Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, địa lí 12

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Bài 9. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Mô tả được đặc điểm khí hậu nước ta và giải thích nguyên nhân hình thành tính chất nhiệt đới, tính ẩm và gió mùa.

- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu.

- Liên hệ thực tế để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên

- Đánh giá được ảnh hưởng của khí nhiệt đới ẩm gió mùa tới các hoạt động sản xuất và đời sống, đưa ra được các giải pháp phòng chống chủ động và tích cực.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ, Atlat để trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần khí hậu

- Phân tích các bảng số liệu về khí hậu Việt Nam.

- Tính được biên độ nhiệt dựa trên biểu đồ hoặc bảng số liệu về nhiệt độ.

3. Thái độ

- Sống hài hòa với thiên nhiên

- Phát huy được thế mạnh tự nhiên vùng miền qua thành phần khí hậu nhằm khai thác tốt thế mạnh của loại tài nguyên đặc biệt này

4. Năng lực hình thành

- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: tìm kiếm xử lí thông tin qua biểu đồ, đọc bản đồ - tranh ảnh, tổng hơp tư duy theo lãnh thổ, liên hệ thực tế.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV


- Bản đồ khí hậu Việt Nam

- Sơ đồ, Clip mô tả gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ

- Atlat Địa lí Việt Nam, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của HS

-
Atlat Địa lí Việt Nam...

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH



Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Trình bày được những biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.
Dựa vào bản đồ/Átlát xác định các vùng khí hậu và ranh giới miền khí hậu ở nước ta.
Giải thích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa.Nhận xét được sự phân hóa khí hậu ở các khu vực thông qua bảng số liệu/kênh hìnhLiên hệ được ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất ở nước ta và của địa phương


IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tình huống xuất phát (3 phút)

1. Mục tiêu

- Đánh giá khác biệt về khí hậu giữa hai miền Nam Bắc và ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sản xuất.

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc nhóm và khai thác kiến thức từ các phương tiện truyền thông, đặt vấn đề trước một tình huống thực tế.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

Phương pháp thảo luận nhóm/ Kĩ thuật Kipling

3. Phương tiện

Clip giáo viên chuẩn bị sẵn, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu.

4. Tiến trình hoạt động

Bước 1: -
GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm làm chung 1 nhiệm vụ), phát phiếu học tập và cho HS xem clip về bài hát “Gửi nắng cho em”

- Thời gian: 3 phút

PHIẾU SỐ 1

Cho biết nhân vật Anh trong lời bài hát hát đang ở đâu?

Nhân vật này muốn gửi gì cho cô gái?

PHIẾU SỐ 2

Cho biết nhân vật Em trong lời bài hát hát đang ở đâu?

Tại sao sao nhân vật anh lại thương những người thợ cày thợ cấy?

PHIẾU SỐ 3

Cho biết bài hát đang viết vào thời điểm nào trong năm?

Theo em tại sao nhân vật Anh lại nhớ đến đến hoa đào chứ không phải hoa mai?

Bước 2: Học sinh xem clip và trả lời câu hỏi trong thời gian 3 phút.

Bước 3: Học sinh trình bày và bổ sung chéo giữa các nhóm có cùng phiếu học tập.

Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức và vào bài.

B. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (…..phút)

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Nhắc lại được đặc điểm khí hậu nước ta và giải thích nguyên nhân hình thành tính chất nhiệt đới, tính ẩm.

- Kĩ năng: sử dụng Atlat, phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa, tính được biên độ nhiệt...

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Kỹ thuật: Đọc tích cực

- Hình thức: Hoạt động cá nhân

3. Tiến trình hoạt động Nêu câu hỏi định hướng:

CHỨNG MINH KHÍ HẬU NƯỚC TA MANG TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI VÀ ẨM ĐIỂN HÌNH

- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và gạch chân những chi tiết chứng minh khí hậu Việt Nam có tính chất nhiệt đới và tính ẩm, nguyên nhân của tính chất đó.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. GV gọi ngẫu nhiên một số HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung theo vòng tròn, không lặp ý.

- Bước 3: GV bổ sung; nhắc lại kiến thức lớp 10 về sự phân chia các đới khí hậu trên trái đất, hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh, liên hệ kiến thức cũ trong bài số 2 về vị trí địa lý của Việt Nam để giải thích nguyên nhân của tính chất nhiệt và ẩm.





