Hướng dẫn Tài liệu ôn Văn 9, luyện thi vào 10 cuốn chiếu theo từng tác phẩm

Vũ Hiền

Thành Viên
Điểm
0
Bước sang kì học thứ 2 của năm học, rất nhiều thầy cô cùng các em học sinh lớp 9 đã bắt đầu ôn tập chuẩn bị cho kì thi cuối cùng của cấp THCS và bài thi đầu vào lớp 10.
Kính tặng quý thầy cô giáo bộ tài liệu ôn tập Ngữ văn 9 và luyện thi vào lớp 10 theo từng tác phẩm chính trong chương trình học. Luyện thi theo từng tác phẩm thuộc các chủ đề sẽ dễ dàng hơn cho thầy cô hướng dẫn ôn tập cho học sinh và các em tổng hợp, ghi nhớ kiến thức trọng tâm. Bên cạnh đó khơi gợi sự sáng tạo trong các em với cảm nhận, cảm thụ văn học.




TÀI LIỆU ÔN VĂN 9, LUYỆN THI VÀO 10 CUỐN CHIẾU THEO TỪNG TÁC PHẨM

PHẦN 1: ÔN KIẾN THỨC

CHUYÊN ĐỀ THƠ HIỆN ĐẠI HỌC KÌ I

ÔN TẬP VĂN BẢN: ĐỒNG CHÍ( Chính Hữu)

I, Kiến thức cơ bản


1. Tác giả- Chính Hữu ( 1926 – 2007), tên khai sinh là Trình Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Chính Hữu làm thơ từ năm 1947, thành công chủ yếu về đề tài người lính và chiến tranh, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính, như tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương… Thơ Chính Hữu giản dị và chân thực, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
- Tác phẩm chính : Đầu súng trăng treo ( 1966), Thơ Chính Hữu ( 1977), Tuyền tập Chính Hữu 1988).
- Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.


2. Văn bản
a) Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ Đồng chí được sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Như vậy, bài thơ là kết quả của những trải nghiệm thực và những cảm xúc sâu sa , mạnh mẽ của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.
- Bài thơ được in trong tập Đầu súng trăng treo ( 1966)
b, Phương thức biểu đat: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. (biểu cảm là chủ yếu).
c, Bố cục:ba phần
+ Phần 1: 7 câu đầu: Những cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội
+ Phần 2: 10 câu tiếp: Những biểu niện của tình đồng chí đồng đội
+ Phần 3: 3 câu cuối: Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội
d, Thể thơ: Tự do
e) Đặc sắc nghệ thuật
- Cảm hứng thơ hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường.
- Bài thơ viết theo thể thơ tự do, không nhấn mạnh cái phi thường.
- Bài thơ viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
g) Nội dung :
Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính Cách mạng. Đồng thời còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
3, Ý nghĩa nhan đề văn bản- Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, lí tưởng.
- Đồng chí gợi cảm nghĩ về tình cảm đồng chí, đồng đội. Đó là một loại tình cảm mới, tình cảm đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm tháng cách mạng kháng chiến
- Đồng chí còn là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng, của những người lính, ngời công nhân, người cán bộ từ sau cách mạng.
-> Vì vậy, đồng chí là biểu tượng của tình cảm cách mạng và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.



II.ĐỌC HIỂU

BÀI TẬP 1:


Cho câu thơ: “Quê hương anh nước mặn đồng chua”
a) Chép tiếp 5 câu thơ tiếp theo. Cho biết đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Của ai? Hoàn cảnh sáng tác.
b) Câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
c) Đoạn thơ gợi cho em nhớ tới bài thơ nào cũng viết về tình đồng chí, đồng đội của người lính trong chương trình Ngữ văn 9. Chép lại câu thơ thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của những người lính cách mạng. Cho biết tên tác giả, tác phẩm.
d) Viết đoạn văn khoảng 12 dòng theo cách diễn dịch. Phân tích đoạn thơ trên để thấy được cơ sở bền chặt hình thành tình đồng chí (trong đó có sử dụng câu ghép).
Chép lại và phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép.

Gợi ý :

a, Tự trả lời
b) Câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, hoán dụ.
Cách nói hàm súc, giàu hình tượng, vừa tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng.
Nghệ thuật hoán dụ “súng”, “đầu”: “súng” biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu. “Đầu” biểu tượng cho lí tưởng.
Tả thực tư thế chiến đấu của người linh khi có giặc, tượng trưng chung hành động và lí tưởng của người lính.
Tác dụng: Chính Hữu sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, hoán dụ trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” cho ta thấy sự đoàn kết, gắn bó keo sơn của tình đồng đội, sự gắn kế trọn vẹn cả về lí trí, lẫn lí tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
c) Câu thơ thể hiện cử chỉ thân thiện và tình cảm của người lính cách mạng:
“Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”
Thuộc tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật.
d)
Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn có độ dài khoảng 12 dòng theo lối diễn dịch, qui nạp, hay tổng phân hợp, có một câu ghép
Yêu cầu về nội dung: Cần làm nổi bật nội dụng sau:
- Sự gắn bó của những con người từ những vùng quê nghèo khổ khác nhau: xa lạ- tri kỉ
- Họ cùng chung lí tưởng, mục đích chiến đấu
- Chú ý vào các từ ngữ hình ảnh giàu sức gợi: chung chăn, tri kỉ, súng bên súng, đầu sát bên đầu.
*** Đoạn văn tham khảo:
Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Đồng chí” – Chính Hữu sáng tác năm 1946 đã rất thành công trong việc thể hiện được cơ sở bền chặt hình thành tình đồng chí. Mở đầu là hai câu thơ:“Quê hương anh nước mặn đồng chua, Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Nghệ thuật đối xứng “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” giúp ta hình dung ra những người lính đều là con em của những người nông dân từ các miền quê nghèo khó, hội tụ về đây trong đội ngũ chiến đấu. “Anh với tôi đôi người xa lạ, Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. Từ “đôi” chỉ hai người, hai đối tượng chẳng thể tách rời nhau, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó keo sơn kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn. Từ phương trời tuy chẳng hẹn quen nhau nhưng họ là những người cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ, trong trái tim của họ nảy nở lên những ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tình đồng chí – tình cảm ấy không chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lí trí lẫn lí tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc. “Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Chính Hữu sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ qua từ “súng”, “đầu”, “bên” và nghệ thuật hoán dụ “súng, đầu” đã thể hiện điều đó.Từ “chung” ở đây bao hàm nhiều nghĩa: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng, …“Tri kỉ” cho thấy họ là những đôi bạn thân thiết, luôn sát cánh bên nhau không thể tách rời. Tóm lại, những người lính / tuy xuất thân từ những vùng quê nghèo khó nhưng
CN VN
họ / vẫn chung mục đích, chung một lí tưởng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
CN VN



Hy vọng bộ tài liệu hướng dẫn ôn tập Văn 9 và luyện thi vào 10 sẽ cùng thầy cô đem lại hiệu quả cao trong việc ôn tập cũng như giúp các em có thể đạt thành tích cao trong các kì thi quan trọng sắp tới.
Chúc các quý thầy cô giáo cùng các em có một học kì 2 rực rỡ <3





6343
6344


Link tải full bộ tài liệu:
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Vũ Hiền,
Trả lời lần cuối từ
Sơn Ca VPP,
Trả lời
4
Lượt xem
1,467

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top