Giáo án văn học
Thành Viên
- Điểm
- 0
Tiết 15 ĐẠI TỪ
1. Kiến thức : Nắm được khái niệm đại từ. Các loại đại từ tiếng việt
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng đại từ
3. Thái độ: Có ý tưởng sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp
1. Giáo viên: Soạn GA, cuốn “ Ngữ văn nâng cao7 ”.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
C – PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, phát vấn, nhóm học tập......
D- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hãy gọi tên cho sự vật cô đang cầm trên tay – Phấn; Gọi tên tính chất của bông hoa – Đỏ; Gọi tên cho hoạt động mà bạn vừa thực hiện – Phát biểu. Như vậy danh từ, động từ, tính từ đã làm tên gọi của sự vật, tính chất, hoạt động. Có một từ loại mà nó không làm tên gọi cho sự vật, tính chất, hoạt động … mà nó trở thành một công cụ để chỉ ra (trỏ) sự vật, tính chất, hoạt động. Tiết học này ta cùng tìm hiểu.
4. Củng cố, hướng dẫn
BTVN : 4, 5 (57) ; Chuẩn bị bài : Tạo lập văn bản.
A.NỤC TIÊU CẦN ĐẠT |
1. Kiến thức : Nắm được khái niệm đại từ. Các loại đại từ tiếng việt
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng đại từ
3. Thái độ: Có ý tưởng sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp
B .CHUẨN BỊ |
1. Giáo viên: Soạn GA, cuốn “ Ngữ văn nâng cao7 ”.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
C – PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, phát vấn, nhóm học tập......
D- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hãy gọi tên cho sự vật cô đang cầm trên tay – Phấn; Gọi tên tính chất của bông hoa – Đỏ; Gọi tên cho hoạt động mà bạn vừa thực hiện – Phát biểu. Như vậy danh từ, động từ, tính từ đã làm tên gọi của sự vật, tính chất, hoạt động. Có một từ loại mà nó không làm tên gọi cho sự vật, tính chất, hoạt động … mà nó trở thành một công cụ để chỉ ra (trỏ) sự vật, tính chất, hoạt động. Tiết học này ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên – học sinh | Nội dung cần đạt |
*Gọi HS đọc các VD a, b, c, đ (SGK, 54) ? Từ “ nó ” ở VD a, b trỏ ai, trỏ con vật gì? ? Nhờ đâu em biết được nghĩa của 2 từ “ nó ” trong hai đoạn văn này? * GV giảng từ “ trỏ ” : không trực tiếp gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất mà chỉ dùng như một công cụ để chỉ ra sự vật, hoạt động, tính chất nào đó được nói đến. - Muốn hiểu được nghĩa của từ “ nó ” phải dựa vào SV, HĐ, TC… được nói đến trong câu. ? Từ “ thế ” trong đoạn văn thứ ba trỏ sư việc gì? Nhờ đâu em hiểu nghĩa của từ “ thế ” trong đoạn văn này? ? Từ “ ai ” trong bài CD dùng để làm gì? - “ ai ” dùng để hỏi. ? Theo em đại từ được dùng để làm gì? ? Các từ “ nó, thế, ai ” trong các đoạn văn trên giữ vai trò ND gì trong câu? - Đại từ có thể giữ vai trò : a.CN c. BN b. ĐN d. CN ? Các từ như vậy gọi là đại từ .Thế nào là đại từ ? Đọc ghi nhớ (SGK, 55) * Gọi HS đọc II 1(SGK, 55) ? Các đại từ “ tôi, tao, tớ, chúng tôi,…” trỏ gì? Đặt câu? -Trỏ người, SV, dùng để xưng hô. ? Các đại từ “ bấy, bấy nhiêu ” trỏ gì? Đặt câu -Trỏ số lượng ? Các đại từ “ vậy, thế ” trỏ gì? Đặt câu ? Các đại từ : ai, gì,… hỏi về gì? Đặt câu ? Sao, thế nào,… hỏi về gì? Đặt câu *HS khái quát thành ghi nhớ (SGK, 56) | I.Thế nào là đại từ 1.VD (SGK, 54 – 55) - a, nó : trỏ “ em tôi ” - b, nó : trỏ “ con gà của anh Bốn Linh ” =>Dựa vào các từ ngữ ,các ngữ cảnh của chúng - “ Thế ” trỏ việc mẹ nói chia đồ chơi. - Dựa vào sự việc trên trong câu. =>Dùng để chỉ một đối tượng người nào đó =>Dùng để trỏ ,sự vật ,hoạt động tính chất ….được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi =>Từ nó (a)và từ ai (d)giữ chức vụ chủ ngữ trong câu Từ nó ở ví dụ (b) giữ chức vụ phụ ngữ của danh từ tiếng Từ thế ở ví dụ (c) giữ chức vụ phụ ngữ cho động từ nghe 2. Ghi nhớ 1 (SGK, 55) II.Các loại đại từ 1.Đại từ dùng để trỏ =>Chỉ người hoặc sự vật (nên còn gọi là đại từ xưng hô ) =>Trỏ số lượng số ít ;số nhiều ) - Trỏ hoạt động, tính chất của sự việc. 2. Đại từ để hỏi - Hỏi về người sự vật - Hỏi về số lượng - Hỏi về hoạt động, tính chất cảu sự việc Ai ở đây dùng để hỏi người ,sự vật không xác định được ,do đó ai ở đây là đại từ nói trống (phiếm chỉ ) * Ghi nhớ 3 (SGK, 56) III. Bài tập BT1 a. + Ta, tao, tôi : ngôi 1 số ít + Mày : ngôi 2 số ít + Nó, hắn : ngôi 3 số ít + Chúng tôi – ta : ngôi 1 số nhiều + Chúng mày : ngôi 2 số nhiều + Chúng nó, họ : ngôi 3 số nhiều b. “ Mình ” 1 : ngôi 1, số ít “ Mình ” 2 : ngôi 2, số ít BT2 (57) * Chú ý : Khi xưng hô, một số danh từ như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, … cũng được SD như đại từ xưng hô VD : + Hỏi một em nhỏ : Anh của em có nhà không? + Đứa nhỏ nói : Con mời ông vô ăn cơm. BT3 (57) - Ai đấy? - Sao lại thế nào? - Bao giờ anh đi? - Trong lớp bạn thấy bao nhiêu người? - Bao nhiêu tiền một quyển vở? |
BTVN : 4, 5 (57) ; Chuẩn bị bài : Tạo lập văn bản.