Thuyết minh một thể loại văn học, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 15, tiết 59- TLV:

THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:


- Thấy được sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh

- Vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại đẻ làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học

2. Kĩ năng:

- Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học

- Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học

- Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.

- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.

3. Thái độ:

- Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: Soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng

2. HS: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi trong Sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1.ổn định tổ chức
. 1’

Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
8A1​
43
/12/2018​
8A2​
42
/12/2018​
8A3​
42
/12/2018​


2. Kiểm tra bài cũ: 5’ H. Nêu cách làm bài văn thuyết minh .

3.Bài mới :

* Hoạt động 1: Khởi động: Thời gian: 1phút

? Bài văn thuyết minh về chiếc xe đạp thuộc kiểu thuyết minh nào?

Các em đã được tìm hiểu cách thuyết minh về một thứ đồ dùng, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thuyết minh về một thể loại Văn học.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:Thời gian: 30 phút



Hoạt động của GV
HĐ của HS
ND bài học



H. Kể tên những bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú?

* Gọi Học sinh đọc 2 bài thơ vừa học (Giáo viên treo bảng phụ ).
?Hãy xác định thể loại và đ.tượng của đề bài?
-Thể loại:Thuyết minh
- đtượng:một văn bản theo thể thơ TNBC
H. Xác định số tiếng, số dòng trong các bài thơ ?
- Số dòng (số câu):8 dòng
- Số tiếng( số chữ ) trong 1 dòng : 7 tiếng
? số tiếng có thể thêm bớt được không?Vì sao?
?Xác định bằng trắc cho bài:

" Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"
?Xác định bằng trắc cho bài :
"Đập đá ở Côn lôn " .
- Nếu tiếng thứ 2 của câu 1 là vần BàB.thơ làm theo vần B
- Nếu tiếng thứ 2 của câu 1 là vần T àB.thơ làm theo vần T
?Xác định đối, niêm giữa các dòng.
-Đối ở cặp câu Thực và Luận (đối cả ý lẫn thanh)
Xách búa đánh tan năm bảy đống
T T T B B T T
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
B B T T T B B
àCác tiếng 1,3,5: bất luận (có thay đổi đc)
Các tiếng 2,4,6: phân minh (không thể thay đổi)
?Xác định vần , cách ngắt nhịp.
- Hiệp vần ở tiếng cuối của các câu1,2,4,6,8
- Nhịp:2/2/2(4/3)
?Bố cục như thế nào?
- Bố cục: gồm 4 phần:+Đề (C1+2)
+Thực (C3+4)
+Luận (C5+6)
+Kết (C7+8)
?Theo em thể thơ này có ưu và nhược điểm gì?
- Ưu điểm: tề chỉnh về âm thanh,đăng đối nhịp nhàng (về vần), có vẻ đẹp hài hoà cân đối cổ điển, nhạc điệu trầm bổng phong phú
- Nhược điểm: gò bó về câu chữ, niêm, luật
? Từ phân tích trên, em hãy nêu những hiểu biết của em về thể thơ thất ngôn bát cú ?
?Dựa vào quan sát em hãy lập dàn ý cho đề bài?

I. Mở bài:
Thể thơ thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật, được các nhà thơ Việt Nam ưa chuộng.



II. Thân bài: Đặc điểm của thể thơ.
- Số câu, số chữ: 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Quy luật bằng trắc: Tiếng thứ 2 câu 1 là thanh bằng là bài thơ thể bằng, thanh trắc là bài thơ thể trắc. Thường theo luật “Nhất tam ngũ bất luận. nhị tứ lục phân minh”.
- Cách gieo vần: Thường là vần bằng gieo cuối các câu 1,2,4,6,8.
- Cách ngắt nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3.
- Ưu điểm: hài hoà, cân đối, nhạc điệu trầm bổng phong phú.
- Nhược điểm: gò bó vì có nhiều ràng buộc.
III. Kết bài: là một thể thơ quan trọng, nhiều bài thơ hay được làm bằng thể thơ này, ngày nay vẫn còn được ưa chuộng
GV: Nội dung của phần kết bài
- Ngoài việc khái quát vấn đề còn có thể bộc lộ cảm xúc về thể thơ cổ này
GV lưu ý: không nhất thiết tuân theo trình tự trên, có thể phát triển tuỳ theo sự hiểu biết, sắp xếp sao cho hợp lí
? Nhắc lại bước làm lập dàn ý cho đề văn: thuyết minh về 1 thể loại văn học ?
? Các đặc điểm của thể loại VH phải có sự lựa chọn ntn
- Những đặc điểm tiêu biểu quan trọng, cần có những ví dụ cụ thể làm sáng rõ các đặc điểm ấy.



