Phương pháp thuyết minh, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tuần 12 –Tiết 47:

TLV: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:
Nắm được các phương pháp thuyết minh: đặc điểm và tác dụng.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.

- Rèn luyện khả năng qun sát để nắm bắt được bản chất của sư vật.

- Tích luỹ và nâng cao tri thức đời sống

- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh đê tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu.

- Lựa chọn phương pháp phù hợp như: Định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng hợp lí và hiệu quả các phương pháp thuyết minh.

4.Năng lực: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp bằng Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Soạn giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng

- HS: Đọc trước bài ở nhà.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức
. 1’

Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
8A1​
43
17/11/2018​
8A2​
42
14/11/2018​
8A3​
42
19/11/2018​


2. Kiểm tra kiến thức cũ :

Thế nào là văn bản thuyết minh? Văn bản thuyết minh có những đặc điểm chung gì?

3.Bài mới :

* Hoạt động 1: Khởi động: Thời gian:1phút



Ở tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu về văn thuyết minh, vai trò của nó trong đời sống như thế nào? Vậy làm thế nào để nội dung thuyết minh được rõ ràng có sức thuyết phục mọi người chúng ta cần sử dụng phương pháp nào ? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: Thời gian: 30phút

HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung


- GV y/c HS xem lại các v.bản thuyết minh vừa học.
+ Cây dừa Bình Định + Con giun đất.
+ Vì sao lá cây có màu xanh lục + Huế
? Các văn bản ấy đã sử dụng tri thức gì? Làm thế nào để có được tri thức đó?
- Các tri thức về sự vật (Cây dừa), khoa học (lá cây, con giun đất), lịch sử (khởi nghĩa), văn hoá (Huế)
? Muốn viết một văn bản thuyết minh đạt yêu cầu thì người viết phải chuẩn bị như thế nào (phải làm gì) (cho HS thảo luận – 3p)
- Quan sát đối tượng về hình dáng, kích thước đặc điểm..
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa đối tượng cần thuyết minh với các đối tượng xung quanh (có thể cùng loại hoặc khác loại) với môi trường tự nhiên hoặc xã hội
- Tìm hiểu quá trình phát sinh, phát triển, tồn tại và mất đi (nếu có) của đối tượng.
- Ghi chép những số liệu cần thiết làm cơ sở để tham khảo, chọn lọc khi viết.

* GV
chốt: công việc chuẩn bị gồm (4 ý).
? Vậy theo, việc quan sát, tham quan, học tập, tích luỹ sẽ có ý nghĩa ntn đối với người viết văn bản thuyết minh
? Bằng tưởng tượng, suy luận có thể làm bài văn thuyết minh được không?

(Không thể viết bài văn thuyết minh vì muốn thuyết minh phải quan sát, học tập và tích luỹ tri thức. Thuyết minh thực chất la là cung cấơ tri thức cho người đọc( nghe) về 1 sự vật, hiện tượng nào đó. Và bản thân tri thức có tính khách quan, xác thực, khoa học, đúng đắn; là kết quả của quá trình quan sát, nghiên cứu, tích luỹ chứ k fải 1 lúc mà có thể tưởng tượng ra được.
GV: Để nêu bật đặc điểm bản chất, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng, người ta thường dùng những PP TM nào?
* VD 1 : Huế là một trong những trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn ở Việt Nam
? Câu văn trên được trích từ VB nào.

