Tiết 26 Địa Lí 12 Bài 23 -Thực hành Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12
Bài 23 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

2. Kỹ năng:


-Xác định dạng biểu, phân tích các bảng số liệu và biểu đồ về cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu SX nông nghiệp, tình hình tăng trưởng của một số sản phẩm nông nghiệp.

- Viết báo cáo ngắn về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp dựa trên các bảng số liệu.

3. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: tự học; giải quyết vấn đề; hợp tác; giao tiếp; tính toán

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ Nông – Lâm – Thủy sản VN,

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập, máy tính, thước kẻ.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức:


Lớp 12Ngày dạy: ……………...Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Vùng không thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hoá là:

A. Vùng có truyền thống sản xuất hàng hoáB. Các thành phố lớn
C. Vùng xa thị trường tiêu thụD. Vùng gần các trục đường GT
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp hàng hoá:

Không gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp

Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận

Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc, năng suất lao động cao

Sản xuất hàng hoá, chuyên môn hoá, liên kết nông – công nghiệp

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền

Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, năng suất lao động thấp

Sản xuất tự cấp, tự túc đa canh là chính

Người sản xuất quan tâm đến lợi nhuận

Người sản xuất quan tâm nhiều đến số lượng

Đáp án

Câu123
Đáp ánCAC
3. Tiến trình:

Hoạt động 1: Khởi động


Yêu cầu học sinh xác định yêu cầu bài thực hành:

Hoạt động 2:

Nội dung1: Bài tập 1


Hình thức: Cả lớp, nhóm

Phương pháp: Đàm thoại, phát vấn

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSNỘI DUNG CHÍNH
GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 SGK
(?) Nêu cách tính tốc độ tăng trưởng?
HS: Trả lời, bổ sung
GV: Nhận xét, chuẩn xác kiến thức.
Chia 5 nhóm tính

Xác định dạng biểu đồ thích hợp để thể hiện tốc độ tăng trưởng của cá nhóm cây trồng?


Cả lớp

GV: Cho HS đọc yêu cầu của bài
- Nhận xét tốc độ tăng SP trồng trọt?
- Mối quan hệ giữa tốc độ tăng => thay đổi cơ cấu?
HS: Trả lời, bổ sung.
GV: Chuẩn xác kiến thức.
I. Bài tập 1:
1. Tính tốc độ tăng trưởng:

Lấy năm 1990 = 100%;
Tính % năm = giá trị năm sau/giá trị năm gốc sau đó nhân với 100.
NămTổng sốLương thựcRauCây CNCây ăn quả
1
90
10010010010100
1995133,4126,5143,3181,5110,9
2000183,2165,718
,1
325,5121,4
2005217,5191,8256
8
382,3158,0

- Dạng biểu đồ: đường


2. Nhận xét và giải thích:

* Nhận xét:

- SP toàn ngành và toàn SP đều tăng nhưng mức tăng khác nhau giữa các loại sản phẩm:
- SP tăng nhanh:
+ Cây CN: Tăng 3,8 lần
+ Cây rau đậu: Tăng 2,5 lần
- SP tăng chậm:
+ Lương thực tăng 1,9 lần
+ Cây ăn quả tăng 1,5 lần
+ Cây khác tăng 1,4 lần
* Quan hệ giữa tốc độ tăng và thay đổi cơ cấu:
- SP tăng nhanh => tăng tỉ trọng trong cơ cấu
- SP tăng chậm => giảm tỉ trọng trong cơ cấu
Nội dung 2: Bài tập 2
Hình thức: Cả lớp, cá nhân
Phương pháp: đàm thoại, phát vấn

Cả lớp

(?) Để thấy sự biến động diện tích 2 loại cây CN => xử lí số liệu ntn? Nhận xét?
HS: Trả lời => làm lần lượt từng phần
GV: Chuẩn xác kiến thức




Cá nhân

(?) GV yêu cầu HS đọc câu b => hướng dẫn HS cách làm:
- Xử lí số liệu: tính cơ cấu
- Nhận xét thay đổi cơ cấu
- Quan hệ giữa thay đổi cơ cấu => thay đổi phân bố sản xuất
HS: Tự làm vào vở
GV: Nhận xét bài HS làm
II. Bài tập 2:
1. Phân tích sự biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp

- Xử lí số liệu: Lấy năm 1975 = 100%
- Nhận xét:
+ Nhận xét sự thay đổi tổng diện tích cây CN
+ Nhận xét sự thay đổi từng loại cây CN
Cây hàng nămCây lâu năm
2. Sự thay đổi cơ cấu diện tích cây CN
a. Xử lí số liệu:

Năm19751980198519901
95
20002005
Cây CN lâu năm45,140
8
43,954,855,765,165,6
Cây CN HN54,959,256,45
2
44,334,934,4
b. Nhận xét:
- Nhận xét thay đổi cơ cấu cây công nghiệp
- Nhận xét thay đổi cơ cấu: Tăng nhanh => cây CN lâu năm (tăng tỉ trọng trong cơ cấu cây CN) phân bố thành vùng chuyên canh.
4. Tổng kết, đánh giá:

- Gọi 1-2 Hs nêu các công thức tính trong bài thực hành.

- Nêu cơ sở xác định các dạng biểu đồ thích hợp với từng bảng số liệu

GV nhận xét giờ thực hành

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Hoàn thành bài thực hành vào vở

- Đọc và tìm hiểu trước bài mới: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp

 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời
0
Lượt xem
740

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top