giáo án Quá trình nội sinh và ngoại sinh; hiện tượng tạo núi (Bài 10 - Cánh Diều - Địa lý 6)

Trần Ngọc

S.Moderator
Nhìn vào bản đồ tự nhiên thế giới, chúng mình có thể nhận ra địa hình bề mặt Trái Đất thật là phức tạp. Trên lục địa, có các dãy núi cao từ 5000 m trở lên, có những cao nguyên rộng lớn, lại có các đồng bằng khá bằng phẳng, có cả những vùng đất thấp hơn cả mực nước đại dương thế giới. Trong lòng đại dương thế giới còn có cả các dãy núi ngầm, vực biển sâu. Do đâu mà địa hình Trái Đất lại phân hóa phức tạp như vậy? Để hiểu rõ hơn các vấn đề này chúng ta vào tìm hiểu bài học hôm nay: “Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi” (Bài 10 – Cánh Diều – Ngữ văn 6).

Quá trình nội sinh và ngoại sinh; hiện tượng tạo núi  (Cánh Diều - Địa lý 6) - giaoanchuan.png


Bài 10. QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH. HIỆN TƯỢNG TẠO NÚI.
(Thời lượng: 01 tiết)


I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

* Năng lực chung
-
Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí
- Nhận thức khoa học địa lí: qua thông tin, hình ảnh, sơ đồ....
- Tìm hiểu địa lí: Nhận biết một số dạng địa hình do quá trình nội sinh, ngoại sinh tạo thành qua hình ảnh.
- Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên: mô tả được quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh; phân tích được mối quan hệ giữa quá trình nội sinh, ngoại sinh với hiện tượng tạo núi.
- Sử dụng công cụ địa lí: khai thác tài liệu văn bản, hình ảnh, sơ đồ mô phỏng hiện tượng tạo núi.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin, liên hệ thực tế; thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn.

2. Phẩm chất
- Có ý thức trong việc bảo vệ các cảnh quan tự nhiên, yêu quý thiên nhiên.
- Tự tin với những hiểu biết của mình trong việc giải thích sự hình thành các dạng địa hình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh ảnh, video clip về các dạng địa hình, cảnh quan tự nhiên.
- Hình 10.1, 10.2 trong SGK.
- Một số dụng cụ thí nghiệm (ví dụ như các cuốn sách dày) cho các hoạt động uốn nếp, đứt gãy.
- Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa.
- Vở ghi.
- Tập bản đồ địa lí lớp 6.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Mở đầu (5 phút)
a. Mục tiêu:

- Tạo cho HS hứng thú với thiên nhiên, muốn tìm hiểu về nguyên nhân và sự khác biệt của các quá trình tự nhiên.
b. Nội dung:
- Học sinh dựa vào hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm:
- Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút suy nghĩ.
- GV: Hướng dẫn, theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS đặc biệt những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- GV
:
+ Yêu cầu đại diện vài HS lên trả lời.
+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).
+ Đáp án: Do quá trình nội sinh và ngoại sinh…..
- HS:
+ Trả lời câu hỏi của GV.
+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4. Kết luận, nhận định

2. Hình thành kiến thức mới


HOẠT ĐỘNG 1: QUÁ TRÌNH NỘI SINH
a. Mục tiêu:
- Hiểu được quá trình nội sinh là gì, nguyên nhân hình thành và các biểu hiện của quá trình nội sinh.
b. Nội dung:
- HS đọc thông tin mục quá trình nội sinh trong SGK trang 141, để tìm hiểu về quá trình nội sinh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV có thể giảng trước: bắt đầu đi từ biểu hiện, kết nối với bài 9 để HS nhận biết các mảng kiến tạo, tạo nên vỏ Trái Đất. Các mảng kiến tạo có sự dịch chuyển theo hai chiều hướng xô vào nhau hoặc tách xa nhau, sự dịch chuyển này đã gây nên những chấn động, kết quả là hình thành các núi cao, vực sâu; cũng có thể gây ra động đất, núi lửa,… Các quá trình dựa trên nguồn năng lượng của khối vật chất lỏng khổng lồ chuyển động trong lòng Trái Đất được gọi là quá trình nội sinh, hiểu đơn giản là những lực được sinh ra trong lòng Trái Đất.
- GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin mục quá trình nội sinh trong SGK, thảo luận theo cặp trong thời gian 3 phút và trả lời câu hỏi:
1. Thế nào là quá trình nội sinh?
2. Quá trình nội sinh được biểu hiện như thế nào?
3. Tại sao các quá trình nội sinh lại làm cho bề mặt Trái Đất trở nên ghồ ghề?

