giáo án Tiết 25-Bánh trôi nước- ngữ văn 7

Tiết 25 BÁNH TRÔI NƯỚC

- HỒ XUÂN HƯƠNG –

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1.Kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nỗi của người phụ nữ trong bài Bánh trôi nước.

2.Kỹ năng: - Rèn luyện cách đọc, cảm thụ đoạn trích trên, nắm được thể thơ Song thất lục bát.

3.Thái độ: Có ý thức tố cáo chiến tranh phi nghĩa.

B- CHUẨN BỊ :

- Gv: Giáo án, Những điều cần lưu ý

- HS: đọc kĩ phần chú thích. Hiểu được tính đa nghĩa trong thơ nói chung và trong thơ Hồ Xuân Hương nói riêng.

C – PHƯƠNG PHÁP

Thuyết trình, phát vấn, nhóm học tập......

D- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1- Ổn định tổ chức:

2- Kiểm tra bài cũ :
Nêu các bước làm bài vưn biểu cảm

3- Bài mới :


Trong đội ngũ những nhà thơ nữ của thời kì trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được coi là nhà thơ tài hoa và độc đáo nhất. Tuy cuộc đời gặp nhiều éo le ngang trái, nhưng những tác phẩm thơ ca của bà vẫn thấm đẫm tình thương con người, ngời sáng niềm tin yêu và trân trọng đối với con người, trước hết là đối với người phụ nữ.



Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức

- Hs đọc chú thích về Tác giả - tác phẩm
- GV nêu 1 vài ý chính.








- Hướng dẫn đọc: giọng vừa dịu, vừa mạnh, vừa ngậm ngùi.
- GV đọc-hs đọc-nhận xét.
- GV giải thích từ khó
? Về thể thơ, bài thơ này giống với những bài thơ nào vừa học? vì sao?
? Bài thơ có nhan đề “Bánh trôi nước”. Vậy em hiểu thế nào là bánh trôi nước ?
? Có ý kiến cho rằng bài thơ có tính đa nghĩa. Vậy thế nào là tính đa nghĩa trong thơ?
? Bài thơ có mấy nghĩa, đó là những nghĩa gì?



? Với nghĩa thứ nhất bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.
(- Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành viên tròn.
- Nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nhão (nát), ít nước quá thì rắn (cứng).
- Khi đun sôi nước để luộc bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì chìm.
- Nhân bánh được làm bằng mật hoặc đường phên nên khi chín thường có màu đỏ như son)
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả bánh trôi của tác giả ?

? Với nghĩa thứ 2, vẻ đẹp, phẩm chất cao quí và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý các cụm từ: ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.
- Gv: Qua ngòi bút tài tình của Hồ Xuân Hương, cái bánh trôi nước không đơn thuần chỉ là cái bánh bình thường mà còn trở thành 1 ẩn dụ thể hiện cuộc đời và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
? Trong 2 nghĩa đó, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? vì sao?
- Gv: Bài thơ Bánh trôi nước đã cho ta thấy hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng son sắt, cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ VN xưa 1 cách sâu sắc. Với bài thơ này, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã 2 lần hoá thân, vừa làm chiếc bánh trôi, vừa nhân danh người phụ nữ để tự sự với bạn đọc, truyền tới bạn đọc những tình cảm trong sáng, nhân đạo. Bánh trôi nước đúng là 1 áng văn chương đa nghĩa độc đáo.
- Hs đọc ghi nhớ.
- Hãy ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) bắt đầu bằng 2 từ “Thân em” ?
I- Đọc, tìm hiểu chung :
1- Tác giả:
Hồ Xuân Hương.
- Bà là người có học, có tài làm thơ, cuộc đời bà gặp nhiều bi kịch.
- Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
2- Tác phẩm: Bài thơ nằm trong chùm thơ vịnh vật, vịnh cảnh
- Là bài thơ trữ tình đặc sắc, nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà.
II- Đọc - Hiểu văn bản:




- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.

- Bánh trôi nước: chú thích sgk –95

- Tính đa nghĩa trong thơ: là 1 thuộc tính của ngôn ngữ văn chương, thi ca nói chung
- Bài thơ có 2 nghĩa:
+ Nói về bánh trôi nước khi đang được luộc chín.
+ Phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
1- Hình ảnh chiếc bánh trôi nước :












=>Miêu tả rất giống bánh trôi ngoài đời.
2- Nét đẹp phẩm chất, thân phận người phụ nữqua chiếc bánh trôi:
- Vừa trắng lại vừa tròn ->Về hình thức thì xinh đẹp.
- Bảy nổi ba chìm ->Về số phận thì chìm nổi, bấp bênh trước cuộc đời.
- Giữ tấm lòng son ->Về phẩm chất thì dù gặp cảnh ngộ như thế nào vẫn giữ sự chung thuỷ, sắt son.





=> Nghĩa thứ 2 là chính, nghĩa thứ nhất chỉ là phương tiện để chuyển tải nghĩa sau. Và chính nghĩa sau đã làm nên giá trị của bài thơ.







* Ghi nhớ
: sgk –95
* Luyện tập:
- Thân em như tấm lụa đào...
- Thân em như hạt mưa sa...
- Thân em như hạt mưa rào.
Hạt sa xuống giếng hạt ... vườn hoa.
- Thân em như giếng giữa đàng. Người khôn rửa mặt, người phàm ...
- Thân em như miếng cau khô.
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.
4. Củng cố, hướng dẫn :

- Học thuộc lòng bài thơ, thuộc Ghi nhớ

- Làm bài tập
 

Đính kèm

  • Tiết 25 BÁNH TRÔI NƯỚC.docx
    17.7 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top