Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12 Bài 22 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Hiểu và trình bày được cơ cấu ngành NN: trồng trọt và chăn nuôi; tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta.
2.Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ Nông nghiệp, Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày sự phân bố các cây trồng và vật nuôi chủ yếu. Đọc và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi .
3. Thái độ:
Có ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên nông nghiệp một cách hợp lí
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên :
Bản đồ nông nghiệp VN, Atlat
Bảng số liệu
2. Học sinh : SGK vở ghi, vở bài tập
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
Lớp 12 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ........ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới.
3. Tiến trình:
Hoạt động 1: Khởi động
Cơ cấu nông nghiệp gồm những ngành gì? Gv gọi HS trả lời.
Cùng với đặc điểm tự nhiên, nông sản nước ta rất đa dạng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những nông sản chính của nước ta với những cây trồng, vật nuôi gì? Phân bố ở những địa phương nào? Địa phương chúng ta có những nông sản nổi bật nào?
Ngành nông nghiệp: Gồm ngành trồng trọt: tỉ trọng giảm
Ngành chăn nuôi: tỉ trọng tăng
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung 1: Tìm hiểu ngành trồng trọt
Hình thức: cá nhân, Nhóm
Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác kênh hình Atlat, biểu đồ
Hoạt động của GV, HS | Nội dung | |||||||||||||||||||||||||||||
*Cá nhân - Dựa vào bài 20: Hãy cho biết đặc điểm chủ yếu của cơ cấu ngành NN ở nước ta hiện nay? - Dựa vào hình 22, hãy nhận xét về cơ cấu SX ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch của ngành này? ?Các nhóm cây trồng chủ yếu. Xếp thứ tự theo tỉ trọng từ cao xuống thấp? ?Sự thay đổi tỉ trọng của các nhóm cây trong giá trị SX ngành trồng trọt. * NHÓM Bước 1: giao nhiệm vụ Các nhóm cùng tìm hiểu về SX lương thực và cây thực phẩm, về cây CN và cây ăn quả Nội dung nghiên cứu: - Vai trò - Điều kiện SX. - Tình hình SX và phân bố. Bước 2: HS làm việc cá nhân 7 phút, ghi ra giấy nháp, Thảo luận nhóm 8 phút, ghi nội dung thống nhất nội dung vào vở. Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Bản đồ địa lí TNVN (Atlat địa lí VN- tr19 lúa) èHS xác định 2 đồng bằng lớn và các đồng bằng nhỏ hẹp ở duyên hải miền Trung. Bản đồ KT chung è HS xác định vùng phân bố của các cây CN. -Yêu cầu HS điền vào lược đồ trống (đã chuẩn bị) các vùng phân bố chủ yếu của các cây CN. Bước 4: GV chuẩn kiến thức. | I. Ngành trồng trọt chiếm 70% giá trị ngành nông nghiệp (A19) 1. Sản xuất lương thực a. vai trò:có tầm quan trọng đặc biệt. - Đa dạng hoá SX nông nghiệp. - Đảm bảo an ninh lương thực. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. - Xuất khẩu. b. Điều kiện sản xuất Thuận lợi: Đất, nước, khí hậu. Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh. c. Tình hình sản xuất và những xu hướng phát triển
2. SX cây công nghiệp a. Vai trò b. Điều kiện sản xuất Thuận lợi: (SGK) Khó khăn: Thị trường biến động, ... c. Tình hình phát triển và phân bố - diện tích: tăng. Cây CN lâu năm: quan trọng nhất trong cơ cấu (1,6 triệu ha.), hình thành vùng chuyên canh
3. Cây ăn quả: PT khá mạnh (chuối, cam, xoài, nhãn, vải,…) trồng nhiều nhất ở ĐBSCL và ĐNB. |
Nội dung 2: Tìm hiểu ngành chăn nuôi
Hình thức: cả lớp
Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác kênh hình Atlat, biểu đồ.