- GV: Cung cấp thêm cho HS hình ảnh một số dạng địa hình chịu tác động của quá trình nội sinh và ngoại sinh ngoài các hình ảnh trong SGK (ví dụ: núi lửa, động đất, …), yêu cầu HS cho biết hình nào thể hiện tác động của quá trình nội sinh.
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV: Gợi ý, theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS: Đọc SGK, suy nghĩ, trao đổi với bạn và nhóm để tự hoàn thành nhiệm vụ, trả lời.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS: Trình bày kết quả.
- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.
(Phần xác định hình ảnh quá trình GV mời đại diện 1 nhóm HS xác định các biểu hiện của quá trình nội sinh).
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.
- HS: Lắng nghe, ghi bài.
1. Quá trình nội sinh
- Là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp manti.
- Quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất.
- Các quá trình nội sinh được thể hiện ở các quá trình tạo núi, hiện tượng núi lửa phun trào, động đất,…Kết quả hình thành các dạng địa hình, làm bề mặt Trái Đất trở nên ghồ ghề (xu hướng nâng cao địa hình).
HOẠT ĐỘNG 2: QUÁ TRÌNH NGOẠI SINH
a. Mục tiêu:
- Hiểu được quá trình ngoại sinh là gì, nguyên nhân hình thành và các biểu hiện của quá trình ngoại sinh.
b. Nội dung:
- HS đọc thông tin mục quá trình ngoại sinh trong SGK trang 141 và 142 kết hợp quan sát hình 10.1, để tìm hiểu về quá trình ngoại sinh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu: Ngoại sinh được hiểu đơn giản là quá trình sinh ra do lực ở bên ngoài Trái Đất như nhiệt độ không khí, gió, nước chảy, cát bay, sóng biển, băng trượt,... Quá trình này cũng làm thay đổi bề mặt Trái Đất, tạo nên nhiều dạng địa hình khác nhau.
- GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin mục quá trình ngoại sinh trong SGK và quan sát hình 10.1, thảo luận theo cặp trong 2 phút và hoàn thành phiếu học tập để phân biệt quá trình nội sinh và ngoại sinh:

PHIẾU HỌC TẬP
So sánh quá trình nội sinh và quá trình
ngoại sinh
Quá trình
Khái niệm
Biểu hiện
Nội sinh
Ngoại sinh
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV: Gợi ý, theo dõi, quan sát, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS: Đọc SGK, suy nghĩ, trao đổi với bạn và nhóm để tự hoàn thành nhiệm vụ, trả lời.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS: Trình bày kết quả.
- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng.
Quá trình
Khái niệm
Biểu hiện
Nội sinhLà các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp manti.Được thể hiện ở các quá trình tạo núi, hiện tượng núi lửa phun trào, động đất,…Kết quả hình thành các dạng địa hình, làm bề mặt Trái Đất trở nên ghồ ghề.
Ngoại sinhLà các quá trình xảy ra trên bề mặt Trái Đất hoặc những nơi không sâu dưới mặt đất với nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ Mặt Trời.Làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất, hình thành các dạng địa hình độc đáo và có xu hướng san bằng, hạ thấp bề mặt địa hình Trái Đất.
+ Quá trình nội lực làm cho bề mặt gồ ghề còn quá trình ngoại lực làm giảm sự gồ ghề đó → đối nghịch nhau.
+ GV mở rộng: Nội lực = ngoại lực địa hình không thay đổi. Nội lực > ngoại lực: địa hình càng gồ ghề. Núi cao hơn, thung lũng sâu hơn. Nội lực < ngoại lực: địa hình bị san bằng, hạ thấp hơn. Ngoài những tác động của nội sinh và ngoại sinh thì con người cũng là một yếu tố làm thay
đổi địa hình bề mặt Trái Đất như xây dựng nhà
cửa, đường sá, làm ruộng bậc thang, đốt rừng.
- GV liên hệ thực tế: ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất: vịnh Hạ Long, động Phong Nha…
- HS: Lắng nghe, ghi bài.

Trên đây là một phần trong bài soạn giáo án: Quá trình nội sinh hoặc ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi (Bài 10 - Địa lý - Sách Cánh Diều). Phần tài liệu giáo án đầy đủ, chi tiết ở file bên dưới, thầy cô cùng tải về nhé! Hi vọng, bài soạn này sẽ là phần tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo. Mong rằng thầy cô thường xuyên ghé thăm giaoanchuan để cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kiến thức hay.
 

Đính kèm

  • Bài 10 Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi.docx
    922.5 KB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:

Trần Ngọc

S.Moderator
Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng núi lửa

1. Quá trình nội sinh
- Là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp manti.

2. Quá trình ngoại sinh
Ngoại sinh được hiểu đơn giản là quá trình sinh ra do lực ở bên ngoài Trái Đất như nhiệt độ không khí, gió, nước chảy, cát bay, sóng biển, băng trượt,... Quá trình này cũng làm thay đổi bề mặt Trái Đất, tạo nên nhiều dạng địa hình khác nhau.

3. Hiện tượng núi lửa
Quá trình tạo núi là kết quả tác động lâu dài, liên tục và đồng thời của những lực sinh ra trong lòng đất (nội lực) và những lực sinh ra ở bên ngoài (ngoại lực).
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top