- VB “Huế” => đã tìm hiểu trong bài” Tìm hiểu chung ...TM”
? Câu văn đã đưa ra nhận xét gì về TP Huế.
- Là 1 trong ........VN.
? Em hãy tìm 1 vài ví dụ để chứng minh “Huế là....VN”
- Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua Nguyễn, chùa Thiên Mụ, Chùa Trúc Lâm...
- Hai di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
? Đây là kiểu câu chúng ta đã học. Hãy khái quát câu trên theo 1 mô hình ngắn gọn nhất.
- A là B
? Câu trên gồm 2 vế:
- Vế nào nêu đối tượng cần thuyết minh: A
- Vế nào nêu lên tri thức về đối tượng: B
GV: Vế B (tri thức) có thể là tri thức về văn hoá, nguồn gốc, thân thế, ...
? Từ “là” biểu thị điều gì - sự phán đoán
* Chú ý: Sự phán đoán phải dựa trên những tri thức đã được xác định là đúng đắn.
? Chúng ta đã tìm được những biểu hiện để chứng minh “Huế là.....VN”
Vậy câu”Huế là.....VN” sẽ có tác dụng gì
- Khái quát, giới thiệu
? Vậy kiểu câu dùng để giới thiệu, khái quát được gọi là kiểu câu gì
- Câu định nghĩa => Định nghĩa là 1 PPTM
? E hiểu thế nào là phương pháp định nghĩa?
- Giới thiệu tổng quát hay quy sự vật cần thuyết minh vào 1 loại nào đó, rồi chỉ ra đặc trưng khu biệt của nó
? Sử dụng phương pháp định nghĩa có tác dụng gìì
- giúp người đọc (nghe) hiểu 1 cách khái quát về đối tượng thuyết minh
? Kiểu câu này thường đứng ở vị trí nào trong bài văn thuyết minh
- đầu bài, đầu đoạn, giữ vai trò giới thiệu.
* BT: Hãy ĐN “Sách là gì?”
- Sách là phương tiện giữ gìn và truyền bá kiến thức.
- Sách là đồ dùng học tập thiết yếu đối với HS.
- Sách là người bạn thân thiết, cung cấp KT cho HS.
* VD 2: Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp.
? Để đưa ra kết luận: “Lá cây.....lục lạp” đòi hỏi người viết phải sử dụng tri thức lĩnh vực nào.
- Khoa học sinh học.
G: Đòi hỏi có cả 1 quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và quan sát trên sự hỗ trợ của các fương tiện kĩ thuật.
? Vậy lá cây có màu xanh lục là do đâu.
- do các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp.
? Người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào để đưa ra kết luận trên.
- Phương pháp giải thích
? Từ ngữ nào biểu thị rõ sự giải thích
- “vì” => phương pháp thuyết minh thứ 2
? E hiểu thế nào là phương pháp giải thích
- Dùng tri thức khoa học giảng giải các đặc điểm, tính năng, công dụng......của sự vật, hiện tượng.
* VD 3:“Cây dừa cống hiến ....nước mắm” – T127
? Nêu nội dung đoạn trích
- trình bày lợi ích của cây dừa
? Đ.văn đã nêu lên những lợi ích gì của cây dừa.
- thân làm máng (máng dẫn nước)
- lá làm tranh (lợp mái nhà)
- cọng làm vách ( đan thành phên, sau đó trát đất)
- gốc làm chõ đồ xôi.....
? Dấu (...) đặt ở cuối đoạn văn chỉ ý gì.
- còn nhiều tác dụng của cây dừa chưa nêu ra hết
? Em có nhận xét gì về tác dụng của cây dừa. - nhiều TD
? Người viết đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để nêu những tác dụng của cây dừa
- Liệt kê
=> Biện pháp nghệ thuật này cũng là 1 PPTM
? E hiểu thế nào là phương pháp liệt kê
- kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất, công dụng.....của sự vật.
G: Chú ý liẹt kê theo 1 trật tự nào đó ( từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài...)
? Sử dụng phương pháp liệt kê có tác dụng gì trong quá trình thuyết minh.
- giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh.
? Hãy cho biét trong các văn bản đã học, có văn bản nào sử dụng phương pháp thuyết minh bằng cách liệt kê
- “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”: Liệt kê tác hại của bao bì nilông.
* VD 4 : “Ngày nay, đi các nước .....đô la” – T127
? đoạn trích có nội dung gì?
- chiến dịch chống thuốc lá, những biện pháp để chống thuốc lá.
? Đoạn trích đã đưa ra những biện pháp gì để chống nạn dịch thuốc lá
- cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng.
- phạt nặng những người vi phạm.
? Trong đoạn trích đã đưa ra mức phạt cụ thể ở Bỉ như thế nào?
- Năm 1987:
+ Vi phạm 1 lần -> phạt 40 đôla
+ Tái phạm -> phạt 500đôla
? Đưa ra mức phạt cụ thể ở nước Bỉ nhằm mục đích gì
- Là 1 ví dụ làm rõ cho ý “fạt nặng những người vi fạm”
? Vậy trong VD, người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? - nêu VD
? Qua VD, Em hiểu thế nào là thuyết minh bawmgf phương pháp nêu VD
- Là dẫn ra những VD cụ thể để người đọc (nghe) tin vào n.dung được thuyết minh.
? Sử dụng p.pháp thuyết minh nêu ví dụ có t/dụng gì cho lời văn thuyết minh.
- thuyết phục người đọc, khiến người đọc tin vào những điều mà người viết đã cung cấp.
* BT: Tìm trong VB “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” ĐT có sd PPTM nêu VD.
- “Đặc biệt bao bì nilông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các ....phổi”.
* VD 5: Theo dõi lại VD 4
? Mưc phạt đối với những người vi phạm việc hút thuốc lá ở Bỉ được quy định bằng hình thức nào.
- phạt tiền
? Cụ thể mức phạt ntn
? Vậy số tiền được quy định bằng con số cụ thể hay chỉ quy định 1 cách chung chung.

