Thuật ngữ, ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tiết 29 - Tiếng Việt:
THUẬT NGỮ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm cơ bản và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.
- Nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong các VBKH công nghệ.
2. Kĩ năng
- Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc hiểu và tạo lập VBKH công nghệ.
3. Thái độ
- Có ý thức hiểu thuật ngữ vận dụng trong quá trình tạo lập văn bản.
4. Năng lực cần đạt
-
Năng lực chung: tư duy, tự quản bản thân, vận dụng,…
- Năng lực chuyên biệt: đọc, đánh giá, nhận xét ...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
KHDH, SGK, SGV, tivi...
2. Học sinh: Soạn bài: Thuật ngữ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
(1’)
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Điều chỉnh
9A1​
1/10/2019
9A2​
03/10/2019
9A3​
1/10/2019
2. Kiểm tra kiến thức cũ(3’): Trình bày sự phát triển của từ vựng?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 (1‘). Khởi động
Y.cầu HS nhắc lại kiến thức đã học ở bài trước, từ đó vào bài mới.
Dẫn dắt, ghi đâù bài lên bảng.
Trả lời
Lắng nghe​
Hoạt động 2 (20’). Hình thành kiến thức mới
Chiếu vd. Gọi HS đọc VD SGK T87.
H: So sánh 2 cách g.thích về nghĩa của từ: nước, muối?
Cách giải thích mà người không có kiến thức chuyên môn hóa học không thể hiểu (C2).


Đọc VD2 và trả lời câu hỏi:
H: Em học các đ.nghĩa này ở những bộ môn nào?
- Các môn: địa, hóa, văn, toán.
H: Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu dùng trong VB nào? - Văn bản khoa học
-> Những đ.nghĩa đó được gọi là thuật ngữ.
H: Vậy em hiểu như thế nào là thuật ngữ?
* Gọi 1 HS đọc ghi nhớ SGK.


Đọc ví dụ



Quan sát
Trả lời

Trả lời


Trả lời
I. Thuật ngữ là gì?
1. Ví dụ
2. Nhận xét

- VD1
+ C1: G.thích dựa vào đặc tính bên ngoài của sự vật -> Cảm tính.
+ C2: G.thích dựa vào đặc tính bên trong của sự vật -> Nghiên cứu khoa học -> Môn hóa.
- VD2
Đó là những định nghĩa ở bốn môn học: địa, hóa, văn, toán.
* Ghi nhớ: (SGK trang 88).
Y.cầu HS đọc tiếp VD trên tivi. (VD2 trang 88 SGK)
- Trong VD a, b hãy cho biết ở VD nào từ "muối" có sắc thái biểu cảm?
H: Những thuật ngữ ở mục I - 2 có nghĩa nào khác không?
H: Trong hai trường hợp trên, từ “muối” có nét nghĩa nào khác nhau?
- Chú ý đến tính chính xác của thuật ngữ. Không còn nghĩa nào khác chỉ có 1 nghĩa như SGK đã giải thích.
- Muối ở VD b; chỉ tình cảm sâu đậm của con người - nó là 1 ẩn dụ.
- Muối ở VD a kg có sắc thái biểu cảm, không gợi lên ý nghĩa bóng bẩy - Từ muối VD a là thuật ngữ.
H: Qua đó, em hiểu thêm đặc điểm gì của thuật ngữ?
Y.cầu HS đọc ghi nhớ 2 - 88.
H: Theo em khi dùng thuật ngữ chúng ta cần chú ý điều gì?
Trang 89 SGK
HS đọc ví dụ
HS trả lời
HS trả lời





Trả lời


Trả lời
II. Đặc điểm của thuật ngữ
1. Ví dụ
2. Nhận xét

- Những thuật ngữ này không có nghĩa khác.
a. Từ “muối” là thuật ngữ chỉ một hợp chất hoá học.
b. Từ “muối” có sắc thái biểu cảm. (dùng theo nghĩa chuyển).
- “Muối” ở VD b; chỉ t.cảm sâu đậm của con người - Là 1 ẩn dụ.
- “Muối” ở VD a không có sắc thái biểu cảm, không gợi lên ý nghĩa bóng bẩy-> Là thuật ngữ. -> Thuật ngữ: biểu thị c.xác k.niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ. Vì vậy thuật ngữ không có tính biểu cảm.

* Ghi nhớ
Hoạt động 3 (20’). Luyện tập
(Chiếu nội dung các bài tập)
Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống? Cho biết mỗi thuật ngữ thuộc lĩnh vực nào?
Nhận xét
H: Trong đoạn trích “Điểm tựa” có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay kg? Ở đây nó có ý nghĩa gì?
Thuật ngữ: “điểm tựa” - 1 thuật ngữ vật lí có nghĩa là điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
Nhận xét.
H: Hãy cho biết: từ “hỗn hợp” nào được dùng như một thuật ngữ, tr.hợp nào được dùng như một từ thông thường?
Y.cầu HS đọc, nêu y/c BT 4, 5?
Đọc

Trả lời,
đọc

Trả lời




Trả lời, làm BT nhóm
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
(Tr.74)
Lực, Xâm thực, Hiện tượng hoá học, Trường từ vựng, Di chỉ, Thụ phấn, Lưu lượng, Trọng lực, Khí áp, Đơn chất, Thị tộc phụ hệ, Đường trung trực.
2. Bài tập 2
“Điểm tựa” kg được dùng như một thuật ngữ (nơi làm chỗ dựa chính) Þ Nói v.trò của người lính đi đầu trên tuyến đầu chống Mỹ.
3. Bài tập 3
a) Hỗn hợp: Thuật ngữ.
b) Hỗn hợp: Từ thông thường.
4. Bài tập 4: Cá không nhất thiết thở bằng mang Þ cá voi, cá heo.
5. Bài tập 5: Hiện tượng đồng âm Þ 2 thuật ngữ trong 2 lĩnh vực KH khác nhau.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi và mở rộng( Thực hiện ở nhà)
- Thuật ngữ thường được dùng trong các VB nào?
- Thuật ngữ khác từ ngữ thông thường ntn?
- Tìm, sửa lỗi do sử dụng thuật ngữ ko đúng trong một VB cụ thể; đặt câu có sử dụng thuật ngữ.
Thực hiện theo yêu cầu​
RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
525

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top