Chia Sẻ Tài liệu tập huấn sử dụng SGK "Cánh Diều", môn Tiếng Việt

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt ở lớp 1 Tiếng Việt là môn học bắt buộc trong chương trình tiểu học.

Mục tiêu giáo dục của môn học này ở lớp 1 là:

a) Góp phần thực hiện mục tiêu chung của môn học là hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học cho học sinh (HS), cụ thể là hình thành, phát triển cho HS các kĩ năng đọc, viết, nghe và nói với mức độ căn bản để làm công cụ học các môn học khác và tự học.
Mức độ cần đạt đối với mỗi kĩ năng ở lớp 1 như sau:

- Đọc: Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu; Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn; Tốc độ đọc đạt khoảng 40 – 60 tiếng trong 1 phút; Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ; Bước đầu biết đọc thầm; Hỏi và trả lời được những câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể hiện tường minh; Trả lời được các câu hỏi đơn giản về nội dung cơ bản của văn bản dựa vào gợi ý; Nhận biết được hình dáng, hành động của nhân vật thể hiện qua một số từ ngữ trong câu chuyện dựa vào gợi ý của giáo viên (GV); Nhận biết được lời nhân vật trong truyện; Liên hệ được tranh minh hoạ với các chi tiết trong văn bản; Nêu được nhân vật yêu thích nhất và bước đầu biết giải thích vì sao; Nhận biết được trình tự của các sự việc trong văn bản và hiểu nghĩa của một số tín hiệu đơn giản, gần gũi.

- Viết: Biết ngồi viết đúng tư thế; Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9), biết viết chữ hoa; Đặt dấu thanh đúng vị trí; Viết đúng quy tắc các tiếng mở đầu bằng các chữ c, k, g, gh, ng, ngh; Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình thức nhìn viết (tập chép), nghe viết; Tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ trong 15 phút; Bước đầu trả lời được những câu hỏi như: Viết về ai?, Viết về cái gì, việc gì?; Điền được phần thông tin còn trống, viết được câu trả lời, câu dưới tranh phù hợp với nội dung câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe; Điền được vào phần thông tin còn trống, viết câu nói về hình dáng hoặc hoạt động của nhân vật dưới tranh trong câu chuyện đã học dựa trên gợi ý; Điền được phần thông tin còn trống, viết câu trả lời hoặc viết lại câu đã nói để giới thiệu bản thân dựa trên gợi ý.

- Nghe: Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói (nhìn vào người nói, có tư thế nghe phù hợp); Đặt một vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa rõ; Nghe 3 hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học; Nghe một câu chuyện và trả lời được các câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu?.

- Nói: Nói rõ ràng, thành câu; Biết nhìn vào người nghe khi nói; Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi; Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với đối tượng người nghe; Biết giới thiệu ngắn về bản thân, gia đình, đồ vật yêu thích dựa trên gợi ý; Kể lại được một đoạn hoặc cả câu chuyện đơn giản đã đọc, xem hoặc nghe (dựa vào các tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh); Biết đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được phát biểu; Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những ý nghĩ và thông tin đơn giản.

Thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Tiếng Việt 1 bước đầu hình thành cho HS năng lực văn học, giúp HS cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm, nhân vật, hình ảnh, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho các em.

b) Môn Tiếng Việt ở lớp 1 góp phần phát triển các năng lực chung theo quy định của chương trình, đó là:

- Năng lực tự chủ và tự học: Bước đầu biết cách đọc, cách phát biểu ý kiến trong nhóm, trong lớp; Tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sử dụng và giữ gìn đồ dùng học tập; Tự thực hiện nhiệm vụ học tập; Tự đọc sách và sưu tầm tài liệu học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Bước đầu biết làm việc nhóm; Giao tiếp thân thiện, hợp tác với bạn cùng nhóm, cùng lớp, cùng lứa tuổi trong học tập, lao động, vui chơi; Biết chia sẻ những điều đã học với người thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Bước đầu biết vận dụng những điều đã học để giao tiếp hằng ngày ở trường học, gia đình và cộng đồng.

c) Môn Tiếng Việt ở lớp 1 góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, cụ thể là:
- Yêu nước: Yêu gia đình, quê hương. - Nhân ái: Yêu thích cái đẹp, cái thiện; Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ và người trên; Yêu quý bạn bè; Yêu thích và có ý thức bảo vệ các con vật có ích.

- Chăm chỉ: Có hứng thú học tập, yêu thích lao động.

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống.

- Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường xung quanh; Biết giữ vệ sinh thân thể; Giữ vệ sinh nơi học tập và sinh hoạt; Bảo vệ môi trường xung quanh; Giữ gìn đồ dùng học tập và sinh hoạt.

Tài liệu tập huấn sử dụng SGK "Cánh Diều"
Sưu tầm
 

Đính kèm

  • Tài liệu tập huấn giáo viên môn Tiếng Việt lớp 1-Bộ CÁNH DIỀU.pdf
    781 KB · Lượt xem: 3

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top