Tuần 1 - Tiết 4:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn.
- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng
- Rèn cho học sinh kỹ năng viết văn bản thuyết minh.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh thêm yêu, tự hào cảnh đẹp quê hương đất nước và giữ gìn vệ sinh.
4. Năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị KHDH, MC, bảng phụ, bút dạ.
2. Học sinh
- Ôn lại các kiến thức về văn TM đã học ở lớp 8: Khái niệm, mục đích, tính chất, phương pháp...
- Đọc các ví dụ trong Sgk, trả lời các câu hỏi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức (1’)
2. Kiểm tra kiến thức cũ (1’)
- Đưa ra một bài tập ngắn trên MC để giúp HS ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh.
3. Bài mới
RÚT KINH NGHIỆM……………………………………………………………………………………....................................................
....................................................................................................................................................................................
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn.
- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng
- Rèn cho học sinh kỹ năng viết văn bản thuyết minh.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh thêm yêu, tự hào cảnh đẹp quê hương đất nước và giữ gìn vệ sinh.
4. Năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị KHDH, MC, bảng phụ, bút dạ.
2. Học sinh
- Ôn lại các kiến thức về văn TM đã học ở lớp 8: Khái niệm, mục đích, tính chất, phương pháp...
- Đọc các ví dụ trong Sgk, trả lời các câu hỏi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức (1’)
Lớp | Sĩ số | Ngày giảng | Điều chỉnh |
9A1 | 42 | 24/8/2019 | |
9A2 | 42 | 23/8/2019 | |
9A3 | 42 | 23/8/2109 |
2. Kiểm tra kiến thức cũ (1’)
- Đưa ra một bài tập ngắn trên MC để giúp HS ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy | HĐ của trò | Nội dung bài học |
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút) GV cho HS xem đoạn clip giới thiệu về Hạ Long - kì quan thiên nhiên=> nội dung tiết học | Hoạt động chung | |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20’) | ||
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản TM. 1. GV cho HS ôn lại kiến thức về Văn TM ? Văn bản thuyết minh có những t/chất gì ? - Xác thực là tiêu chí hàng đầu. - Ngôn ngữ: Chính xác, chặt chẽ cô đọng và sinh động. ? Mục đích của v/ bản thuyết minh là gì? - Cung cấp tri thức (hiểu biết) k/quan về những s/vật hiện tượng, vấn đề...được chọn làm đ/tượng để thuyết minh. ? Các phương pháp thuyết minh đã học ? 2. GV gọi h/s đọc v/bản SGK/12: ? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng ? Sự kỳ lạ của Hạ Long: Đá và nước ? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đ/ tượng không ? Có ? Đặc điểm ấy có dễ dàng th/minh bằng đo đếm liệt kê không? Không , Đối tượng thuyết minh rất trừu tượng giống như trí tuệ tâm hồn t/cảm ,đạo đức ... ? Quan sát lại văn bản và cho biết văn bản đã vận dụng những phương pháp thuyết minh nào chủ yếu? - Song chủ yếu tác giả sử dụng biện pháp tưởng tượng và liên tưởng. - Tưởng tượng những cuộc dạo chơi , đúng hơn là các khả năng dạo chơi: Thả, buông, chèo lướt, dừng...tuỳ hứng ? Sự kì lạ của Hạ Long có thể thuyết minh bằng cách nào? Nếu chỉ dùng bằng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động đến lạ lùng thì đã nêu được sự kì lạ của Hạ Long chưa? Chưa đạt yêu cầu nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê tác giả thuyết minh kết hợp các phép lập luận. ?Tác giả đã sử dụng BPNT nào để TM sự kì lạ của Hạ Long? - Miêu tả sinh động: “Chính nước làm cho đá sống dậy, làm cho đá vốn bất động, vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể đông đến vô