- con số cụ thể.
? Quy định mức phạt bằng số tiền cụ thể như vậy sẽ có tác dụng gì.
- có TD răn đe -> Khiến những người vi phạm sẽ không dám tái phạm( lần thứ 2 gấp 10 lần số tiền phạt lần thứ nhất)
? Vậy trong ví dụ, ngoài sử dụng phương pháp nêu VD còn sử dụng phương pháp TM nào khác
? Thế nào là phương pháp dùng số liệu

- Đưa ra các con số chính xác về đối tượng hoặc vấn đề liên quan đến đối tượng thuyết minh
GV: Trong VD, ngoài con số chỉ số tiền phạt cụ thể thì còn con số chỉ số năm có hiệu lực thực hiện quy định này từ năm 1987.
? sử dụng phương pháp dùng số liệu có TD gì
- Tác dụng: Giúp người đọc hình dung rõ quy mô của đối tượng, khẳng định độ tin cậy của tri thức thuyết minh.
*BT: “ Ngã ba Đồng Lộc....cuối cùng”- T129
? Trong đoạn văn sử dụng p.pháp thuyết minh nào? - Dùng số liệu
? Hãy chỉ rõ số liệu ghi trong đoạn văn? Những số liệu đó có ý nghĩa gì
- chỉ rõ địa điểm mà đế quốc Mĩ hay đánh phá.
- Sự đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ.
- Nêu bật ý chí kiên cường, bất khuất của 10 cô gái thanh niên xung phong.
GV: Hình ảnh 10 cô gái đã được đưa vào bộ phim “Ngã ba Đồng Lộc”
* VD 6: “Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS”
? Em thấy nạn dịch thuốc lá và AIDS là những nạn dịch ntn - nguy hiểm đối với sức khoẻ và tính mạng con người.
? Trong câu văn, người viết sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? - So sánh: nặng hơn
-> Mức độ nguy hại của thuốc lá còn cao hơn cả AIDS.
? Vậy trong VD, người viết đã sử dụng p.pháp thuyết minh nào
? Em hiểu thế nào là p.pháp thuyết minh bằng cách so sánh

