Hà Trang 2021
Thành Viên
- Điểm
- 9,759
Các đơn vị kiến thức cơ bản cần ôn tập phần tiếng Việt ôn thi vào lớp 10. Tôi thiết nghĩ, phần chuyên đề tiếng Việt này cần được dạy luôn ở bài đầu tiên trong chương trình luyện thi vào lớp 10. Xin chia sẻ với thầy cô tài liệu phần tiếng việt – những vấn đề trọng tâm cần nắm vững.
PHẦN TIẾNG VIỆT
NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN NẮM VỮNG
1. Các phương châm hội thoại: 5 phương châm.
a. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
b. Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thự.
c. Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
d. Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
đ. Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị giao tiếp: (Đặc điểm của tình huống giao tiếp)
Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?
3. Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hoại thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
4. Xưng hô trong hoại thoại
- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
5. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
a. Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật lời dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép.
b. Cách dẫn gián tiếp: tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
6. Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách:
- Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
- Tăng số lượng từ ngữ: tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
7. Thụât ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ?
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
- Đặc điểm của thuật ngữ:
+ Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái nịêm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
8. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Ví dụ: Giàu, tôi cũng giàu rồi.
9. Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Các loại tình thái:
a. Tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến: chắc chắn, chắc là, chắc hẳn, hình như, hầu như, khoảng, chừng….
b. Tình thái gắn với ý kiến của người nói: theo ý tôi, theo anh, theo ý ông ấy, theo tôi ...
c. Tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe: à, ạ, đấy ạ, hả, nhé, đâu, nghen, mừ ….
10. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận……)
Ví dụ: Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
11. Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp
Ví dụ: Thưa ông, ông cần gì ạ?
12. Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
Ví dụ:
a. Liên kết nội dung:
- Liên kết chủ đề là các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.
- Liên kết lô-gíc là các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
b. Liên kết hình thức: Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính (phép liên kết) như sau:
- Phép lặp từ ngữ là lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép thế là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép thế thường dùng các phương tiện:
++ Các đại từ
++ Các từ, tổ hợp từ đồng nghĩa, gần nghĩa.
++ Các từ, tổ hợp từ khác nhau (cùng chỉ về một vật, một việc)
- Phép nối là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
+ Phép nối sử dụng:
++ Quan hệ từ: và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi...
++ Từ ngữ chuyển tiếp: bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy …
++ Phụ từ: lại, cũng, lại còn ……
14. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
Trong từ nhiều nghĩa có:
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
15. Các biện pháp tu từ.
a. Các biện pháp tu từ từ vựng.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:
+ Ẩn dụ hình thức.
+ Ẩn dụ cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khái niệm có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Một số quan hệ thường gặp:
- bộ phận – toàn thể
- dấu hiệu – vật có dấu hiệu
- vật chứa đựng – vật bị chứa đựng
- tên riêng – tên chung
- hành động, tính chất – kết quả của hành động tính chất
- số ít – số nhiều
- nơi chốn – con người ở địa điểm, nơi chốn ấy
- cụ thể – trừu tượng
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, dồ vật…. bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,….trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ , tình cảm của con người .
Các kiểu nhân hóa thường gặp:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
b. Các biện pháp tu từ cú pháp.
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Ví dụ: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh)
- Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ cụm từ và câu) nhằm nổi bật ý, biểu đạt cảm xúc và gợi hình tượng nghệ thuật.
Tác dụng: Có khi làm cho mạch văn kéo dài như đợt sóng, nêu bật được mối quan hệ nội tại, tất yếu của sự vật; có khi tăng thêm tính cân đối, nhịp nhàng hài hòa, có tác dụng nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, tình cảm nào đó, làm nổi bật những từ ngữ quan trọng khiến cho lời nói trở nên sâu sắc, thấm thía có sức thuyết phục mạnh.
+ Có nhiều kiểu điệp:
++ Điệp một từ, một ngữ, một đoạn câu, thậm chí cả một câu.
Ví dụ :
(Hồ Chí Minh – Tuyên ngôn độc lập)
Ví dụ: Bài thơ Lượm của Tố Hữu
++ Điệp kết cấu: là sự lặp lại một kiểu câu, một kết cấu cú pháp.
Ví dụ: 8 câu thơ cuối ở đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Ngoài các biện pháp tu từ từ vựng và biện pháp tu từ cú pháp trên còn có một số biện pháp khác, khi lên lớp GV hướng dẫn ôn thêm cho HS.
Xem thêm bài viết: https://gac.giaoanchuan.com/threads...hi-vao-10-cuon-chieu-theo-tung-tac-pham.3083/
Trên đây là phần tổng hợp các kiến thức tiếng việt ôn thi vào 10. Hi vọng, phần tài liệu này sẽ giúp ích được nhiều cho quý thầy cô trong quá trình dạy học.
