Giáo án văn học
Thành Viên
- Điểm
- 0
TIẾT 18 TỪ HÁN VIỆT
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt
- Các loại từ ghép Hán Việt
2. Kỹ năng: Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng đắn trong mọi ngữ cảnh.
B- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : Soạn GA, mở rộng vốn từ HV
2. Học sinh : Giải nghĩa các yếu tố HV trong hai bài thơ “Phò giá về kinh ” và “ Sông núi nước Nam ”?
C – PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, phát vấn, nhóm học tập......
D- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là đại từ? Đại từ thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? VD?
- Đại từ được phân loại như thế nào? Cho VD?
3. Bài mới:
Từ: Nam quốc, sơn hà là từ thuần Việt hay là từ muợn? Mượn của nước nào?
Ở bài từ mượn Lớp 6, chúng ta đã biết: bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt. Ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt.
4. Củng cố, hướng dẫn
- Học thuộc ghi nhớ 1,2. Làm BT còn lại.
+Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt
- Các loại từ ghép Hán Việt
2. Kỹ năng: Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt
3. Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng đắn trong mọi ngữ cảnh.
B- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên : Soạn GA, mở rộng vốn từ HV
2. Học sinh : Giải nghĩa các yếu tố HV trong hai bài thơ “Phò giá về kinh ” và “ Sông núi nước Nam ”?
C – PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, phát vấn, nhóm học tập......
D- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là đại từ? Đại từ thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? VD?
- Đại từ được phân loại như thế nào? Cho VD?
3. Bài mới:
Từ: Nam quốc, sơn hà là từ thuần Việt hay là từ muợn? Mượn của nước nào?
Ở bài từ mượn Lớp 6, chúng ta đã biết: bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt. Ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung kiến thức |
Đọc bài thơ chữ Hán: Nam quốc sơn hà. ? Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì ? ? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không dùng đựơc ? - VD: so sánh quốc với nước, sơn với núi, hà với sông? - Có thể nói : Cụ là 1 nhà thơ yêu nước. - Không thể nói: Cụ là 1 nhà thơ yêu quốc - Có thể nói: trèo núi ,không thể nói: trèo sơn. - Có thể nói: Lội xuống sông, không nói lội xuống hà. GV kết luận: Đây là các yếu tố Hán Việt. - Vậy em hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt? - Các yếu tố Hán Việt được dùng như thế nào ? - Tiếng thiên trong thiên thư có nghĩa là trời. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt bên có nghĩa là gì ? GV Kết luận: đây là yếu tố Hán Việt đồng âm - HS đọc ghi nhớ 1. - Các từ sơn hà, xâm phạm (Nam quốc sơn hà), giang san (Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập? - Các từ: ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì ? em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng ? - Các từ: thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), Thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì ? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng ? - Từ ghép Hán Việt được phân loại như thế nào? - Em có nhận xét gì về trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt ? HS : Đọc ghi nhớ 1,2. - Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau ? - Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt : quốc, sơn, cư, bại (đã được giải nghĩa ở bài Nam quốc sơn hà) - Xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân , đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh ,hậu đãi, phòng hoả vào nhóm thích hợp ? | I- Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt: 1- Nam: phương Nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông. - Tiếng “ Nam” có thể dùng độc lập: phương Nam, người miền Nam. - Các tiếng quốc, sơn, hà không dùng độc lập mà chỉ làm yếu tố tạo từ ghép: Nam quốc, quốc gia, quốc kì, sơn hà, giang sơn. - Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo từ Hán Việt. - Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. 2- Thiên thư : trời - Thiên niên kỉ, thiên lí mã: nghìn - Thiên : dời, di (Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long) - Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau. * Ghi nhớ 1: sgk (69) II- Từ ghép Hán Việt: 1. Sơn hà, xâm phạm, giang sơn: Từ ghép đẳng lập. 2. a ái quốc Từ ghép chính p . yt thủ môn, chính đứng trước, chiến thắng yt phụ đứng sau -> Trật tự giống từ ghép thuần Việt. b. thiên thư thạch mã tái phạm từ ghép chính phụ có yếu tố phụ đứng trước yếu tố chính đứng sau -> Trật tự khác từ ghép thuần Việt. * Ghi nhớ 2: sgk (70) III- Luyện tập: 1 - Bài 1: - Hoa 1: chỉ cơ quan sinh sản của cây Hoa 2: phồn hoa, bóng bẩy - Phi 1: bay Phi 2: trái với lẽ phải, trái với pháp luật Phi 3: vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu - Tham 1: ham muốn Tham 2: dự vào, tham dự vào - Gia 1: nhà( có 4 yếu tố Hán Việt là nhà: thất, gia, trạch, ốc) Gia 2: thêm vào 2 - Bài 2: - Quốc: quốc gia, ái quốc, quốc lộ, quốc huy, quốc ca. - Sơn: sơn hà, giang sơn, sơn thuỷ, sơn trang, sơn dương. - Cư: cư trú, an cư, định cư, du cư, du canh du cư - Bại: thất bại, chiến bại, đại bại, bại vong 3 - Bài 3: - Từ có yếu tố chính đứng trước: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả - Từ có yếu tố phụ đứng trước: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi. |
- Học thuộc ghi nhớ 1,2. Làm BT còn lại.
+Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm