Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12
Bài 24 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
Bài 24 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thủy sản và một số phương hướng phát triển ngành thủy sản của nước ta.
- Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình phát triển, phân bố ngành lâm nghiệp, một số vấn đề lớn trong phát triển lâm nghiệp của nước ta.
2. Kỹ năng
-Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về lâm, ngư nghiệp.
- Phân tích bản đồ nông lâm ngư, Atlat địa lý VN để xác định các khu vực SX, khai thác lớn,các vùng nuôi trồng thủy sản quan trọng.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: tự học; giải quyết vấn đề; hợp tác; Năng lực giao tiếp;
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ Nông – Lâm – Thủy sản VN, Bản đồ TNVN
2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập, đọc sách giáo khoa và tìm hiểu kiến thức có liên quan
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức
Lớp 12 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Gọi HS hoặc hát cho học sinh nghe một đoạn trong bài Tình ta biển bạc đồng xanh.
Yêu cầu HS nghe, nhận xét và giải thích tại sao nước ta có " biển bạc"?
Gọi HS trả lời --> Gv vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung: Tìm hiểu ngành thủy sản
Hình thức: Cả lớp, cặp
Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh, bảng số liệu.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS & GV | NỘI DUNG CHÍNH |
- Dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết, đánh giá thuận lợi và khó khăn cho phát triển ngành thuỷ sản nước ta? HS: Trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức Cặp (?) Dựa vào kiến thức SGK, bảng số liệu tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta? HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn kiến thức Khai thác Át lát địa lí trang 20 để thấy được sự phát triển của ngành thủy sản nước ta | I. Ngành thuỷ sản 1. Điều kiện phát triển a. Điều kiện thuận lợi - Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng thuộc Biển Đông. Đây là một vùng biển nhiệt đới, nhiệt độ tương đối thích hợp với sự sinh trưởng phát triển của nhiều loài thuỷ hải sản. - Vùng biển nước ta có nguồn lợi thủy sản lớn: + Trữ lượng hải sản nước ta khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn. + Biển có 2000 loài cá (trong đó có 100 loài có giá trị kinh tế), hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, hơn 600 loài rong biển. - Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vịnh vũng thuận lợi cho việc xây dựng các cảng cá. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đánh bắt xa bờ và khai thác hợp lí tài nguyên biển. - Có nhiều ngư trường lớn - Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng hải sản. -Trong đất liền có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Điều kiện kinh tế - xã hội - Nhân dân ta có truyền thống và kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản . - Cơ sở vật chất - kĩ thuật đã được chú trọng phát triển : + Các đội tàu được cơ giới hoá, với các phương tiện đánh bắt hiện đại. Cùng với đó, các dịch vụ thuỷ sản, nguồn thức ăn công nghiệp phát triển. + Các cảng cá, nhà máy chế biến thuỷ sản được nâng cấp, xây dựng mới. - Chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước có sự đổi mới theo hướng chú trọng nghề cá. - Thị trường xuất khẩu được mở rộng (Hoa Kì, EU...). b, Khó khăn - Hàng năm có từ 9 - 10 trận bão và áp thấp nhiệt đới, 30 - 35 đợt gió mùa đông bắc, --> gây thiệt hại về người, tài sản của ngư dân, hạn chế ngày ra khơi. - Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, chậm được đổi mới nên năng suất lao động còn thấp. - Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghiệp chế biến thuỷ sản còn nhiều hạn chế. - Hiện nay do đánh bắt ven bờ quá mức, kết hợp với việc dùng chất nổ, xung điện, môi trường vùng biển nhiều nơi đã bị suy thoái nên nguồn lợi thuỷ sản đang có dấu hiệu suy giảm. 2. Phát triển và phân bố a. Phát triển chung: Ngành thuỷ sản có sự phát triển đột phá: - Sản lượng:2005: 3,4 triệu tấn > SL thịt các loại cộng lại; - Giá trị sản xuất tăng nhanh - SLTS Bình quân đầu người: 42kg/người/năm. - Nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao b. Khai thác thuỷ sản: - SL tăng liên tục: (do phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại); 2005 đạt > 1,7 triệu tấn gấp 2,7 lần 1990. - Tỉ trọng giảm - Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt đặc biệt DHNTB, Nam Bộ (5 tỉnh ven biển = 50% SL cả nước) c. Nuôi trồng - Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh (tiềm năng lớn, SP nuôi có giá trị cao đáp ứng thị trường và có ý nghĩa quan trọng; CNCB tốt, xuất khẩu nhiều). - Hình thức nuôi đa dạng: Nước ngọt, mặn, lợ.. - Vùng phát triển mạnh: ĐBSCL, ĐBSH, các tỉnh giáp biển. |
