Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Giáo án địa lý 12-Tiết 13 Thiên nhiên phân hóa đa dạng
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên: Đặc điểm cơ bản của mỗi miền; Nhận thức được thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên mỗi miền.
2. Kỹ năng
- Đọc, phân tích bản đồ, bảng số liệu.
- Khai thác kiến thức từ bản đồ, Atlat.
3. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ TNVN, (- Bản đồ hành chính Việt Nam)
2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức – 1p
2. Kiểm tra bài cũ – 5 p:
Vùng Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây có sự khác nhau như thế nào về tự nhiên?
3. Tiến trình – 35p
Hoạt động 1: Khởi động
Gọi 1-2 HS hát bài tình ta "biển bạc đồng xanh", "Tơ hồng" để thấy được sự đa dạng của thiên nhiên nước ta.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hình thức: Nhóm
Phương pháp: thảo luận, khai thác hình ảnh, đàm thoại., thuyết trình.
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 4: Vận dụng
Hãy so sánh đặc điểm địa hình và khí hậu giưa miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Nam Trung bộ và Nam Bộ.
Hoạt động 5: Tìm tòi sáng tạo
Tìm hiểu sự khác biệt về cảnh quan thiên nhiên giữa 3 miền địa lí tự nhiên.
4. Tổng kết, đánh giá - 3p
- GV hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy tổng kết nội dung bài học
--> chốt lại nội dung của bài
5. Hướng dẫn học ở nhà -1p
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Vẽ lược đồ Việt Nam trên giấy A4
Giáo án địa lý 12-Tiết 13 Thiên nhiên phân hóa đa dạng
THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tiết 3)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên: Đặc điểm cơ bản của mỗi miền; Nhận thức được thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tự nhiên mỗi miền.
2. Kỹ năng
- Đọc, phân tích bản đồ, bảng số liệu.
- Khai thác kiến thức từ bản đồ, Atlat.
3. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ TNVN, (- Bản đồ hành chính Việt Nam)
2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức – 1p
Lớp 12 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Vùng Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây có sự khác nhau như thế nào về tự nhiên?
Trường Sơn Tây - Địa hình đón gió biển TN- Mưa nhiều mùa hè đón gió mùa TN; Mùa đông khô (gió Tín phong ĐB) | Trường Sơn Đông - Mưa nhiều thu - đông (đón gió ĐB); Mùa hè khô (gió Lào) |
Hoạt động 1: Khởi động
Gọi 1-2 HS hát bài tình ta "biển bạc đồng xanh", "Tơ hồng" để thấy được sự đa dạng của thiên nhiên nước ta.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hình thức: Nhóm
Phương pháp: thảo luận, khai thác hình ảnh, đàm thoại., thuyết trình.
HĐ CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CHÍNH | ||||
Bước 1: Chia nhóm - giao nhiệm vụ (từ tiết học trước- yêu cầu cá nhân làm việc ở nhà) - Nhóm 1: Tìm hiểu Miền Bắc và ĐB Bắc Bộ - Nhóm 2: Tìm hiểu Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Nhóm 3: Tìm hiểu Nam Trung Bộ và Nam Bộ * Nội dung tìm hiểu - Phạm vi - Địa chất - Địa hình - Khí hậu - Sông ngòi - Khoáng sản - Thổ nhưỡng – sinh vật Bước 2: HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến 7p Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức | 4. Các miền địa lí tự nhiên: 3 miền địa lí tự nhiên (nội dung trong bảng sau) | ||||
Yếu tố | MB và ĐB Bắc Bộ | Miền TB và Bắc Trung Bộ | Miền nam trung bộ và Nam Bộ | ||
Phạm vi | Tả ngạn Sông Hồng, gồm vùng núi ĐB và ĐB sông Hồng | Từ sông Hồng -> dãy Bạch Mã | Từ dãy Bạch Mã trở vào | ||
Địa chất | - Quan hệ với nền Hoa Nam về cấu trúc địa chất, kiến tạo - Tân kiến tạo nâng lên | - Quan hệ với cấu trúc địa chất, địa hình nền Vân Nam - Tân kiến tạo nâng lên | - Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn; các cao nguyên ba dan | ||
Địa hình | - Hướng cánh cung (4 cánh cung) - ĐH đồi núi thấp, TB 600m - ĐB bắc bộ mở rộng, bờ biển phẳng, nhiều vịnh đảo | - ĐH núi cao và TB ưu thế, địa hình chia cắt mạnh - Hướng ĐH: TB- ĐN - Nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, ĐB giữa núi - ĐB thu nhỏ, nhiều vũng vịnh, cồn cát, bãi tắm | - Các khối cổ Kontum, các núi, cao nguyên ở cực NTB và Tây Nguyên hướng vòng cung - Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ (dẫn chứng) - ĐB duyên hải thu hẹp; ĐB nam bộ hạ thấp bằng phẳng | ||
Khí hậu | - Mùa hạ nóng, mưa nhiều - Mùa đông lạnh, ít mưa - Thời tiết biến động, bão đầu mùa | - Gió mùa ĐB yếu; số tháng lạnh < 2 tháng - BTB có gió fơn TN - Bão mạnh, bão chậm dần từ Bắc vào Nam, - mùa mưa vào thu-đông (VIII-XII;I). Lũ tiểu mãn tháng VI | - KH cận xích đạo; nhiệt độ TB >250C - 2 mùa mưa, khô rõ rệt - Mùa mưa ở NB và TN: V – XI; ĐB ven biển: IX – XII | ||
Khoáng sản | Giàu KS: Than, sắt, chì, thiếc, bạc, VLXD | KS chỉ có thiếc, sắt, apatit, Crôm, VLXD | - Bôxit ở Tây Nguyên - Dầu mỏ, khí đốt | ||
Sông ngòi | - Sông ngòi dày đặc - Hướng TB-ĐN; vòng cung | - Hướng TB-ĐN; miền trung hướng T-Đ, sông dốc => thuỷ điện | - 3 hệ thống sông: sông ven biển, sông Mê Công, sông Đồng Nai | ||
Sinh vật | Đai cận nhiệt đới hạ thấp | Có đủ các đai | TV cận xích đạo gió mùa chiếm ưu thế | ||
Hoạt động của GV, HS | Nội dung hướng dẫn |
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trình bày đặc điểm chính về địa hình, khí hậu và động thực vật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ | Mức độ nhận thức: thông hiểu – vận dụng Hướng dẫn trả lời - Địa hình: Miền này có cấu trúc địa chất – địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ (dẫn chứng) - Khí hậu cận xích đạo gió mùa. Điều này được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt độ năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt. - Động thực vật: phát triển rừng, cây họ Dầu với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng... Ven biển phát triển rừng ngập mặn với các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu vùng ven biển nhiệt đới, xích đạo ẩm. Dưới nước giàu cá, tôm. |
Hãy so sánh đặc điểm địa hình và khí hậu giưa miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Nam Trung bộ và Nam Bộ.
Hoạt động 5: Tìm tòi sáng tạo
Tìm hiểu sự khác biệt về cảnh quan thiên nhiên giữa 3 miền địa lí tự nhiên.
4. Tổng kết, đánh giá - 3p
- GV hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy tổng kết nội dung bài học
--> chốt lại nội dung của bài
5. Hướng dẫn học ở nhà -1p
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Vẽ lược đồ Việt Nam trên giấy A4