1.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Trẻ biết tách gộp 2 nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 7. Biết đếm theo thứ tự từ 1-7.
- Kỹ năng: Trẻ đếm thành thạo, có kỹ năng, thao tác tách gộp nhanh theo yêu cầu của cô.
- Thái độ: Trẻ hứng thú trong quá trình học. Giáo dục trẻ biết đoàn kết với bạn bè.
2. Chuẩn bị:
- Mô hình sản phẩm các bác nông dân.
- Thẻ số từ 1-7 cho cô và trẻ.
- Mỗi trẻ 7 bắp ngô, 7 củ khoai.
- Trò chơi trên máy tính, cây rau và cây ăn quả, mô hình vườn, cây hoa, chậu
3. Tổ chức hoạt động.
II. Hoạt động ngoài trời:
- HĐCCĐ: Quan sát thời tiết cây cối trong trường.
- TCVĐ: Quay bánh xe, chơi trò chơi dân gian.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
1.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Trẻ biết quan sát các hiện tượng thời tiết, cây cối trong trường nói được đặc điểm thời tiết.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định, kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
- Thái độ:Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, có ý thức giữ gìn đầu tóc quần áo gọn gàng sạch sẽ khi hoạt động ngoài trời.
2. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, vòng, phấn, chóng chóng, lá cây…. Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
3. Tổ chức hoạt động:
1.HĐ1: Gây hứng thú
- Trước khi ra sân, cô điểm danh trẻ, kiểm tra sĩ số, dặn dò trẻ trước khi ra sân, cho trẻ xếp 2 hàng đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” ra sân. Trẻ đọc
2.HĐ2: Quan sát thời tiết, cây cối, thiên nhiên trong sân trường.
- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? Rất mát mẻ, và có năng nhẹ ạ.
- Vì sao ánh nắng mùa thu lại không gay gắt như mùa hè? Vì mùa thu trời mát ạ.
- Còn con con thấy mùa thu thời tiết ntn? Rất trong lành, Rất rễ chịu ạ.
- Cây cối cảnh vật ra sao? Cây cối có nhiều lá vàng, gió thổi vi vu ạ.
- Cô hỏi nhiều trẻ nói lên nhận xét của mình về thời tiết mùa thu, cây cối quanh trường.
- Đúng rồi mùa thu thường xuất hiện những tia nắng vàng nhạt không gay gắt như mùa hè , thời tiết mùa thu cũng rất là rễ chịu, cây cối có nhiều lá vàng, và khi mùa thu hết những chiếc lá vàng chuyển thành những chồi non xanh đấy.
- Thời tiết mùa thu không những con người mà mọi vật đều cảm thấy rễ chịu đấy các con ạ.
- Giaó dục: Các con phải ăn mặc phù hợp với ĐK thời tiết và phải giữ gìn VS cơ thể để tránh mắc các bệnh thường gặp khi giao mùa các con nhớ chưa nào? Vâng ạ
* Trò chơi dân gian
- Cô giới thiệu và hướng dẫn trò chơi dân gian “Chi chi chành chành”:
Cách chơi : 4-5 trẻ 1 nhóm, 1 trẻ làm “cái” xoè bàn tay ra. Các trẻ khác đặt ngón tay vào lòng bàn tay trẻ làm “cái”. Trẻ làm “cái” vừa gõ ngón tay vừa đọc: Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa đứt cương, ba vương ngũ đế, bắt dế đi tìm, ù à ù ập. Đến chữ “ập”, trẻ làm “cái” nắm tay vào để bắt các ngón tay của bạn, nếu ai bị cái bắt thì xoè bàn tay cho các bạn chơi tiếp.
* Trò chơi 2: “Quay bánh xe”
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm( trong đó 1 nhóm nhiều hơn, xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm, quay mặt vào trong. Khi nghe cô gõ xắc xô, trẻ cầm tay nhau chạy thành vòng tròn theo hướng ngược nhau, làm bánh xe quay. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ (cô gõ lúc nhanh lúc chậm để các cháu phản ứng theo đúng nhịp).
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. Trẻ chơi
- Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ.
* Chơi tự do: Cô giới thiệu một số đồ chơi và hướng dẫn trẻ chơi như Chong chóng, nhặt lá xếp hình, chơi đu quay, cầu trượt.
- Cho trẻ chơi các góc theo ý thích.
- Cô bao quát trẻ chơi, chú ý đảm bảo an toàn trong khi chơi.
3.HĐ3: Kết thúc
- Cô tập trung trẻ, kiễm tra sĩ số, nhận xét và cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Ôn củng cố hoạt động sáng, rèn kĩ năng nặn phát triển thẩm mĩ cho trẻ.
