Tiết 14 bài 13 -Thực hành Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi,Địa lý 12

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Giáo án địa lý 12-Tiết 14
Bài 13: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:


Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức đã học về địa hình, sông ngòi.

2. Kỹ năng:

- Đọc bản đồ sông ngòi, địa hình, xác định đúng các địa danh trên bản đồ.

- Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi, đỉnh núi.

3. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;

- Năng lực chuyên biệt:
Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ TNVN, (- Bản đồ hành chính Việt Nam), - Bản đồ trống

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức -1p.


Lớp 12Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
2. Kiểm tra bài cũ:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trình bày đặc điểm chính về địa hình, khí hậu và động thực vật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Mức độ nhận thức: thông hiểu – vận dụng

Hướng dẫn trả lời


- Địa hình: Miền này có cấu trúc địa chất – địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ (dẫn chứng)

- Khí hậu cận xích đạo gió mùa. Điều này được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt độ năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

- Động thực vật: phát triển rừng, cây họ Dầu với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng... Ven biển phát triển rừng ngập mặn với các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu vùng ven biển nhiệt đới, xích đạo ẩm. Dưới nước giàu cá, tôm.

3. Tiến trình – 35 p

Hoạt động 1: Khởi động


- Gọi HS, dựa vào SGK xác định yêu cầu của bài thực hành.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nội dung 1: Xác định một số dãy núi, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ - 20p

Hình thức: Nhóm

Phương pháp: thảo luận, khai thác hình ảnh (bản đồ, Atlat)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS​
NỘI DUNG CHÍNH​
Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ
Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trang 13 – 14, quan sát:
Nhóm 1: Xác định các dãy núi
Nhóm 2: Xác định các cao nguyên
Nhóm 3: Xác định các đỉnh núi
Nhóm 4: Xác định các dòng sông
Bước 2: Các nhóm cùng thảo luận thời gian 5 phút.
- Khi thảo luận: các nhóm thống nhất và ghi nội dung của mình vào vở
Bước 3: Gọi HS lên bảng xác định, chỉ bản đồ
HS khác nhận xét
GV nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa.
1. Xác định một số dãy núi, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ

a. Các dãy núi, cao nguyên:
- Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã; Các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
- Các cao nguyên đá vôi
- Các cao nguyên ba dan
b. Các đỉnh núi: Phanxipang, Khoan La San, Pu Hoạt, Tây Côn Lĩnh…
c. Các dòng sông: sông Hồng, sông Chảy, sông Đà, sông TB…sông Tiền, sông Hậu
Nội dung 2: Điền vào lược đồ trống

Phương án 1: Hình thức: cặp

Phương pháp: đàm thoại, phát vấn.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS​
NỘI DUNG CHÍNH​
Cả lớp
Yêu cầu học sinh điền các nội dung theo đề bài vào lược đồ Việt Nam đã chuẩn bị trên giấy A4 (nhiệm vụ giao từ tiết trước)

GV: Chuẩn xác kiến thức, chỉ lỗi sai cho Hs
2. Điền vào lược đồ trống


- Các cánh cung: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
- Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã.
- Các đỉnh núi: Tây Côn Lĩnh, Phanxipang, Ngọc Linh, Chư YangSin
Phương án 2: Hình thức: cặp/nhóm

Phương pháp: trò chơi

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS​
NỘI DUNG CHÍNH​
Bước 1: Giáo viên hoặc yêu cầu HS chuẩn bị trước giấy dán màu xanh, đỏ cắt:
- hình tam giác nhỏ - kí hiệu đỉnh núi
- đoạn dài hơi cong – kí hiệu dãy núi

Bước 2: HS lên bảng dán vào vị trí đúng trên bản đồ trống
Nhóm có thể luân phiên và chỉnh sửa.
Bước 3: Hs nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét, chỉ lỗi sai cho HS, chốt lại vấn đề.
(nếu có)
2. Điền vào lược đồ trống



- Các cánh cung: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
- Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã.
- Các đỉnh núi: Tây Côn Lĩnh, Phanxipang, Ngọc Linh, Chư YangSin.
Hoạt động 3: học sinh tự điền các nội dung đã được hướng dẫn vào lược đồ Việt Nam đã giao từ tiết học trước, hoàn thiện nội dung bài thực hành

4. Đánh giá:

- Giáo viên chốt lại nội dung của bài

- Nhận xét tinh thần học tập của học sinh

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Tìm hiểu trước bài sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Gợi ý nội dung: Tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân, giải pháp
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời
0
Lượt xem
521

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top