Trình bày
Đọc


Xác định


Phát hiện


Phân tích








Thảo luận cặp đôi (3p)
Trình bày




Xác định


Trình bày




Thảo luận cặp đôi (2p)
Trình bày

Khái quát

Lập dàn bài
Trình bày



















Lắng nghe





Trình bày

Trình bày


I-Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
* Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú
1.Quan sát văn bản


- Số dòng (số câu):8 dòng
- Số tiếng (số chữ) trong 1 dòng : 7 tiếng
- Cả bài: 56 tiếng








- Đối ở cặp câu Thực và Luận (đối cả ý lẫn thanh)




- Hiệp vần ở tiếng cuối của các câu1,2,4,6,8
- Nhịp:2/2/2(4/3)
- Bố cục:gồm 4phần:
+ Đề (C1+2)
+ Thực (C3+4)
+ Luận (C5+6)
+ Kết (C7+8)






2. Lập dàn ý
1. Mở bài :

- Thơ TNBC là 1 thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật, được các nhà thơ VN rất yêu chuộng.
2. Thân bài :
- Nêu các đặc điểm :
+ Số câu, chữ.
+ Quy luật bằng trắc.
+ Gieo vần .
+ Ngắt nhịp.
-Nhận xét: ưu, nhược điểm .
+ ưu: Vẻ đẹp hài hoà, cân đối, cổ điển
+ Nhược điểm: Gò bó, ràng buộc.
3. Kết bài :
Cảm nhận về vẻ đẹp của thể thơ








*Ghi nhớ
* Hoạt động 3: luyện tập. Thời gian:10 phút


Gọi hs đọc yêu cầu BT 2?
?tìm những gợi ý cần thiết cho việc lập dàn bài TM đặc điểm của truyện ngắn?
Lập dàn ý đề: Thuyết minh về thể loại truyện ngắn.
I. Mở bài: Định nghĩa về truyện ngắn.
II. Thân bài:
+ Đặc điểm: dung lượng nhỏ, nhân vật và sự kiện ít, cốt truyện diễn ra trong một không gian thời gian hạn chế, kết cấu thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề.
+ Ưu điểm: Tuy ngắn nhưng có thể đề cập đến những vấn đề lớn của cuộc đời.
(Dẫn chứng từ các truyện ngắn Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng )
III. Kết bài: thể loại này sẽ mãi mãi tồn tại trong cách viết của các nhà văn.

Đọc
Thảo luận cặp đôi (5p)
Trình bày














II-Luyện tập
BT2
Bước 1
: Định nghĩa truyện ngắn là gì?
Bước 2 : Giới thiệu các yếu tố của truyện ngắn.
1. Tự sự :
a -Là yếu tố chính, quyết định cho sự tồn tại của truyện ngắn.
b - Gồm :
- Sự việc chính và NV phụ.
2.Miêu tả, biểu cảm, đánh giá
- Là yếu tố bổ trợ, giúp cho chuyện ngắn sinh động, hấp dẫn .
- Thường đan xen vào các yếu tố tự sự.
3. Bố cục, lời văn, chi tiết.


* Hoạt động 4: vận dụng
? Khi TM về thể loại văn học người viết cần nắm chắc những đặc điểm nào?
- bằng, trắc, vần, niêm, ngắt nhịp, thể loại...
- Hs trình bày, nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 5: tìm tòi, sáng tạo
- Thời gian: 3p
? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ lục bát?
Số câu, số chữ, vần, nhịp.

- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- HS tiếp tục về nhà hoàn thiện
Học ghi nhớ. Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho bài tập
-Yêu cầu soạn bài mới: Hướng dẫn đọc thêm VB: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Muốn làm thằng Cuội, Hai chữ nước nhà
Rút kinh nghiệm:........................................................................................................................
 

Đính kèm

  • THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC.docx
    23.9 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top