giáo án Tiết 22- Từ Hán Việt- ngữ văn 7

Giáo án văn học

Thành Viên
Điểm
0
Tiết 22 TỪ HÁN VIỆT (Tiếp theo )

A- MỤC TIÊU BÀI DẠY:


1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được các sắc thái ý nghĩa của từ Hán Việt.

2.Kỹ năng: HS biết cách sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghia , sắc thái.

3.Thái độ: Biết cách sử dụng các yếu tố Hán Việt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên : Soạn GA

2. Học sinh : Chuẩn bị bài

C – PHƯƠNG PHÁP

Thuyết trình, phát vấn, nhóm học tập......

D- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:


- Từ ghép HV được phân loại như thế nào? cho VD?

- Y/c: phân làm 2 loại:

+ Từ ghép ĐL. VD: sơn hà, xâm phạm

+ Từ ghép CP. VD: ái quốc, chiến thắng. Thiên thư, thạch mã.

3.Bài mới:

Hoạt động của thầy -trò Nội dung kiến thức



- Hs đọc VD a.
- Giải nghĩa các từ in đậm ?
- Tại sao các câu văn dưới đây dùng các từ HV (in đậm) mà không dùng các từ thuần việt có nghĩa tương tự (ghi trong ngoặc đơn) ?
- Hs đọc vd b.
- Giải nghĩa các từ in đậm ?




- Các từ HV trên tạo được sắc thái gì cho đoạn văn ?
- Khi nói viết, trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ HV mà không dùng các từ thuần Việt có nghĩa tương tự để làm gì ?

- Theo em, trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có cách diễn đạt hay hơn ? vì sao ? (câu sau diễn đạt hay hơn- vì nó phù hợp với h.c giao tiếp)
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ HV trong 2 cặp câu ở VD ab sgk ?( dùng không đúng, không cần thiết. Nó làm câu văn kém trong sáng và không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp)
- Trong khi nói viết, khi gặp 1 cặp từ thuần Việt – Hán Việt đồng nghĩa thì chúng ta sẽ giải quyết như thế nào ? (khi cần tạo sắc thái biểu cảm thì dùng từ Hán Việt, nhưng không nên lạm dụng)
- Hs đọc Ghi nhớ .
- Phân nhóm để hs chuẩn bị bài.
- Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- Tại sao người VN thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí ?


- Đọc đv, tìm những từ ngữ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa?

- Nhận xét về việc dùng từ Hán Việt ?
I- Sử dụng từ HV:
1- Sử dụng từ HV để tạo sắc thái biểu cảm:

* VD a:
- Phụ nữ: đàn bà->trang trọng
- Từ trần: chết ; mai táng: chôn ->thể hiện thái độ tôn kính.
- Tử thi: xác chết ->tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác ghê sợ.

*VD b:
sgk- 82
- Kinh đô: nơi đóng đô của nhà vua
- Yết kiến: gặp gỡ người bề trên với tư cách là khách.
- Trẫm, bệ hạ, thần: từ dùng để xưng hô trong XHPK
->Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí XH xưa


* Ghi nhớ : sgk –82

2- Không nên lạm dụng từ Hán Việt:

* VD a,b: sgk (82).















* Ghi nhớ
: sgk –83.
II- Luyện tập
1- Bài 1: (83)

2- Bài 2: (83)

- Vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
- VD: Hoàng Thanh Vân, Hoàng Long, Hải Dương, Trường Sơn, Cửu Long => mang sắc thái trang trọng.
3- Bài 3: (84)
- Giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần.
4- Bài 4: (84)
- Dùng từ Hán Việt là không phù hợp, phải thay bằng từ thuần Việt: bảo vệ = giữ gìn, mĩ lệ = đẹp đẽ.
4.Củng cố, hướng dẫn:

Gv hệ thống lại kiến thức toàn bài

- Học thuộc Ghi nhớ

- Làm những BT còn lại.
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giáo án văn học,
Trả lời
0
Lượt xem
479

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top