Thực hành - Vẽ lược đồ Việt Nam, địa lí 12

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Bài 3. THỰC HÀNH – VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

- Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến).

- Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.

2. Kĩ năng
- Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần trên đất liền) và một số đối tượng địa lí.

3. Thái độ
- Thêm tin yêu đất nước, các vùng miền của Việt nam ta.

4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng bản đồ.

+ Năng lực vẽ, xác định kích thước, tỉ lệ bản đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV

- Lược đồ Việt Nam phóng to trên giấy A1 (hình 3).

- Phiếu bốc thăm (cho phương án khởi động 2).

2. Chuẩn bị của HS
- Giấy A4, bút chì, thước kẻ, atlat Địa lí VN.

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vẽ lược đồ Việt Nam
Cách vẽ lược đồ Việt NamVị trí, hình dạng lãnh thổ- Điền vào lược các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Vẽ các con sông chính như sông Hồng, Đồng Nai, Cửu Long,…
- Điền tên các thành phố, thị xã theo yêu cầu.


IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tình huống xuất phát (6 phút)
1. Mục tiêu:

- Giúp học sinh khái quát lại những kiến thức mình đã biết về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

- Tìm ra những vấn đề học sinh chưa biết hoặc còn mập mờ để từ đó bổ sung và khắc sâu kiến thức của bài học.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

  • - Phương án 1: Trả bài cá nhân
  • - Phương án 2: Tổ chức trò chơi: “Tôi là nhà thông thái”
3. Tiến trình hoạt động
- Phương án 1: GV gọi một số học sinh lên trả bài miệng kết hợp với viết bảng để kiểm tra kiến thức.

- Phương án 2:

+ Bước 1: GV chia đều lớp thành 6 nhóm nhỏ.

+ Bước 2: GV nêu nhiệm vụ của trò chơi: Mỗi nhóm sẽ bốc thăm 1 chủ đề trên các lá phiếu GV chuẩn bị sẵn, thảo luận ghi câu trả lời ra giấy trong vòng 2 phút. Trong khi đó GV chia bảng ra thành 6 phần bằng nhau.

+ Bước 3: Các nhóm cử đại diện ghi câu trả lời lên bảng trong vòng 1 phút.

+ Bước 4: GV tổng hợp kết quả, nhóm có nhiều câu trả lời nhất sẽ là nhóm chiến thắng và được hô vang khẩu hiệu “Chúng tôi là nhà thông thái”

  • Các chủ đề:
  • Liệt kê tên các dòng sông dài trên 10km ở nước ta.
  • Liệt kê tên các ngọn núi có độ cao trên 1000m.
  • Liệt kê tên các tỉnh giáp biển của nước ta.
  • Liệt kê tên các tỉnh có biên giới với nước ngoài.
  • Liệt kê tên các hòn đảo lớn của nước ta.
  • Liệt kê các sân bay ở nước ta (cả quốc tế và nội địa).
  • (Các nhóm được quyền sử dụng Atlat)
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: VẼ KHUNG LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM (20 phút)
1. Mục tiêu:

- Biết cách và vẽ được khung lược đồ nước ta

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân/Cả lớp

3. Phương tiện:
- Giấy A4, dụng cụ vẽ.

- Hình 3 phóng to

4. Tiến trình hoạt động

  • Bước 1: Vẽ khung ô vuông.
GV hướng dẫn HS vẽ khung ô vuông gồm 32 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8). Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (3,4 cm).

  • Bước 2: Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).
  • Bước 3: Vẽ từng đường biên giới (vẽ nét đứt - - -), vẽ đường bờ biển (có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ).
  • Bước 4: Dùng các kí hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa (ô E8).
  • Bước 5: Vẽ các sông chính. (Các dòng sông và bờ biển có thể tô màu xanh nước biển).
HOẠT ĐỘNG 2: ĐIỀN TÊN CÁC DÒNG SÔNG, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ,… LÊN LƯỢC ĐỒ ( 7 phút)
1. Mục tiêu:

- Xác định được vị trí các dòng sông, thành phố, núi,... trên bản đồ đất nước

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Cá nhân/Cả lớp

3. Tiến trình hoạt động

  • Bước 1: GV quy ước cách viết địa danh.
+ Tên nước: chữ in đứng.

+ Tên thành phố, quần đảo: viết in hoa chữ cái đầu, viết song song với cạnh ngang của khung lược đồ. Tên sông viết dọc theo dòng sông.

  • Bước 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam xác định vị trí các thành phố, thị xã. Xác định vị trí các thành phố ven biển: Hải Phòng: gần 210B, Thanh Hoá: 19045'B, Vinh: 18045'B, Đà Nẵng: 160B, Thành phố Hồ Chí Minh l0049'B...
Xác định vị trí các thành phố trong đất liền:

+ Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuộc đều nằm trên kinh tuyến l08oĐ.

+ Lào Cai, Sơn La nằm trên kinh tuyến l040Đ.

+ Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lai Châu đều nằm trên vĩ tuyến 220B.

+ Đà Lạt nằm trên vĩ tuyến 120B.

  • Bước 3: HS điền tên các thành phố, thị xã vào lược đồ.
  • Bước 4: HS điền tên các dòng sông lớn vào lược đồ.
HOẠT ĐỘNG 3: ĐÁNH GIÁ (8 PHÚT)
1. Mục tiêu

- Tổng kết, đánh gái quá trình làm việc của học sinh.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Chấm điểm sản phẩm

3. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV chấm điểm sản phẩm của học sinh ở 2 nhóm:

+ Nhóm 1: hoàn thanh nhanh và xung phong nộp bài.

+ Nhóm 2: GV gọi ngẫu nhiên HS nộp bài chấm điểm theo quan sát quá trình làm việc của HS (nhất là các HS lơ là, không tích cực làm bài).

- Bước 2: GV nhận xét một số bài vẽ của HS, biểu dương những HS có bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần phải sửa chữa.

C. Hoạt động luyện tập (4 phút)

1. Mục tiêu:
- Hề thống hóa lại kỹ năng vẽ biểu đồ, xác định vị trí trên bản đồ.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Cá nhân

3. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV yêu cầu học sinh dựa vào atlat, vẽ hình dạng lãnh thổ của địa phương mình đang sinh sống (tỉnh/thành) vào đúng vị trí trên lược đồ.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát và hướng dẫn HS làm bài.


D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (…..phút)

  • HS về nhà hoàn thiện bài thực hành.
  • Chuẩn bị trước bài 6, đi học mang theo atlat.
V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………..
Nguồn: TH
 

Đính kèm

  • Địa lí 12, Bài 3.docx
    26.7 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top