- So sánh 2 đối tượng cùng loại hay khác loại có những đặc điểm chung nhằm làm nổi bật các đặc điểm, tính chất, mức độ ... của đối tượng cần thuyết minh.
? sử dụng p.pháp thuyết minh so sánh có TD gì
- Tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cho nội dung được thuyết minh.
* B.tập: Tìm tiếp trong VB “ôn dịch thuốc lá” ĐV có sử dụng phương pháp thuyết minh so sánh.
- “Nếu giặc đánh như vũ bão ... ăn dâu”.
* VD 7: Theo dõi lại VB “Huế”- T 115
? Trong VB, người viết đã nêu lên những nét đặc trưng nào về Huế
- Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển.
- Huế đẹp với cảnh sắc sông núi.
- Huế còn có những công trình kiến trúc nổi tiếng.
- Huế được yêu vì những sản phẩm đặc biệt của mình.
- Huế còn nổi tiếng với những món ăn ngon.
- Huế còn là TP đấu tranh kiên cường.
? Em có nhận xét gì về cách trình bày những nét đặc trưng của Huế? Tác dụng
* Gợi ý: 1) Những đặc trưng này được trình bày thành 1 đoạn văn hay mỗi đặc trưng được trình bày thành một đoạn văn)
- mỗi đặc trưng được trình bày tách thành từng ĐV, có kết hợp các chi tiết để bổ sung, làm rõ cho từng đặc trưng một.
2) Cách trình bày chia thành từng ý nhỏ (từng đặc trưng) có tác dụng gì
- giúp người đọc hiểu được 1 cách cụ thể từng nét đặc trưng tiêu biểu của Huế.
? Vậy PP chia đối tượng thuyết minh ra từng mặt, từng khía cạnh để lần lượt thuyết minh được gọi là Phương pháp gì.
? Em hiểu thế nào là thuyết minh bằng phương pháp phân loại.

- Là chia đối tượng TM ra từng mặt của đối tượng 1 cách có hệ thống, cơ sở để từ đó hiểu đối tượng 1 cách đầy đủ, toàn diẹn.
? Sử dụng phương pháp thuyết minh phân loại có tác dụng gì?
- Giúp người đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống, có cơ sở để hiểu đối tượng một cách cụ thể, toàn diện.
* BT: Trái thơm (trái dứa)
- Ngoài những cách dùng thông thường, ta có thể lấy trái thơm vắt nước, hoà với lòng đỏ trứng gà, có tác dụng trị bệnh đau bao tử.
- Lựa những trái thơm chín, gọt vỏ, lấy 1 chút phèn chua giã nát, rắc lên trái thơm, rồi lấy bẹ chuối bó lại đem nướng chín, vắt lấy nước uống, trị được bệnh sỏi thận.
- Cũng trái thơm chín, gọt vỏ xắt thành miếng nhỏ, đem xếp vào tô, rắc đường cát hay đường phèn, đem phơi sương, ăn cả cái lẫn nước, trị ho lâu năm.
? VB trên sử dụng phương pháp thuyết minh nào? - Phân loại:
+ Trị bệnh đau bao tử.
+ Trị bệnh sỏi thận
+ Trị ho lâu năm
* VD 8: Theo dõi lại VB “Huế”
? Để làm rõ từng nét đặc trưng của Huế, người viết sử dụng thao tác gì. - Phân tích
? Hãy chỉ rõ yếu tố phân tích trong một đoạn văn tiêu biểu
- Huế là sự kết hợp hài hoà của núi, sông và biển:
+ lên núi Bạch Mã để đón gió biển.
+ từ đèo Hải Vân có thể nghe tiếng sóng biển rì rào
+ Buổi sáng có thể lên Trường Sơn
+ chiều tắm biển Thuận An
+ Đêm ngủ thuyền sông Hương.
? Vậy để giúp cho việc phân loại được rõ ràng, cụ thể; chúng ta còn cần sử dụng phương pháp thuyết minh nào khác (Phân tích)
? Em hiểu thế nào là thuyết minh bằng phương pháp phân tích.

