Tiết 23 Bài 20 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, địa lý 12

Huyền Trang

Thành Viên
Xu
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12
Bài 20: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

I-Mục tiêu


1.Kiến thức

-
Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước.

- Trình bày đựơc ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta.

2. Kĩ năng

-
Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu kinh tế

3. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: biểu đồ

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên
:

Các biểu đồ cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế nước ta

Bản đồ kinh tế VN

Atlat địa lý VN

2. Học sinh : SGK vở ghi, vở bài tập, Các dụng cụ để đo, vẽ (compa, thước, bút chì…)

III. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức


Lớp 12Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
2 .Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành của HS. Nhận xét, sửa chữa những sai sót

3. Tiến trình

Hoạt động 1: Khởi động


Trong bài 1, các em đã tìm hiểu về những thành tựu của công cuộc ĐM ở nước ta, một trong những thành tựu nổi bật là cơ cấu nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta.

Hoạt động 2: hình thành kiến thức

Nội dung 1: Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế


Hình thức: Cặp, nhóm bàn

Phương pháp: đàm thoại, phát vấn, khai thác Át lát trang 17

Hoạt động của HS, GV
Nội dung
Bước 1: Cặp
HS dựa vào hình 20. 1 (A17)
- Biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 - 2005:
Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế? Nêu nguyên nhân?
Gọi Hs trả lời.
Gv nhận xét

- Bước 2: Nhóm bàn
Bàn 1, 2: HS dựa vào và bảng 20.1 - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp hãy cho biết xu hướng chuyển dịch trong nội ngành nông nghiệp?
Bàn 3, 4: Cho biết xu thế chuyển dịch trong ngành công nghiệp
Bàn 5,6: Nêu xu thế chuyển dịch trong ngành dịch vụ.

+ Thảo luận: 2 phút
+ Đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung,
+ GV giúp HS chuẩn kiến thức.




Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận quan trọng của cơ cấu nền kinh tế, còn có mối quan hệ hữu cơ với các bộ phận còn lại
I. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Thể hiện GDP
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành:
- Cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta đã có chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, phù hợp điều kiện nước ta.
+ Giảm tỉ trọng N-L-NN: 38,7% (1990) xuống 21% (2005)
+ Tăng tỉ trọng CN-XD: Từ 22,7%(1990) lên 42% (2005)
+ Ngành dịch vụ tuy khá cao nhưng chưa ổn định
--> Sự chuyển dịch còn chậm: Đóng góp N-L-NN còn cao, CN-XD và DV chưa nhiều so với khu vực và thế giới, Chưa đáp ứng được nhu cầu lâu dài

- Nguyên nhân: nước ta thực hiện quá trình CNH, HĐH

2. Trong nội bộ từng ngành




- Ngành nông - lâm - ngư nghiệp:
Ngành nông nghiệp giảm tỉ trọng, thuỷ sản tăng tỉ trọng (tiềm năng lớn)
Trong ngành NN: Trồng trọt giảm tỉ trọng, chăn nuôi tăng (thức ăn phong phú; đáp ứng chất lượng bữa ăn)

- Công nghiệp - xây dựng:
Tăng tỉ trọng CNCB (phù hợp với yêu cầu thị trường rộng và hiệu quả đầu tư; cần ít vốn...) giảm tỉ trọng CN khai thác (tiết kiệm nguồn tài nguyên)
Trong từng ngành CN: SP cao cấp, có chất lượng, cạnh tranh giá cả tăng; SP chất lượng thấp, TB, không phù hợp với thị trường giảm.

- Ngành dịch vụ: Tăng tỉ trọng ngành có liên quan tới XD kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; đặc biệt là loại hình dịch vụ mới: Viễn thông, tư vấn....
Nội dung 2: Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Hình thức: Cá nhân

Phương pháp: đàm thoại gợi mở, khai thác bảng số liệu

Hoạt động của HS, GV
Nội dung
Yêu cầu HS dựa vào bảng 20.2:
- Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế.
- Nêu nguyên nhân?

Gọi HS trả lời
GV gọi Hs khác nhận xét, bổ sung.


- Cho biết chuyển dịch đó có ý nghĩa gì ?
II. .Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

- Chuyển dịch:
- Khu vực kinh tế nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo
- Tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn, tỉ trọng của KV kinh tế tư nhân ngày càng tăng
- Thành phấn kinh tế có vốn đầu tư nước ngòai tăng nhanh, (đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO).