Nội dung 2: Tìm hiểu ngành lâm nghiệp Hình thức: Cá nhân Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác hình ảnh. | |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS & GV | NỘI DUNG CHÍNH |
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu các nội dung sau - Nêu ý nghĩa của phát triển rừng? Gọi HS trả lời GV nhận xét, chuẩn kiến thức Gv: Hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ At lat trang 20: - Nêu tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp? HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức | II. Ngành lâm nghiệp: 1. Ý nghĩa phát triển rừng: - Kinh tế: + Tạo nguồn sống cho người dân tộc thiểu số + Giữ nguồn gen sinh học + Cung cấp nguyên liệu cho CNCB lâm sản, dược liệu, XD, củi .... + Tạo hàng xuất khẩu, phát triển du lịch.... - Môi trường - tự nhiên: + Là nơi sống của động vật quý hiếm + Cải tạo KH, cân bằng sinh thái + Điều hoà nguồn nước. + Chống xói mòn, bạc màu. 2. TN rừng giàu có đang bị suy giảm (giảm tải) 3. Phát triển và phân bố: - Rừng trồng: 2005 trồng 2,5 triệu ha, 1 năm tăng 200 nghìn ha: chủ yếu nguyên liệu giấy, trụ mỏ, rừng phòng hộ..... - Khai thác, chế biến + 1 năm khai thác 2,5 triệu m3 gỗ; 120 triệu cây tre luồng; 100 triệu cây nứa. + CB: gỗ tròn, gỗ xẻ... cả nước có 400 nhà máy cưa xẻ và hàng nghìn xưởng thủ công |
Câu 1. Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên thuộc loại : A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng. C. Rừng khoanh nuôi. D. Rừng sản xuất. Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 - 2005. (Đơn vị : nghìn tấn)
A. Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện. B. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần. C. Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành. D. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995. Câu 3. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì : A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn. B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú. D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Câu 4. Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển cho nên : A. Lâm nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp. B. Lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ. C. Việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo. D. Rừng ở nước ta rất dễ bị tàn phá. Câu 5. Việc trồng rừng của nước ta có đặc điểm: A. Rừng trồng chiếm diện tích lớn nhất trong các loại rừng. B. Mỗi năm trồng được gần 0,2 triệu ha. C. Rừng trồng không bù đắp được cho rừng bị phá. D. Tất cả các đặc điểm trên. | Câu 1. Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên thuộc loại : B. Rừng đặc dụng. Câu 2: D. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995. Câu 3. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì : B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Câu 4. B. Lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ. Câu 5. Việc trồng rừng của nước ta có đặc điểm: B. Mỗi năm trồng được gần 0,2 triệu ha. |
Vì sao ở nước ta ngành nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển?
Gọi HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung
- Tiềm năng nuôi trồng thủy sản nhiều
- Nhu cầu thị trường, nhất là thị trường nước ngoài tăng mạnh.
- Hoạt động nuôi trồng có thể chủ động được
- Phát triển nuôi trồng có ý nghĩa điều chỉnh đáng kể đối với sự phát triển của ngành khai thác và nằm trong định hướng phát triển kinh tế của nhà nước.
- Việc phát triển nuôi trồng đảm tốt hơn nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến thủy sản, nhất là chế biến để xuất khẩu.
Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo
Em hãy phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở tỉnh Hà Nam?
4. Tổng kết, đánh giá:
GV nhận chốt lại nội dung của bài, hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy tổng kết bài học.
(?) Đánh giá xu hướng chuyển dịch của nông - lâm - ngư nghiệp?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu trước bài mới: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp