Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh phần địa lí tự nhiên Việt Nam.
2. Kỹ năng:
- Học sinh rèn luyện được kĩ năng làm bài kiểm tra, trình bày một vấn đề khoa học
- Nhận xét và giải thích bảng số liệu.
- Vẽ biểu đồ
3. Thái độ:
- Lấy điểm kiểm tra học kì, nghiêm túc, không hợp tác.
- Giáo viên đánh giá được quá trình nhận thức của học sinh từ đó có những biện pháp điều chỉnh nội dung phương pháp giảng dạy nếu cần thiết
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Biên soạn đề kiểm tra phù hợp với đối tượng học sinh.
2. Học sinh: Chuẩn bị ôn tập để có kiến thức làm bài.
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Kiểm tra theo hình thức tự luận, có lý thuyết và bài tập
IV. MA TRẬN ĐỀ
Số câu: 40 ( Mỗi câu 0,25 điểm)
Chủ đề | Tổng số câu | Mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | 3 | 1 | 1 | 1 | 0 |
II. Đặc điểm chung của tự nhiên nước ta | 21 | 6 | 5 | 8 | 2 |
- Đất nước nhiều đồi núi; - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển; - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa; - Thiên nhiên phân hóa đa dạng. | 6 3 6 6 | 2 1 2 1 | 2 1 1 2 | 2 1 2 3 | 1 1 |
III. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên | 3 | 2 | 1 | 0 | 0 |
IV. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai | 3 | 1 | 1 | 0 | 1 |
V. Thực hành | 10 | 4 | 2 | 3 | 1 |
- Atlat địa lí Việt Nam - Bảng số liệu - Biểu đồ | 5 2 3 | 4 | 1 1 | 1 2 | 1 |
Tổng cộng | 40 | 60% | 40% | ||
35% | 25% | 30% | 10% | ||
Số câu | 40 | 14 | 10 | 12 | 4 |
Câu 1. Nước Việt Nam nằm ở:
bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới.
rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.
rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.
Câu 2. Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 24, đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:
A. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.
B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.
D. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y
Câu 3. “Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng:
A. Trường Sơn Bắc. B. Đông Bắc.
C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 4. Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 4,5, xác định điểm đầu tiên của đường hải giới ở phía bắc nước ta là:
A. Hà Tiên B. Móng Cái C. Cà Mau D. Bến Tre
Câu 5. Đây là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung:
A. Là một tam giác châu thổ có diện tích 15 000 km2.
B. Nằm ở vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng.
C. Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu các sông lớn.
D. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên có nhiều cồn cát.
Câu 6. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :
A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. Phía Nam đèo Hải Vân. D. Trên cả nước.
Câu 7. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.
B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.
Câu 8. Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là :
A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
B. Rừng gió mùa thường xanh.
C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
Câu 9: Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 12, các vườn quốc gia trên đảo của nước ta từ Bắc vào Nam, lần lượt là:
Bái Tử Long, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
Cát Bà, Côn Đảo, Bái Tử Long, Phú Quốc
Bái Tử Long, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo.
Bái Tử Long, Côn Đảo, Cát Bà, Phú Quốc.
Câu 10. Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 9, xác định ranh giới để phân chia hai miền khí hậu chính ở nước ta là:
A.Dãy Bạch Mã. B. Đèo Ngang.
C. Đèo Hải Vân. D. Dãy Hoành Sơn.
Câu 11. Miền Bắc ở độ cao trên 600 – 700 m, còn miền Nam phải 900 - 1000 m mới xuất hiện đai cận nhiệt gió mùa trên núi. Lí do chính là vì :
A. Địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.
B. Miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.
C. Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.
D. Miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.
Câu 12. Đây là đặc điểm hoạt động của bão ở nước ta :
A. Diễn ra suốt năm và trên phạm vi cả nước.
B. Tất cả đều xuất phát từ Biển Đông.
C. Chỉ diễn ra ở khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
D. Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
Câu 13. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta:
A. Chiến tranh (bom đạn, chất độc hóa học), khai thác quá mức.
B. Hạn hán, chiến tranh.
C. Công nghệ khai thác lạc hậu, hạn hán.
D. Khai thác đánh bắt quá mức và ô nhiễm môi trường.
Câu 14. Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 4,5 xác định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh:
Đà Nẵng B. Khánh Hòa C. Bến Tre D. Bình Thuận
Câu 15. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là điểm cực nào trên phần đất liền của nước ta:
A. Cực Bắc B. Cực Nam C. Cực Tây D. Cực Đông
Câu 16. Nhiệt độ trung bình của đai ôn đới gió mùa trên núi là:
- Thấp hơn 15°C. B. 15°C.