-----
GAC FORUM suu tam
PHẦN TIẾNG VIỆT
NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN NẮM VỮNG
1. Các phương châm hội thoại: 5 phương châm.
a. Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
b. Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thự.
c. Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
d. Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
đ. Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị giao tiếp: (Đặc điểm của tình huống giao tiếp)
Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?
3. Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hoại thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn
- Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
4. Xưng hô trong hoại thoại
- Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
5. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
a. Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật lời dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép.
b. Cách dẫn gián tiếp: tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
6. Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách:
- Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
- Tăng số lượng từ ngữ: tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
7. Thụât ngữ là gì? Đặc điểm của thuật ngữ?
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
- Đặc điểm của thuật ngữ:
+ Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái nịêm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
8. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Ví dụ: Giàu, tôi cũng giàu rồi.
9. Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Các loại tình thái:
a. Tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến: chắc chắn, chắc là, chắc hẳn, hình như, hầu như, khoảng, chừng….
b. Tình thái gắn với ý kiến của người nói: theo ý tôi, theo anh, theo ý ông ấy, theo tôi ...
c. Tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe: à, ạ, đấy ạ, hả, nhé, đâu, nghen, mừ ….
10. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận……)
Ví dụ: Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
11. Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp
Ví dụ: Thưa ông, ông cần gì ạ?
12. Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
Ví dụ:
Cô bé nhà bên (có ai ngờ )
Cũng vào du kích.
(Giang Nam – Quê hương)
13. Liên kết câu, liên kết đoạn văn:Cũng vào du kích.
(Giang Nam – Quê hương)
a. Liên kết nội dung:
- Liên kết chủ đề là các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.
- Liên kết lô-gíc là các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
b. Liên kết hình thức: Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính (phép liên kết) như sau:
- Phép lặp từ ngữ là lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép thế là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
+ Phép thế thường dùng các phương tiện:
++ Các đại từ
++ Các từ, tổ hợp từ đồng nghĩa, gần nghĩa.
++ Các từ, tổ hợp từ khác nhau (cùng chỉ về một vật, một việc)
- Phép nối là sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
+ Phép nối sử dụng:
++ Quan hệ từ: và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, cho nên, rồi...
++ Từ ngữ chuyển tiếp: bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy thế, vậy mà, đã vậy …
++ Phụ từ: lại, cũng, lại còn ……
14. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
Trong từ nhiều nghĩa có:
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
15. Các biện pháp tu từ.
a. Các biện pháp tu từ từ vựng.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:
+ Ẩn dụ hình thức.
+ Ẩn dụ cách thức
+ Ẩn dụ phẩm chất
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khái niệm có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Một số quan hệ thường gặp:
- bộ phận – toàn thể
- dấu hiệu – vật có dấu hiệu
- vật chứa đựng – vật bị chứa đựng
- tên riêng – tên chung
- hành động, tính chất – kết quả của hành động tính chất
- số ít – số nhiều
- nơi chốn – con người ở địa điểm, nơi chốn ấy
- cụ thể – trừu tượng
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, dồ vật…. bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,….trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ , tình cảm của con người .
Các kiểu nhân hóa thường gặp:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
b. Các biện pháp tu từ cú pháp.
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Ví dụ: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh)
- Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ cụm từ và câu) nhằm nổi bật ý, biểu đạt cảm xúc và gợi hình tượng nghệ thuật.
Tác dụng: Có khi làm cho mạch văn kéo dài như đợt sóng, nêu bật được mối quan hệ nội tại, tất yếu của sự vật; có khi tăng thêm tính cân đối, nhịp nhàng hài hòa, có tác dụng nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, tình cảm nào đó, làm nổi bật những từ ngữ quan trọng khiến cho lời nói trở nên sâu sắc, thấm thía có sức thuyết phục mạnh.
+ Có nhiều kiểu điệp:
++ Điệp một từ, một ngữ, một đoạn câu, thậm chí cả một câu.
Ví dụ :
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
(Hồ Chí Minh – Tuyên ngôn độc lập)
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
……………………………………………..
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen …
(Hoàng Cầm –Bên kia sông Đuống)
++ Điệp đoạn: là sự lặp lại cả một đoạn thơCho ta gửi tấm the đen
……………………………………………..
Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen …
(Hoàng Cầm –Bên kia sông Đuống)
Ví dụ: Bài thơ Lượm của Tố Hữu
++ Điệp kết cấu: là sự lặp lại một kiểu câu, một kết cấu cú pháp.
Ví dụ: 8 câu thơ cuối ở đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Ngoài các biện pháp tu từ từ vựng và biện pháp tu từ cú pháp trên còn có một số biện pháp khác, khi lên lớp GV hướng dẫn ôn thêm cho HS.
Xem thêm bài viết: https://gac.giaoanchuan.com/threads...hi-vao-10-cuon-chieu-theo-tung-tac-pham.3083/
Trên đây là phần tổng hợp các kiến thức tiếng việt ôn thi vào 10. Hi vọng, phần tài liệu này sẽ giúp ích được nhiều cho quý thầy cô trong quá trình dạy học.
-----
GAC FORUM suu tam