Tiết 15 Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, địa lý 12

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Giáo án địa lý 12 Tiết 15 - Bài 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức

- Biết được sự suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, đất; một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
- Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam.
2. Kỹ năng
- Phân tích các bảng số liệu về sự biến động của tài nguyên rừng, sự đa dạng sinh học và đất ở nước ta.
- Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên ở địa phương.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng và bảo vệ tài nguyên.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác;Năng lực giao tiếp;
- Năng lực chuyên biệt:
Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tư duy lãnh thổ
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên

Bản đồ TNVN, Átlát
Các hình ảnh về chặt phá rừng, đốt rừng, chim thú quý cần được bảo vệ;
Máy tính, máy chiếu
2. Học sinh: Vở ghi, vở bài tập, Átlat, tìm hiểu nội dung liên quan đến bài học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức

Lớp 12Ngày dạy: ……………....Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ………………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Tiến trình
Hoạt động 1: Khởi động

Yêu cầu học sinh chú ý tìm ra nội dung được đề cập đến trong bài hát " Một rừng cây, một đời người" của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, nội dung đó được thể hiện qua những câu hát nào?
Cho HS nghe 1 đoạn trong bài hát.- sử dụng video trình chiếu.

"... Cây đã mọc từ thuở nào
Trên đồi núi thật cằn khô,
Cây có hiểu vì sao
Chim thường kéo về làm tổ..."
"...Có một cây là có rừng
Và rừng sẽ lên xanh rừng giữ đất quê hương!...)

Vào bài

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nội dung 1: Tìm hiểu sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật


Hình thức: Nhóm, cả lớp

Phương pháp: nhóm (thảo luận), khai thác hình ảnh, số liệu, đàm thoại, trình chiếu

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV​
NỘI DUNG CHÍNH​
B1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:
Trình chiếu Slide 3
- Nhóm 1,3: Phân tích sự biến động của TN rừng:
Tiêu chí
Nội dung
Biểu hiện
Nguyên nhân
Ý nghĩa bảo vệ
N rừng
Biện pháp

Gợi ý: biểu hiện Nhận xét sự thay đổi TN rừng qua các giai đoạn 1943, 1983, 2005.


- Nhóm 2,4: Tìm hiểu sự đa dạng sinh học
Tiêu chí
Nội dung
Biểu hiện
Nguyên nhân
Biện pháp

B2: HS tìm hiểu theo phân công
B3: Đổi nội dung tìm hiểu giữa các nhóm.
B4: Đại diện các nhóm trình bày; nhóm khác nhận xét bổ sung
B5: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhận xét hoạt động của các nhóm

Hình ảnh và nội dung minh họa từ slide 4 đến 25




Đến năm 2005 trồng 5tr ha nâng độ che phủ 43%
2012: 13,9 triệu ha rừng.


















I. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật



1. Tài nguyên rừng

a. Biểu hiện
Sự suy giảm tài nguyên rừng thể hiện ở sự suy giảm diện tích và chất lượng rừng.
- Diện tích rừng:
1943 – 1983: Tài nguyên rừng suy giảm nghiêm trọng
1983 – 2005: Tăng dần trở lại
Diện tích rừng tăng nhưng năm 2005 thấp hơn diện tích rừng năm 1943
- Chất lượng rừng suy giảm: 1943 diện tích rừng giàu 10 triệu ha(70% diện tích rừng) đến nay chủ yếu rừng mới phục hồi chưa khai thác được

b, Nguyên nhân
- Do chặt phá, khai thác rừng bừa bãi
- Cháy rừng,
- Gần đây trồng rừng phát triển trở lại
c, Ý nghĩa bảo vệ tài nguyên rừng
- Kinh tế: Cung cấp gỗ, nguyên liệu cho CN, cho XD, tiêu dùng, dược phẩm…
Phát triển du lịch sinh thái
- Môi trường: Chống xói mòn đất, điều hoà nguồn nước, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu.

d, Biện pháp
- Nâng độ che phủ rừng chung lên 45-50% (miền núi 70-80%)
- Quy hoạch và phát triển rừng phù hợp:
Đối với rừng phòng hộ: Có KH, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống đồi trọc.
Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
Đối với rừng sản xuất: Đảm bảo duy trì, phát triển rừng (diện tích, chất lượng)
- Triển khai luật bảo vệ TN rừng cho nhân dân.

2. Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học đang bị suy giảm​

a. Biểu hiện
- Suy giảm đa dạng sinh học:
+ Sinh vật nước ta phong phú về thành phần loài, nguồn gien quý, hiếm.
+ Số lượng loài đang suy giảm nghiêm trọng, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (SGK)
b, Nguyên nhân
- Khai thác TN rừng ->Làm nghèo đa dạng sinh học
- Ô nhiễm MT sống (MT nước)
- Đánh bắt bừa bãi
c, Biện pháp
- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành sách đỏ
- Quy định khai thác gỗ, động vật, thuỷ sản
Nội dung 2: Tìm hiểu sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

Hình thức: Cá nhân

Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, khai thác số liệu, trình chiếu

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV​
NỘI DUNG CHÍNH​

Từu slide 26 - 32

- Hiện trạng SD tài nguyên đất?