- Bước 4: GV đặt thêm câu hỏi để mở rộng thêm vấn đề cho học sinh “Tại sao Việt Nam không có khí hậu khô hạn như các nước cùng vĩ độ?” theo kĩ thuật khăn trải bàn

- Bước 5: HS làm việc cá nhân trong 1 phút và nhóm trong 2 phút

- Bước 6: GV rút thăm ngẫu nhiên cá nhân trình bày >>> gọi ngẫu nhiên HS khác nhận xét. Thư kí ghi nhanh các nguyên nhân lên bảng.

Bước 7: HS chấm chéo sản phẩm, GV chuẩn kiến thức cho học sinh.

1. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới

- Biểu hiện:
+ Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
+ Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ.
- Nguyên nhân: Nước ta nằm trọn trong vùng nội chí tuyến, trong 1 năm nơi nào cũng có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ lớn.
b. Tính chất ẩm.
- Biểu hiện
+ Lượng mưa nước ta lớn: trung bình từ 1500 - 2000mm. (sườn đón gió 3500 - 4000mm) .
+ Độ ẩm không khí cao trên 80%. Cân bằng ẩm quanh năm dương.
- Nguyên nhân: nằm trong khu vực nhiệt đới, nên lượng bốc hơi lớn, giáp biển Đông, hơi ẩm nhiều. Các yêu tố như gió mùa + địa hình >>> tăng cường tính ẩm
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM GIÓ MÙA CỦA KHÍ HẬU

1. Mục tiêu

- Kiến thức: trình bày được các đặc điểm và tính chất gió mùa; gió tín phong hoạt động ở Việt Nam.

- Kĩ năng: xác định được sự phân chia các miền/vùng khí hậu trên Atlat, nhận xét biểu đồ nhiệt độ lượng mưa

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

Hoạt động nhóm

3. Tiến trình hoạt động

Bước 1: GV Chia lớp thành 4 (hoặc 8 tùy sĩ số HS) nhóm và phát phiếu học tập cho học sinh

NHÓM 1

Nơi xuất phát
Hướng gió chủ yếu
Thời gian hoạt động
Phạm vi hoạt động
Tính chất -
Ảnh hưởng
Gió mùa
Đông Bắc​
? Tại sao vào cuối mùa đông gió mùa đông bắc lại có tính chất lạnh ẩm

NHÓM 2

Nơi xuất phát
Hướng gió
chủ yếu
Thời gian
hoạt động
Phạm vi
hoạt động
Tính chất-
Ảnh hưởng
Gió Tín phong BBC​
? Tại sao gió tín phong đông bắc hoạt động quanh năm nhưng chỉ mạnh lên vào thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió

NHÓM 3

Nơi xuất phát
Hướng gió chủ yếu
Thời gian hoạt động
Phạm vi hoạt động
Tính chất -
Ảnh hưởng
Gió mùa
Tây Nam​
Bắc Ấn Độ Dương
? Tại sao gió Fơn lại ảnh hưởng mạnh mẽ nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ? Ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

NHÓM 4

Nơi xuất phát
Hướng gió chủ yếu
Thời gian hoạt động
Phạm vi hoạt động
Tính chất-
Ảnh hưởng
Gió mùa
Tây Nam​
Cận chí Tuyến Nam bán cầu
? Tại sao gió mùa tây nam xuất phát từ áp cao cận chị Tuyến Nam bán cầu lại có thể gây mưa cho cả Việt Nam trong khi gió xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương thì chỉ gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên?

Bước 2: HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ, trao đổi với bạn bè để hoàn thành phiếu học tập trong 3 phút.

Bước 3: HS các nhóm báo cáo kết quả làm việc; các nhóm nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm, đánh giá sản phẩm, hỏi thêm một số câu hỏi, bổ sung và chuẩn kiến thức.