- C. Lớn hơn 15°C. D. Luôn lớn hơn 20°C
A. Vịnh Bắc Bộ. B. Vịnh Thái Lan.
C. Bắc Trung Bộ D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 18. Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 13, nằm ở phía bắc của hệ thống Trường Sơn Nam là cao nguyên:
Di Linh B. Kon Tum C. Buôn Mê Thuột D. Mơ Nông
Câu 19. Ranh giới của vùng núi Tây Bắc là :
A. Sông Hồng và sông Đà. B. Sông Đà và Sông Mã.
C. Sông Hồng và sông Cả. D. Sông Hồng và sông Mã.
Câu 20. Đất Fe-ra-lit ở nước ta thường bị chua vì :
A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3.
B. Có sự tích tụ nhiều Al2O3.
C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan.
D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.
Câu 21. Đây là điểm khác nhau cơ bản của khí hậu Nam Bộ và khí hậu Tây Nguyên.
A. Tây Nguyên có mưa lệch pha sang thu đông.
B. Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
C. Nam Bộ có hai mùa mưa khô đối lập.
D. Nam Bộ có khí hậu nóng và điều hoà hơn.
Câu 22. Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ thuộc :
A. Thành phố Hải Phòng. B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Tỉnh Cà Mau.
Câu 23. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là :
A. Có mật độ dân số cao nhất nước ta.
B. Có địa hình thấp nhất so với các đồng bằng.
C. Có lượng mưa lớn nhất nước.
D. Có hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.
Cho bảng số liệu: Sự biến động diện tích rừng nước ta, giai đoạn 1943 - 2012
Năm | 1943 | 1983 | 1999 | 2005 | 2012 |
Diện tích rừng (triệu ha) | 14,3 | 7,2 | 10,9 | 12,4 | 13,9 |
Tỉ lệ che phủ | 43,8 | 22,0 | 33,0 | 37,7 | 40,7 |
(Nguồn số liệu – tổng cục thống kê)
Dùng cho câu trả lời 24, 25
Câu 24. Từ bảng số liệu trên em, thể hiện sự biến động diện tích rừng thích hợp nhất là biểu đồ:
tròn B. tột C. kết hợp (cột và đường) D. đường
Câu 25. Nhận định đúng nhất về sự biến động diện tích rừng của nước ta hiện nay là:
A. Diện tích rừng và tỉ lệ che phủ đang có xu hướng tăng, nhưng vẫn thấp hơn so với trước đây.
B. Diện tích rừng đang tiếp tục bị suy giảm, tỉ lệ che phủ đang có xu hướng tăng
C. Diện tích rừng tăng lên, tỉ lệ che phủ đang có xu hướng giảm so với trước đây.
D. Diện tích rừng và tỉ lệ che phủ đang có xu hướng giảm so với trước đây
Câu 26. Câu nào dưới đây thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ?
A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.
B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.
C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.
D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.
Câu 27. Đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới - ẩm - gió mùa của nước ta là do :
A. Vị trí địa lí quy định.
B. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên.
C. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.
D. Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình.
Câu 28. Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là :
A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét. B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.
C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước. D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.
Câu 29. Hai bể trầm tích có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta là :
A. Sông Hồng và Trung Bộ. B. Cửu Long và Sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và Cửu Long. D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.
Câu 30. Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là:
A. Hà Nội. B. Huế. C. Nha Trang. D. Phan Thiết.
Câu 31. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :
A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 32. Đây là biên độ nhiệt hằng năm của Hà Nội, Huế, Nha Trang, Tp Hồ Chí Minh.