- Trên cơ sở phân loại thành từng nhóm lớn; bằng sự quan sát, nghiên cứu, người viết sẽ làm rõ, làm cụ thể đặc điểm ...tính chất của đối tượng được thuyết minh.
? sử dụng phương pháp phân tích giúp gì cho quá trình thuyết minh
- làm cho đối tượng được thuyết minh hiện lên một cách cụ thể, sinh động; từ đó giúp người đọc có hình dung một cách chính xác về đối tượng được thuyết minh.
* BT: Tìm trong VB “Ôn dịch thuốc lá”
- “ Chất ni-cô-tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiem trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.”
? Qua tìm hiểu các ví dụ; chúng ta thường dùng nhữngphương pháp nào khi thuyết minh



Xem lại các văn bản

Trình bày




Thảo luận cặp đôi (3p)
Trình bày












Khái quát


Trình bày

Lắng nghe




Đọc ví dụ

Xác định


Xác định

Phát hiện





Tích hợp dọc

Xác định




Trình bày


Trình bày



Xác định


Khái quát



Phân tích


Trình bày






Đọc ví dụ

Phát hiện





Phát hiện

Xác định


Phát hiện

Trình bày


Xem văn bản

Phát hiện




Trình bày

Nhận xét

Phát hiện



Trình bày




Trình bày



Tích hợp ngang



xem ví dụ
Phát hiện


Phát hiện



Trình bày




Phát hiện


Xác định

Khái quát



Trình bày



Làm bài tập


Theo dõi ví dụ
Phát hiện


Phát hiện


Phân tích




Phát hiện

Chốt





Phân tích



Làm bài tập

Phát hiện
Theo dõi ví dụ
Trình bày


Phát hiện

Phát hiện

Chốt

Phân tích
Làm bài tập

Theo dõi ví dụ
Phát hiện
Nhận xét
Xác định
Trình bày
Phân tích
Làm bài tập
Phát hiện
Theo dõi ví dụ
Phát hiện
Phát hiện
Khái quát
Trình bày
Làm bài tập
Khái quát
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh:
1. Quan sát học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh:
a. VD

- Các tri thức về sự vật (Cây dừa), khoa học (lá cây, con giun đất), lịch sử (khởi nghĩa), văn hoá (Huế)
- Quan sát đối tượng về hình dáng, kích thước đặc điểm..
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa đối tượng cần thuyết minh với các đối tượng xung quanh (có thể cùng loại hoặc khác loại) với môi trường tự nhiên hoặc xã hội
- Tìm hiểu quá trình phát sinh, phát triển, tồn tại và mất đi (nếu có) của đối tượng.
- Ghi chép những số liệu cần thiết làm cơ sở để tham khảo, chọn lọc khi viết.
b. Ghi nhớ:








2. Phương pháp thuyết minh:

a. VD:






















* Nhận xét:
- Định nghĩa































- Giải thích




















- Liệt kê


























-Nêu VD






































- Dùng số liệu































-
so sánh:
- phân loại
- Phân tích







b. Ghi nhớ: (Sgk tr.128)
* Hoạt động 3: Luyện tập. Thời gian:10p

? Chỉ ra các pp thuyết minh trong văn bản “Ôn dịch thuốc lá”?
- HS thảo luận cặp đôi
- Gv nhận xét, bổ sung
Thảo luận cặp đôi (4 phút) II. Luyện tập
* Hoạt động 4: vận dụng. Thời gian: 4p
? Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng một trong các pp thuyết minh đã học?
* Hoạt động 5: tìm tòi, mở rộng. Thời gian: 4p
? Sưu tầm một văn bản thuyết minh và chỉ ra các phương pháp thuyết minh sử dụng trong văn bản đó?
Hoàn thiện bài tập, chuẩn bị bài “Đề văn thuyết minh....”
IV. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
686

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top