tận và có tri giác có tâm hồn”. Thuyết minh = giải thích vai trò của “nước”: Nước tạo nên sự di chuyển, và di chuyển theo mọi cách. - Thuyết minh bằng phân tích nghịch lý trong thiên nhiên sự sống của đá và nước,sự thông minh của thiên nhiên. - Triết lý: “trên thế gian này, chẳng có gì là vô tri cả. Cho đến cả đá.” ? Từ v/dụ trên em cho biết: Vấn đề thuyết minh như thế nào thì được sử dụng lập luận đi kèm ? - Vấn đề có tính chất trừu tượng, không dễ cảm thấy của đối tượng -> Dùng thuyết minh + Lập luận, tự sự, nhân hoá. ? Tác dụng của các BPNT trong bài văn? ? Qua tìm hiểu VD, có thể thấy tác dụng của các bpnt trong vbtm là gì? * Gọi H/S đọc ghi nhớ | Suy nghĩ & trả lời Trả lời Đọc HS suy nghĩ & trả lời HS suy nghĩ, trả lời HS trả lời HS trả lời | I. TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH 1. Ôn tập văn bản thuyết minh 2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật a, Văn bản Hạ Long đá và nước. b, Nhận xét - Vấn đề TM: sự kỳ lạ của Hạ Long . - Phương pháp thuyết minh: kết hợp giải thích những khái niệm, vận động của nước. - Thuyết minh kếp hợp phép lập luận. - Sử dụng biện pháp nghệ thuật: Miêu tả; so sánh. |
Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút) | ||
Tổ chức cho học sinh luyện tập và củng cố kiến thức: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học giải quyết các bài tập trong SGK và BT củng cố KT qua HĐ cá nhân, hoạt động nhóm. Gọi H/S đọc yêu cầu bài tập GV hướng dẫn học sinh làm bài. Bài tập 1/13: Văn bản: “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh”. a, Văn bản t/chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống : những t/chất chung về họ,giống loài,về các tập tính sinh sống sinh đẻ,đặc điểm cơ thể cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh,phòng bệnh , ý thức diệt ruồi . - Hình thức N/Thuật gây hứng thú cho người đọc. - Định nghĩa: Thuộc họ côn trùng ... - Phân loại: Các loài ruồi - Số liệu: Số vi khuẩn,số lượng sinh sản. - Liệt kê: Mắt lưới,chân tiết ra ... *Các biện pháp N/Thuật: - Nhân hoá - Có tình tiết * T/dụng của các biện pháp N/Thuật: Gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi vừa là chuyện vui,vừa học thêm tri thức . Bài tập 2 (SGK/1 ) Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn: - Đoạn văn nói tập tính của chim cú. - Dưới dạng mới ngộ nhận (Định kiến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ - Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. Bài tập 3 (SBT/7) - Đối tượng thuyết minh: con ếch - Biện pháp NT được sử dụng: Câu đố, miêu tả. | Đọc yêu cầu Thảo luận nhóm theo câu hỏi SGK Đọc VB Làm cá nhân TL theo bàn TL theo bàn | II. LUYỆN TẬP Bài tập 1(SGK/13) Văn bản: “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh”. Bài tập 2 (SGK/15) Đoạn văn nói về tập tính của loài chim cú Bài tập 3 ( SBT/7) Văn bản thuyết minh về con ếch |
Hoạt động 4: Vận dụng (4’) | ||
Làm BT vận dụng trên MC hoặc PHT | HĐ cá nhân | |
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà) | ||
- Sưu tầm tư liệu về chiếc nón lá Việt Nam; cặp sách, bút bi, .... - Chuẩn bị một bài TM hoàn chỉnh để tiết học sau lên trình bày theo 3 nhóm như sau: + Nhóm 1 (Tổ 1): Thuyết minh về chiếc bút bi + Nhóm 2 (Tổ 2): Thuyết minh về chiếc cặp sách + Nhóm 1 (Tổ 1): Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam Yêu cầu: Lập dàn ý Viết bài hoàn chỉnh có sử dụng bpnt: Tự thuật, so sánh, nhân hóa, .... Cuối giờ tất cả nộp lại bài viết đã chuẩn bị. Đọc trước văn bản “Họ nhà kim” trong SGK để thực hành tìm hiểu trên lớp. | ||
....................................................................................................................................................................................