Đó là lối sống đẹp, rất dt, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh.

















3. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh:























- Lối sống đẹp có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
? Trong bài viết của mình, tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
- Kết hợp giữa kể chuyện, phân tích, bình luận
- Chọn lọc chi tiết tiêu biêủ và sắp xếp chúng một cách mạch lạc.
- Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.
? Nêu giá trị nội dung văn bản ?
- Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
* Điều chỉnh, bổ sung
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
-
Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt cùng các biện pháp so sánh, đối lập.
2. Nội dung:
* Ghi nhớ: SGK (8)
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu
: HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện.
- Phương pháp : Thuyết trình, ...
- Thời gian : 5 phút
? Hãy kể một mẩu chuyện hoặc đọc một bài thơ viết về Bác thể hiện lối sống giản dị thanh cao.
? Điểm cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nêu trong bài viết là :

A - Biết kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa vặn hoá nhân loại
B - Đời sống vật chất giản dị kết hợp hài hoà với đời sống tinh thần phong phú
C - Có sự thừa kế vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa
D - Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới
? Nêu những suy nghĩ của em qua bài viết này. Em học tập được điều gì qua phong cách của Bác?
* Điều chỉnh, bổ sung

IV. Luyện tập









D. Hoạt động: vận dụng

- Mục tiêu :Vận dụng kiến thức đó học vào thức tế

- Phương pháp : vấn đáp, khái quát hoá, hệ thống hoá.

- Thời gian : 2 phút.

Hướng dẫn h/s về nhà viết đoạn văn : trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản: Phong cách HCM.

Điều chỉnh…………………………………………………………………………........
E. Hoạt động: tìm tòi mở rộng

-
Mục tiêu : Tìm những nội dung kiến thức mở rộng trong mọi lĩnh vực

- Phương pháp : vấn đáp, khái quát hoá, hệ thống hoá.

- Thời gian : 2 phút.

Tìm đọc những cuốn sách văn học của nhà XBGD viết về cuộc đời và sự nghiệp của HCM

Điều chỉnh………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………........
4. Hướng dẫn các nội dung tự học

- Học bài cũ

- Chuẩn bị bài : Các phương châm hội thoại



Tài liệu sưu tầm
 

Đính kèm

  • Văn học 9 - Phong cach Hồ Chí Minh - giaoanchuan.doc
    95 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top