A. 3,2ºC; 4,1ºC; 9,3ºC; 11,9ºC.
B. 4,1ºC; 3,2ºC; 11,9ºC; 9,3ºC.
C. 9,3ºC; 11,9ºC; 4,1ºC; 3,2ºC.
D. 11,9ºC; 9,3ºC; 4,1ºC; 3,2ºC.
Câu 33. Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do :
A. Ảnh hưởng của các khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất.
B. Ảnh hưởng của khối không khí lạnh (NPc) và khối không khí Xích đạo (Em).
C. Ảnh hưởng của khối không khí từ vùng vịnh Bengan (TBg) và Tín phong nửa cầu Bắc (Tm).
D. Ảnh hưởng của Tín phong nửa cầu Bắc (Tm) và khối không khí Xích đạo (Em).
Câu 34. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ rừng đang được triển khai ở nước ta hiện nay là :
A. Cấm không được khai thác và xuất khẩu gỗ.
B. Nhập khẩu gỗ từ các nước để chế biến.
C. Giao đất giao rừng cho nông dân.
D. Trồng mới 5 triệu ha rừng cho đến năm 2010.
Cho biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi tại một số địa điểm ở nước ta
(dùng cho câu 35, 36, 37)
Câu 35. Từ biểu đồ ta có nhận xét đúng về lượng mưa, cân bằng ẩm của một số địa điểm trên là:
Huế có lượng mưa và lượng bốc hơi cao nhất.
Hà Nội có lượng mưa và lượng bốc hơi thấp nhất.
TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa và lượng bốc hơi cao nhất.
Huế có lượng mưa và cân bẳng ẩm nhỏ nhất.
Câu 36. Từ biểu đồ, ta tính được cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh lần lượt là:
1868mm, 678mm, 245mm
678mm, 245mm, 1868mm
245mm, 1868mm, 678mm
678mm, 1868mm, 245mm
Câu 37. So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là :
A. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.
B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông.
C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi.
D. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa hạ.
Câu 38. " Hải Vân đèo lớn vừa qua
Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè"
Hiện tượng " mưa xuân" và "nắng hè" ở hai câu thơ trên là do:
A. Nửa sau mùa đông ở miền Bắc gió mùa mùa đông thời tiết lạnh ẩm, còn ở miền Nam là ảnh hưởng của gió Mậu dịch tạo nên mùa khô sâu sắc.
B. Nửa sau mùa đông ở miền Bắc gió mùa mùa đông thời tiết lạnh khô, còn ở miền Nam là ảnh hưởng của gió Mậu dịch tạo nên mùa khô sâu sắc.
C. Nửa sau mùa đông ở miền Bắc gió mùa mùa đông thời tiết lạnh ẩm, còn ở miền Nam là ảnh hưởng của gió mùa tây nam.
D. Nửa sau mùa đông ở miền Bắc gió mùa mùa đông thời tiết lạnh khô, còn ở miền Nam là ảnh hưởng của gió mùa tây nam.
Câu 39. Sông ngòi ở Tây Nguyên và Nam Bộ lượng dòng chảy kiệt rất nhỏ vì :
A. Phần lớn sông ở đây đều ngắn, độ dốc lớn.
B. Phần lớn sông ngòi ở đây đều nhận nước từ bên ngoài lãnh thổ.
C. Ở đây có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều.
D. Sông chảy trên đồng bằng thấp, phẳng lại đổ ra biển bằng nhiều chi lưu.
Câu 40. Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển, thì biện pháp phòng chống tốt nhất là:
A. Sơ tán dân đến nơi an toàn.
B. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.
C. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.
D. Thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão.
VI. Đáp án.
1B | 2D | 3A | 4B | 5D | 6B | 7D | 8A | 9A | 10A |
11C | 12D | 13D | 14B | 15A | 16A | 17D | 18B | 19C | 20C |
21D | 22B | 23D | 24C | 25A | 26C | 27A | 28C | 29C | 30B |
31C | 32D | 33A | 34C | 35B | 36D | 37B | 38A | 39C | 40B |
VII. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
Lớp 12 | Ngày dạy: ……………........ | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: ………………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
2. Phát đề
3. Học sinh làm bài
4. Thu đề, tổng kết, đánh giá
Nhận xét tinh thần thái độ làm bài
5. Hướng dẫn về nhà:
Tìm hiểu trước bài ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ
6. Kết quả
Sĩ số | Hs vắng | Giỏi | Khá | TB | Yếu |