GV: Bổ sung: vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tín phong ĐN ở NBC hoạt động mạnh vượt qua xích đạo đổi hướng thành TN cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho 2 miền Nam, Bắc, Trung Bộ (tháng IX). Riêng ở Bắc Bộ hướng gió là Đông Nam (do áp thấp BB mạnh hút gió TN đổi hướng thành ĐN)

Nguồn gốc
Thời gian hoạt động
Phạm vi hoạt động
Hướng gió
Tính chất
Hệ quả
Gió mùa mùa đông
Cao áp Xibia​
Từ tháng 11-4​
Miền bắc​
Đông bắc​
Đầu mùa lạnh khô (tháng 11,12,1), giữa và cuối mùa (tháng 2,3) lạnh ẩm​
- Hình thành mùa đông ở miền bắc
- Cuối mùa gây mưa phùn cho Bắc Bộ​
Gió mùa mùa hè
Áp cao Ấn Độ Dương​
Từ tháng 5-7​

Cả nước​
Tây nam​
Nóng ẩm​
- Nóng ẩm ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Nóng khô ở Bắc Trung Bộ
Áp cao cận chí tuyến Nam​
Từ tháng 6-10​
Cả nước​
Tây nam riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam​
Nóng ẩm​
- Nóng và mưa nhiều ở cả miền Bắc và miền Nam.


Nơi xuất phátHướng gió chủ yếuThời gian hoạt độngPhạm vi hoạt độngTính chất
Ảnh hưởng
Gió Tín phong BBCÁp cao cận chí tuyến Bắc bán cầu Đông Bắc Quanh năm nhưng mạnh lên vào thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gióVen biển miền Trung ( Thanh Hóa đến Mũi Dinh) khô nóng nhưng qua biển được cung cấp hơi ẩm nên gây mưa
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU SỰ PHÂN CHIA MÙA KHÍ HẬU (HỆ QUẢ)

1. Mục tiêu

- Kiến thức: phân tích được sự phân hóa khí hậu theo vùng miền của nước ta.

- Kĩ năng: Xác định được các miền/vùng khí hậu, phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa để thấy được sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng đó.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

-
Kĩ thuật “Trò chơi”

- Hình thức: cá nhân; thi đua theo dãy bàn

3. Tiến trình hoạt động

- Bước 1: GV cung cấp bảng dưới đây và các phiếu thông tin, yêu cầu HS dựa vào hình 9.3 hoặc Atlat địa lý trang khí hậu kết hợp SGK để hoàn thành

MIỀN KHÍ HẬU
VÙNG KHÍ HẬU
Phía bắcPhía namBắc trung bộ nam trung bộ
(ven biển miền trung)
Tây nguyên
Ranh giới:
Mùa đông
Mùa mưa
Mùa mưa
Mùa mưa
Thời gian:Thời gian:Thời gian:Thời gian:
Đặc điểm:Đặc điểm:
Mùa hạ
Mùa khô
Mùa khô
Mùa khô
Thời gian:Thời gian:Thời gian:Thời gian:
Đặc điểm:Đặc điểm:
- Bước 2: GV cho HS ở 2 dãy lớp học lần lượt nêu từng ý một trong bảng, nhóm nào nhanh và nhiều hơn thì chiến thắng.

- Bước 3: GV chuẩn kiến thức

* Hoạt động của gió mùa đã dẫn đến sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực:
- Miền Bắc có mùa đông lạnh khô, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; có 2 mùa chuyển tiếp là xuân và thu.
- Miền Nam có 2 mùa khô – mưa rõ rệt.
- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có 2 mùa mưa và khô nhưng mùa mưa lệch về thu đông.
Câu hỏi nâng cao: Tại sao khí hậu nước ta lại có sự phân hóa đa dạng? Sự phân mùa của khí hậu có ảnh hưởng tích cực và hạn chế như thế nào trong sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp ở Địa phương? Cho ví dụ minh họa

=> GV tạo điều kiện cho HS trình bày và khẳng định, khí hậu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến nền NN nhiệt đới nước ta (liên hệ bài 21)

C. LUYỆN TẬP ĐÁNH GIÁ

1. Mục đích (Kiến thức, kĩ năng…)

- Kiến thức: củng cố lại kiến thức về khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta.

- Kĩ năng: sử dụng Atlat, liên hệ thực tiễn.

2.Phương pháp/kĩ thuật

-
Phương pháp: trò chơi “Mảnh ghép bí mật”

- Hình thức: cặp đôi hoặc theo bàn

3. Tiến trình các hoạt động

- Bước 1: GV phát cho mỗi bàn một bộ mảnh ghép và phổ biến luật chơi.

- Bước 2: Học sinh chơi trò chơi, trò chơi kết thúc khi nhóm đầu tiên hoàn thành mảnh ghép bí mật và sẽ được học sinh cộng điểm.

- Bước 3: GV chuẩn kiến thức

V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………
Nguồn: TH




 

Đính kèm

  • Địa lí 12, Bài 9.docx
    34.1 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top