- Ôn chữ cái đã học u, ư, i, t, c.
- Cho lần lượt từng bạn lên đọc.
- Động viên khuyến khích trẻ.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
*Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nguồn TH
- Kiến thức: Trẻ biết tách gộp 2 nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 7. Biết đếm theo thứ tự từ 1-7.
- Kỹ năng: Trẻ đếm thành thạo, có kỹ năng, thao tác tách gộp nhanh theo yêu cầu của cô.
- Thái độ: Trẻ hứng thú trong quá trình học. Giáo dục trẻ biết đoàn kết với bạn bè.
2. Chuẩn bị:
- Mô hình sản phẩm các bác nông dân.
- Thẻ số từ 1-7 cho cô và trẻ.
- Mỗi trẻ 7 bắp ngô, 7 củ khoai.
- Trò chơi trên máy tính, cây rau và cây ăn quả, mô hình vườn, cây hoa, chậu
3. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.HĐ1: Gây hứng thú, ôn tập nhận b số 7 - Trò truyện về một số nghề - Giao dục trẻ biết yêu quí kính trọng sản phẩm của nghề. - Cho trẻ quan sát mô hình sản phẩm của nghề nông - Đếm xem có bao nhiêu củ khoai - Đếm xem có bao nhiêu bắp ngô - Cho trẻ lên tìm thẻ số 7 và gắn tương ứng, cho trẻ đọc lại số 7 sau mỗi lần đếm 2.HĐ2: Tách gộp 2 nhóm đối tượng và đếm trong phạm vi 7 * Tách theo ý thích - Trong rổ của các con có gì? - Các con hãy xếp tất số khoai ra thành hàng ngang từ trái qua phải - Đếm xem có tất cả bn củ khoai, đặt thẻ số - Bây giờ các con hãy tách cho cô 7 củ khoai này thành 2 nhóm theo ý thích, và đặt thẻ số tương ứng cho mỗi nhóm. - Cô kiểm tra kết quả trẻ. - Con có thể nói cách tách của mình cho cô và các bạn cùng biết? - Bạn nào có cách tách giống bạn - Còn bạn nò có cách tách khác không? - Bạn naò có cách tách giống bạn. - Tương tự với cách tách khác cô cho trẻ nói lên cách tách của mình. - Bây giờ các con hãy gộp 2 nhóm này lại và đặt thẻ số tương ứng? - Gộp 2 nhóm lại bằng mấy? * Tách theo yêu cầu: - Trong rổ của các con còn có gì nữa? - Xếp tất cả bắp ngô ra trước mặt đếm và đặt thẻ số tương ứng? - Khi cô nói tách nhóm, tách nhóm, tách cho cô 1 nhóm có 1 và 1 nhóm có 6 thì các con sẽ tách cho cô 1 nhóm có mấy, và nhóm còn lại? đặt thẻ số tương ứng mỗi nhóm - Cho trẻ chơi lần 1 tách 1 nhóm 1-6 - Lần 2 tách 1 nhóm 2-5 - Lần 3 tách 1 nhóm 3-4. - Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra kết quả của trẻ. Cho trẻ gộp lại và đếm. - Như vậy khi tách 7 đối tượng thành 2 nhóm có mấy cách tách? - Cách thứ 1: - Cách thứ 2: - Cách thứ 3: - Và khi gộp lại cho ra kết quả bằng mấy? *Trò chơi : Chơi trên máy tính - Cô mời 1 trẻ lên tách cho cô 7 quả cà chua vào 2 rổ, và đóng 2 rổ su hào vào thùng gửi chú bộ đội - Cho trẻ chơi - Động viên khuyến khích trẻ chơi TC2: Trồng cây - Chia lớp thành 2 đội, đội 1 giúp các bác nông dân trông rau và cây ăn quả vào vườn, đúng với số lượng cây qui định trong mỗi ô. - Đội 2 tách số hoa trong vườn vào 2 chậu cảnh. - Cho trẻ chơi - Cô kiểm tra kết qủa chơi của trẻ - Động viên khuyến khích trẻ chơi. 3.HĐ3: Kết thúc - Cho trẻ hát baì, cất dọn đồ dùng ra chơi | - Trẻ trò truyện cùng cô. - Trẻ lắng nghe - 1..7 ạ - 1..7 ạ - Trẻ tìm và gắn thẻ số tương ứng - Có củ khoai ạ - Trẻ xếp - Trẻ đếm và đặt thẻ số 7 - Trẻ tách và đặt thẻ số - Con tách 1 nhóm có 1 và 1 nhóm có 6 - Trẻ giơ tay - Con tách 1 nhóm có 2 và 1 nhóm có 5 - Trẻ giơ tay - Trẻ trả lời - Trẻ gộp và đặt thẻ số 7 - Bằng 7 - có ngô ạ - Trẻ xếp và đặt thẻ số 7 - 1 nhóm có 1 và 1 nhóm có 6 - Trẻ tách và đặt thẻ số - Trẻ gộp và đếm đặt thẻ số 7 - Có 3 cách tách - 1-6 - 2-5 - 3-4 - Bằng 7 - Bạn khánh lên chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ kiểm tra cùng cô - Trẻ hát ra chơi |
- HĐCCĐ: Quan sát thời tiết cây cối trong trường.