Hoạt động của GV, HS | Nội dung |
GV đưa câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc Sgk để trả lời - Việc phát triển chăn nuôi ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì? - Ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay được phát triển theo xu hướng nào? - Hãy phân tích các nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta. GV phân tích biểu đồ trong Atslat địa lí để HS hiểu được ngành chăn nuôi ở nước ta tuy còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu NN nhưng không ngừng tăng lên. Bảng số liệu về sản lượng thịt các loại è HS rút ra nhận xét. | II. Ngành chăn nuôi: 1. Điều kiện phát triển: - Thuận lợi: Cơ sở thức ăn được đảm bảo, dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ.... - Khó khăn: dịch bệnh, giống vật nuôi chưa đảm bảo về chất lượng... 2. Xu hướng phát triển: - chiếm tỉ trọng nhỏ, đang có xu hướng tăng - Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá. - Các sản phẩm không qua giết mổ chiếm tỉ trọng ngày càng cao 3. Các ngành chăn nuôi chính a. Chăn nuôi lợn và gia cầm: - là 2 nguồn cung cấp thịt chủ yếu - Đàn lợn: 27 triệu con (2005); - Gia cầm: 220 triệu con (2005) Phân bố: chủ yếu ở ĐBSH và ĐBSCL. b. Chăn nuôi gia súc lớn: - dựa vào các đồng cỏ tự nhiên - Trâu: 2,9 triệu con, nuôi nhiều nhất ở Trung du miền núi BB (hơn ½ đàn trâu cả nước). - Bò: 5,5 trệu con, nuôi nhiều ở BTB, DHNTB và Tây Nguyên. Bò sữa: 50.000 con, chủ yếu ở ven TPHCM và HN. |
Câu 1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta trong những năm gần đây là: A. tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng, tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp biến động không đáng kể. B. tỉ trọng ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi tăng, tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp giảm. C. tỉ trọng ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi giảm, tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng. D. tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi và tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp biến động không đáng kể. Câu 2. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt đang chuyển dịch theo hướng A. tỉ trọng của cây lương thực tăng, cây công nghiệp giảm. B. tỉ trọng của cây lương thực giảm, cây công nghiệp tăng. C. tỉ trọng của cây lương thực và cây công nghiệp đều giảm. D. tỉ trọng của cây lương thực và cây công nghiệp đều tăng. | Câu 1. A. tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng, tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp biến động không đáng kể. Câu 2. B. tỉ trọng của cây lương thực giảm, cây công nghiệp tăng. |
Câu3 . Trình bày những thành tựu chủ yếu của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm vừa qua Gọi HS trả lời Hướng dẫn trả lờiHS khác nhận xét GV nhận xét, bổ sung (nếu cần) Mức độ nhận thức: nhận biết - Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh. - cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi. NN: Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà giống mới nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là lúa đông xuân (dẫn chứng). - Sản lượng lúa tăng mạnh (dẫn chứng) - Bình quân lương thực đầu người tăng nhanh, nước ta đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. (dẫn chứng) - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lương thực lớn thứ hai cả nước và có năng suất lúa cao nhất nước ta. |
?Tại sao các cây CN lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây CN?
Câu hỏi vận dụng
?Vì sao chăn nuôi lợn và gia cầm lại tập trung nhiều ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?
?Vì sao trâu lại được nuôi nhiều ở trung du miền núi BB? Vì sao chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội?
Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo
èYêu cầu HS kể tên một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở Trung du Băc Bộ và Tây Nguyên
Ở Trung du Bắc Bộ: Điện Biên, Than Uyên, Nghĩa Lộ. Ở Tây Nguyên: An Khê, Krông pach.
GV cho HS thấy được ý nghĩa sâu sắc của viêc hình thành các vùng chuyên canh cây CN, đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển các cây CN nhiệt đới.
4. Tổng kết, đánh giá:
Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.
a) Trình bày vai trò của sản xuất lương thực.
b) Điều kiện sản xuất cây lương thực.
c) Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực, thực phẩm nước ta.
5. Hướng dẫn về nhà:
Đọc và tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi hoạt động 4, 5
Chuẩn bị bài thực hành: Thước kẻ, máy tính.