- Sự suy thoái TN đất ở nước ta hiện nay biểu hiện như thế nào?




- Biện pháp bảo vệ TN đất?


Gọi HS: Lần lượt trả lời, bổ sung
GV: Chuẩn xác kiến thức








HS về nhà tự tìm hiểu thêm các tài nguyên khác: như nước, khoáng sản..
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
a. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất

- Bình quân đất TN đất ít: 0,4ha =1/6TG
+2005: 12,7tr ha đất có rừng, tăng chậm
Đất sử dụng trong NN khoảng 9,4 tr ha và ít có khả năng mở rộng.
- Suy thoái TN đất: DT đất trống đồi núi trọc giảm nhưng diện tích đất bị suy thoái còn lớn. Năm 2005 có 9,3 tr ha đang bị đe doạ sa mạc hoá (28% DT)

b. Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất

- Vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp: Thuỷ lợi, canh tác hợp lí, làm ruộng bậc thang, làm hồ vẩy cả, trồng cây theo băng.
+ Cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp kết hợp bảo vệ rừng, ngăn chặn du canh du cư
- Đối với đất nông nghiệp:
+ Quản lí chặt chẽ và có KH mở rộng diện tích
+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, canh tác hợp lí, chống bạc màu.
+ Bón phân cải tạo đất, chống ô nhiễm MT đất

3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác
Tài nguyên
Biện pháp bảo vệ
Nước
- Điều hoà nguồn nước bằng XD hồ, trồng cây
- Có KH phân bổ dòng nước
- Xử lí vi phạm gây ô nhiễm
- Tuyên truyền GD bảo vệ nguồn nước
Khoáng sản
- Quản lí chặt chẽ việc khai thác
- Xử lí nghiêm trường hợp vi phạm
TN du lịch
Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên DL
- Bảo vệ MT du lịch
- Phát triển du lịch sinh thái
TN KH, gió, không khí
- Phát triển có KH, SD có hiệu quả TNKH
- Chống ô nhiễm MT
TN biển
- SD hợp lí
- Phát triển bền vững
Hoạt động 3: Luyện tập

Hoạt động của GV, HS
Nội dung
Câu 1: Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, cần nâng độ che phủ rừng nước ta lên tỉ lệ
A. 30 – 35%.
B. 35 – 40%.
C. 40 – 45%.
D. 45 – 50%.
Mức độ nhận thức: nhận biết
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1: D
Câu 2: Số lượng loài động thực vật quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam (2007) là
A. 340 loài thực vật, 350 loài động vật.
B. 360 loài thực vật, 350 loài động vật.
C. 360 loài thực vật, 340 loài động vật.
D. 350 loài thực vật, 360 loài động vật.
Mức độ nhận thức: nhận biết
Hướng dẫn trả lời:
Câu 2: B
Câu 1:
Mức độ nhận thức: nhận biết
Hướng dẫn trả lời:

D:45 – 50%.




Câu 2:

Mức độ nhận thức: nhận biết
Hướng dẫn trả lời:

B. 360 loài thực vật, 350 loài động vật.

Câu 2: Nêu sự biến động tài nguyên rừng nước ta.
Hoạt động 4: Vận dụng

Câu 1: sử dụng bảng số liệu 14.1 em sẽ thể hiện sự biến động diện tích rừng nước ta bằng dạng biểu đồ nào thích hợp nhất? vì sao?


Biều đồ kết hợp cột – đường, vì nội dung được thể hiện bằng các đại lượng khác nhau.

Câu 2: Tại sao nói khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều và việc khai hoang đất đồi núi làm nông nghiệp cần phải hết sức thận trọng?

* Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều vì:

- Trong số 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng (2005) thì chỉ có 0,35 triệu ha là đất đồng bằng (chiếm 6,5%).

- Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta hiện nay, một phần đất nông nghiệp phải chuyển mục đích sử dụng sang đất chuyên dùng và thổ cư.

* Việc khai hoang đất đồi núi làm nông nghiệp cần phải hết sức thận trọng vì:

Vùng đồi núi nước ta thường là thượng nguồn của nhiều con sông, có độ dốc lớn, lưu lượng dòng chảy lớn. Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, nếu sử dụng không hợp lí sẽ dẫn đến xói mòn, rửa trôi, lũ quét, trượt đất…, gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống.

Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo

Tìm hiểu, liên hệ các vấn đề trên ở địa phương em, cho ví dụ vụ thể.

4. Tổng kết - đánh giá

- Giáo viên chốt lại nội dung bài, qua hướng dẫn vẽ sơ đồ

5. Hướng dẫn học ở nhà: Học, trả lời câu hỏi sách giáo khoa
 

Đính kèm

  • Tiết 15.docx giáo án địa 12.docx
    25.2 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top