- TCVĐ: Quay bánh xe, chơi trò chơi dân gian.
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
1.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Trẻ biết quan sát các hiện tượng thời tiết, cây cối trong trường nói được đặc điểm thời tiết.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định, kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
- Thái độ:Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, có ý thức giữ gìn đầu tóc quần áo gọn gàng sạch sẽ khi hoạt động ngoài trời.
2. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ, vòng, phấn, chóng chóng, lá cây…. Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
3. Tổ chức hoạt động:
1.HĐ1: Gây hứng thú
- Trước khi ra sân, cô điểm danh trẻ, kiểm tra sĩ số, dặn dò trẻ trước khi ra sân, cho trẻ xếp 2 hàng đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” ra sân. Trẻ đọc
2.HĐ2: Quan sát thời tiết, cây cối, thiên nhiên trong sân trường.
- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? Rất mát mẻ, và có năng nhẹ ạ.
- Vì sao ánh nắng mùa thu lại không gay gắt như mùa hè? Vì mùa thu trời mát ạ.
- Còn con con thấy mùa thu thời tiết ntn? Rất trong lành, Rất rễ chịu ạ.
- Cây cối cảnh vật ra sao? Cây cối có nhiều lá vàng, gió thổi vi vu ạ.
- Cô hỏi nhiều trẻ nói lên nhận xét của mình về thời tiết mùa thu, cây cối quanh trường.
- Đúng rồi mùa thu thường xuất hiện những tia nắng vàng nhạt không gay gắt như mùa hè , thời tiết mùa thu cũng rất là rễ chịu, cây cối có nhiều lá vàng, và khi mùa thu hết những chiếc lá vàng chuyển thành những chồi non xanh đấy.
- Thời tiết mùa thu không những con người mà mọi vật đều cảm thấy rễ chịu đấy các con ạ.
- Giaó dục: Các con phải ăn mặc phù hợp với ĐK thời tiết và phải giữ gìn VS cơ thể để tránh mắc các bệnh thường gặp khi giao mùa các con nhớ chưa nào? Vâng ạ
* Trò chơi dân gian
- Cô giới thiệu và hướng dẫn trò chơi dân gian “Chi chi chành chành”:
Cách chơi : 4-5 trẻ 1 nhóm, 1 trẻ làm “cái” xoè bàn tay ra. Các trẻ khác đặt ngón tay vào lòng bàn tay trẻ làm “cái”. Trẻ làm “cái” vừa gõ ngón tay vừa đọc: Chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa đứt cương, ba vương ngũ đế, bắt dế đi tìm, ù à ù ập. Đến chữ “ập”, trẻ làm “cái” nắm tay vào để bắt các ngón tay của bạn, nếu ai bị cái bắt thì xoè bàn tay cho các bạn chơi tiếp.
* Trò chơi 2: “Quay bánh xe”
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm( trong đó 1 nhóm nhiều hơn, xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm, quay mặt vào trong. Khi nghe cô gõ xắc xô, trẻ cầm tay nhau chạy thành vòng tròn theo hướng ngược nhau, làm bánh xe quay. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ (cô gõ lúc nhanh lúc chậm để các cháu phản ứng theo đúng nhịp).
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. Trẻ chơi
- Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ.
* Chơi tự do: Cô giới thiệu một số đồ chơi và hướng dẫn trẻ chơi như Chong chóng, nhặt lá xếp hình, chơi đu quay, cầu trượt.
- Cho trẻ chơi các góc theo ý thích.
- Cô bao quát trẻ chơi, chú ý đảm bảo an toàn trong khi chơi.
3.HĐ3: Kết thúc
- Cô tập trung trẻ, kiễm tra sĩ số, nhận xét và cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
- Ôn củng cố hoạt động sáng, rèn kĩ năng nặn phát triển thẩm mĩ cho trẻ.
- Ôn chữ cái đã học u, ư, i, t, c.
- Cho lần lượt từng bạn lên đọc.
- Động viên khuyến khích trẻ.
- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.
*Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nguồn TH
Sửa lần cuối: