Thực hành: Tìm hiểu về dân cư Ôxtraylia, địa lí 11

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tiết 35

Bài 12: ÔXTRÂYLIA

THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ DÂN CƯ ÔXTRÂYLIA



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Biết rõ thêm về dân cư Ôxtrâylia

2. Kĩ năng

- Phân tích lược đồ, bảng số liệu, xử lí các thông tin cho sẵn

- Lập dàn ý đại cương và chi tiết cho một bài báo cáo

- Trình bày một vấn đề trước lớp trong khoảng thời gian ngắn (5 – 7 phút)

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên


- Bản đồ Địa lí tự nhiên Ôxtrâylia

- Bản đồ kinh tế chung Ôxtrâylia

- Lược đồ phân bố dân cư Ôxtrâylia

2. Chuẩn bị của học sinh

-
SGK, vở, bút

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

- Tổ chức thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức.


Lớp​
Sĩ số​
Ngày dạy​
A1​
A2​
A3​
A4​


2. Kiểm tra bài cũ:


Không

3. Bài mới

GV:
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về dân cư của .Ô-xtrây-li-a qua bài thực hành: “Viết báo cáo và trình bày vấn đề dân cư Ô-xtrây-li-a”, nhiệm vụ của các em trong bài học nay là: Căn cứ vào tư liệu của bài thực hành, bài 11, báo chí và vốn hiểu biết, các em phải làm một bản báo cáo ngắn và trình bày về dân cư .Ô-xtrây-li-a theo dàn ý ở trang 117 SGK.

Hoạt động 1: Cặp/nhóm nhỏ

Bước 1;
GV chia nhóm và yêu cầu HS đọc phần đầu của bài thực hành để nêu nhiệm vụ cần hoàn thành. GV ghi dàn ý báo cáo lên bảng, báo cáo cần làm rõ 3 vấn đề.

1. Số dân và quá trình phát triển dân số.

2. Đặc điểm phân bố dân cư

3. Chất lượng dân cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bước 2; Các cặp hoặc nhóm phân tích tài liệu, viết báo cáo theo dàn ý

GV lưu ý HS: Chỗ cần gạch đầu dòng các dòng các ý, không cần viết thành câu văn hoàn chỉnh.

Hoạt động 2: Cả lớp

Các nhóm trình bày kết quả. Mỗi nhóm trình bày một vấn đề, các nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh nội dung báo cáo.



Nội dung báo cáo cần đảm bảo các nội dung sau:

Tên báo cáo: Tìm hiểu về dân cư Ô-xtrây-li-a

1. Số dân và quá trình phát triển dân số


a. Số dân: ít, 20,4 triệu người (2005)

b. Quá trình phát triển dân số.

- Gia tăng dân số chậm và chủ yếu dựa vào nhập cư

- Thành phần dân nhập cư

+ Trước 1973: người da trắng là chủ yếu

+ Sau 1973: thêm người Châu Á (Nam Á, Bắc Á, Đông Nam Á)

+ Gần đây: 40% dân nhập cư là người châu Á

- Về cơ cấu chủng tộc và tôn giáo:

+ Chủng tộc chủ yếu là người da trắng gốc Âu (chiếm 95%) người bản địa chỉ chiếm 1%.

+ Tôn giáo đa dạng, song chủ yếu là theo đạo Thiên chúa (26%) giáo phái Anh (26%), Cơ Đốc (24%), ngoài ra còn Hồi giáo, do Thái, Phật Giáo.

- Từ năm 1950 - 2005, số dân tăng lên 17 lần, tốc độ tăng không đều giữa các giai đoạn, giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1939 - 1982 (trong 46 năm, dân số dân số tăng nhanh 8,7 triệu người. trung bình tăng 0,2 triệu người/năm.