- Nguyên nhân: Nước ta phát triển nền kinh tế thị trường, đa dạng hoá thành phần kinh tế dưới sự quản lí nhà nước theo định hướng XHCN, cùng với xu thế mở của hội nhập quốc tế.
Nội dung 3: Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ

Hình thức: Cá nhân

Phương pháp: Đàm thoại, khai thác lược đồ

Hoạt động của HS, GV
Nội dung

Dựa vào SGK, nêu những biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ?

Gọi HS trả lời
Gv nhận xét bổ sung



III. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

- Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh (cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp)
- Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. ...
- Hình thành và phát triển các vùng động lực phát triển kinh tế:
+ Đông Nam Bộ: phát triển CN mạnh nhất...
+ Đồng bằng sông Cửu Long: trọng điểm SX LT-TP.

- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng KT trọng điểm phía Bắc
+ Vùng KT trọng điểm miền Trung
+ Vùng KT trọng điểm phía Nam
Hoạt động 3: Luyện tập

Hoạt động của HS, GV
Nội dung
Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng:
A. tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm, tỉ trọng dịch vụ tăng nhanh, công nghiệp – xây dựng tăng chậm.
B. tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp-xây dựng tăng, tỉ trọng dịch vụ có biến động.
C. tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp tăng, tỉ trọng dịch vụ tăng nhanh, công nghiệp – xây dựng giảm.
D. tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp ít thay đổi, tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng chậm, dịch vụ tăng nhanh.
Mức độ nhận thức: nhận biết
Câu 2. Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta là:

A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế nhà nước.
C. Kinh tế tư nhân. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Mức độ nhận thức: nhận biết
Câu 1.

B. tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp-xây dựng tăng, tỉ trọng dịch vụ có biến động.




Câu 2.

B. Kinh tế nhà nước.
Câu 3. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trọng nội bộ các ngành kinh tế ở nước ta. Nguyên nhân.

Gọi HS trả lời
HS khác nhận xét
GV nhận xét, bổ sung nếu cần
Câu 3.
Mức độ nhận thức: nhận biết - thông hiểu
Hướng dẫn trả lời

a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trọng nội bộ các ngành kinh tế
- Ở khu vực I,
- Ở khu vực II,
- Khu vực III
b. Nguyên nhân
- Sự chuyển dịch trên là kết quả của công cuộc Đổi mới nền kinh tế-xã hội ở nước ta.
- Nước ta đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
- Chuyển dịch nhằm sử dụng hợp lí và phát huy có hiệu quả các tiềm năng phát triển kinh tế của nước ta.
- Do tác động của khoa học công nghệ và quá trình hội nhập kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới.
Hoạt động 4: Vận dụng

Sử dụng tài liệu địa lí địa phương nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam hiện nay

Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo

Lấy các ví dụ chứng minh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương em hiện nay​

4.Tổng kết, đánh giá:

Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ hệ thống hóa nội dung bài học

5. Hướng dẫn về nhà:


- HS về nhà làm bài tập 2 trong SGK, sách bài tập

- Đọc tìm hiểu, chuẩn bị bài 21 – Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta



CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (Đơn vị: %)

Ngành
1990
2009
Trồng trọt
79,3​
71,5​
Chăn nuôi
17,9​
27​
Dịch vụ nông nghiệp
2,8​
1,5​
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp các năm 1990 và 2009.

b) Nhận xét và nêu nguyên nhân sự chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi.

a) Vẽ biểu đồ: - Yêu cầu:

+ Biểu đồ hình tròn, bán kính hình tròn năm 1990 nhỏ hơn bán kính hình tròn năm 2009.

+ Vẽ đủ các ngành, chính xác, đẹp. Ghi đủ: tên biểu đồ, số liệu, chú giải.

b) Nhận xét:

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần tỉ trọng của trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi, tuy còn chậm.

- Tỉ trọng trồng trọt giảm từ 79,3% năm 1990 xuống 71,5% năm 2009, tỉ trọng chăn nuôi tương ứng (17,9% lên 27%).

c) Nguyên nhân:

- Do những thành tựu của ngành trồng trọt đã tạo thức ăn để phát triển ngành chăn nuôi.

- Do chất lượng cuộc sống tăng, nhu cầu thực phẩm tăng.

- Do các chính sách mới của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nông nghiệp toàn diện, giải quyết vấn đề thực phẩm trong nước và xuất khẩu.

 

Đính kèm

  • Bài 20 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.docx
    23.8 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top