Lê May

Thành Viên
Xu
0
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” là câu tục ngữ từ ngàn xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị nhất là đối với những người làm nghề giáo. Việc nắm bắt được tâm lý của học trò mình là cánh cửa giúp cho các thầy cô và học trò trở nên gần gũi, thân thiết với nhau hơn, tạo tiền đề cho quá trình dạy và học thành công. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về tâm lý học sinh cấp 3 và điều giáo viên nên biết là gì? Cùng theo dõi nhé!

Tâm lý học sinh cấp 3 và điều giáo viên nên biết là gì?

5570


Trò chuyện giữa học sinh cấp 3 và giáo viên chủ nhiệm

Tâm lý học sinh cấp 3

Học sinh THPT (cấp 3) là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Đây là các em học sinh trong độ tuổi từ 15 đến 18. Tâm lý của học sinh trong giai đoạn này có sự lưng chừng giữa “trẻ con” và “người lớn” nên giáo viên và phụ huynh cần nắm rõ một số đặc điểm sau:
  • Các em nhận thức về cái tôi và vị trí của mình trong tương lai, mong muốn khẳng định mình, thể hiện cá tính, muốn được quan tâm, chú ý.
  • Các em quan tâm đến nhiều vấn đề trong đời sống tuy nhiên nhận thức về nó vẫn chưa đầy đủ.
  • Nhiều em biết gắn những đặc điểm riêng về thể chất, về tâm lý và khả năng của mình với yêu cầu của nghề nghiệp.
  • Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh. Tình bạn ở độ tuổi này có một ý nghĩa quan trọng, giúp các em học được cách nhận xét, đánh giá về mình. Ngoài ra, bắt đầu xuất hiện tình yêu nam nữ đối với một số em.
OQVC0J9bctcgNp9FToo_EevSd4eNGltbJIIvVRsHgMViAOM-YsMiEXMqHi-kwhIS40qj8uxXJ7dFuNZxOH3EG06hCbJQA9ASI6GzHqzc2EphTto5ffpxKeYykY72diOE-Mf4NC7d


Học sinh cấp 3

Điều giáo viên nên biết

Sau khi nắm bắt được một số đặc điểm tâm lý như trên, điều giáo viên nên biết là tìm ra cách xây dựng mối quan hệ tốt giữa học sinh với giáo viên (với tư cách là người lớn) được dựa trên quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Giáo viên cần tạo điều kiện để các em thỏa mãn tính tích cực, độc lập trong hoạt động; nâng cao tinh thần trách nhiệm của các em bằng cách tổ chức nhiều hoạt động khác nhau. Ngoài ra, cần phối hợp với gia đình các em để giúp các em phát huy được những điểm mạnh của bản thân, khắc phục hạn chế, xây dựng nền tảng tốt cho tương lai.

qgWoLMfY0l_FW3xnZnubglpSRrss6ZuMruOHHHxgouMZavZ-dvPYuu7pLOkee1Ib1X5_bzp2T1uvFpA7TghwKiVwLQUy-u602yZCG0iVBcMFQe_1hiOw7QhCra_jxtBH7s2_7nI6


Hoạt động tuyển sinh do giáo viên các trường tổ chức

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi đã cung cấp về tâm lý học sinh cấp 3 và điều giáo viên nên biết. Hy vọng với những thông tin trên sẽ mang lại nhiều hữu ích cho sự nghiệp trồng người. Cảm ơn đã quan tâm, theo dõi.
 

Sơn Ca VPP

Thành Viên
Xu
0
Chủ yếu phải uốn nắn từ mầm non, khi lên cấp 3 thì tính cách các em gần như đã được định hình rồi nên chỉ có thể khắc phục thôi, không thể thay đổi đc.
 
Sửa lần cuối:

An Thuyen Hygge

Moderator
Thành viên BQT
Các em học sinh cấp 3 đang ở độ tuổi gọi là dẩm dẩm, ương ương; vì các em đang trong thời kì thay đổi, phát triển cả về thể chất và tâm sinh lý. Giai đoạn này các em rất cần có người định hướng ở bên, cần một môi trường tốt.
 

GAC

Vì bài giảng hay!
Xu
0
Học sinh thpt có tâm lý thể hiện cái tôi, muốn được thử thách. Nếu môi trường thử thách tốt, phù hợp thì các em sẽ phát triển tốt.

Còn ngược lại, bị những lời dụ dỗ, thử thách vào các chất kích thích, hoặc trò chơi quá mạo hiểm thì tính cách sẽ thay đổi theo. Và có thể gây những hậu quả xấu.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top