2. Sự phân bố dân cư

- Phân bố theo không gian lãnh thổ; rất không đều:

+ Mật độ dân số trung bình: 3 người/km2

+ Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng ven biển phía Đông, Đông Nam, Tây Nam: chỉ chiểm 3% diện tích nhưng chiếm 90% dân số, mật độ 10 – 25 người/km2

+ Đại bộ phận lãnh thổ có dân cư thưa thớt: 97% diện tích còn lại.

+ 85% dân số sống ở thành thị, thị trấn.

- Có sự khác nhau về địa bàn cư trú của người bản địa và dân nhập cư.

+ Người bản địa sống ở hoang mạc và phía Tây, Tây Bắc của đất nước.

+ Phía Đông, Đông Nam và Tây Nam là nơi tập trung của dân nhập cư.



- Phân bố lao động theo các khu vực kinh tế

+ Khu vực III (dịch vụ) chiểm tỉ lệ cao nhất: khoảng 70%.

+ Khu vực II (công nghiệp và xây dựng): chiếm vị trí thứ 2.

+ Khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) chiểm tỷ lệ thấp nhất: khoảng 3%.

Tỉ trọng lao động trong các khu vực đang có sự thay đổi: tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực I và II.

3. Chất lượng dân cư

- Trình độ học vấn cao, tỉ lệ phổ cập giáo dục và tốt nghiệp trung học đứng hàng đầu thế giới; chỉ số HDI cao, đứng hạng 3 thế giới (2003: 0,9555).

- Các chuyên gia công nghệ thông tin và tài chính có chất lượng cao.

- Là một trong 10 nước hàng đầu thế giới về lao động kỹ thuật cao.

- Nhiều nhà khoa học

Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Ô-xtrây-li-a



4. Củng cố:


GV hệ thống nội dung bài.

HS đánh giá, cho điểm đối với từng nhóm

5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.

Về nhà hoàn chỉnh bài báo cáo





1. Phiếu học tập số 1

Tên nướcKhu vực IKhu vực IIKhu vực III
In - đô - nê - xi - a
Phi - lip - pin
Campuchia
Việt Nam
Xu hướng toàn khu vực
Thông tin phản hồi cho Phiếu học tập số 1

Tên nướcKhu vực IKhu vực IIKhu vực III
In - đô - nê - xi - a¯
Phi - lip - pin¯ổn định
Campuchia¯
Việt Nam¯
Xu hướng toàn khu vực¯
3. Phiếu học tập số 2

Điều kiện phát triểnSản phẩm chínhCác quốc gia tiêu biểu
Trồng cây công nghiệp
Trồng cây ăn quả
Thông tin phản hồi cho Phiếu học tập số 2

Điều kiện phát triểnSản phẩm chínhCác quốc gia tiêu biểu
Trồng cây công nghiệpĐất ba dan, khí hậu nhiệt đới ẩmCao su, cà phê, hồ tiêuThái Lan, Ma - lai - xi - a, In - đô - nê - xi - a, Việt Nam
Trồng cây ăn quảĐất vườn, đất đồiCây ăn quả nhiệt đớiHầu khắp các nước trong khu vực
4. Phiếu học tập số 3

Điều kiện phát triểnSản phẩm chínhCác quốc gia tiêu biểu
Chăn nuôi
Đánh bắt thuỷ sản
Nuôi trồng thuỷ sản
Thông tin phản hồi cho Phiếu học tập số 3

Điều kiện phát triểnSản phẩm chínhCác quốc gia tiêu biểu
Chăn nuôi- Đất đồi, sông rạch.
- Sản phẩm phụ của lương thực.
Trâu, bò, lợn các loại gia cầmMian ma, Indonexia, Thái Lan, Việt Nam
Đánh bắt TSGiáp biểnCá, tôm, mựcIndonexia, TLan, Philipin, Malaixia, VN
Nuôi trồng TSNhiều vùng nước lợ nước ngọtCá,. tôm, cuaHầu hết các nước trong khu vực
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
958

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top