Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12
Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
Căn cứ vào kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế, em hãy cho biết nước at có mấy vùng nông nghiệp? Ở địa phương em có các loại hình sx nông nghiệp nào? Loại nào có xu hướng phát triển mạnh trong giai đoạn hiện nay?Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được đặc điểm của 7 vùng nông nghiệp : Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trình bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp : phát triển kinh tế trang trại và vùng chuyên canh để sản xuất hàng hoá.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ Việt Nam để trình bày về phân bố một số ngành sản xuất nông nghiệp, vùng chuyên canh lớn.
- Phân tích bảng thống kê và biểu đồ để thấy rõ xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ NN.
3. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: tự học; giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ Nông – Lâm – Thủy sản VN, Bản đồ TNVN
2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập, máy tính, thước kẻ.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Lớp 12 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong bài học
3. Tiến trình
Hoạt động 1: Khởi động
Thế nào là tổ chức lãnh thổ nông nghiệp? Ý nghĩa của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp? Em hãy kể tên một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp mà em biết?
GV gợi HS trả lời. Gv vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung 1: Tìm hiểu các vùng nông nghiệp nước ta
Hình thức: Nhóm.
Phương pháp: dạy học hợp tác, khai thác bản đồ, Atlat
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CHÍNH |
Bước 1: chia nhóm, giao nhiệm vụ GV -Chia lớp thành các nhóm giao nhiệm vụ: Căn cứ vào nội dung bảng 25.1, kết hợp bản đồ nông nghiệp và Atlat Địa lý Việt Nam. Tìm hiểu vùng Tây Nguyên.Tìm hiểu vùng ĐBSH. Bước 2: Thảo luận Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày. Sau mỗi vùng HS dưới sự nhận xét hướng dẫn của GV thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất chuẩn hoá kiến thức *vấn đề để khắc sâu kiến thức. -Vùng ĐBSH và Tây Nguyên có những sản phẩm chuyên môn hoá nào khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó ? - Các nhóm tranh luận, GV kết luận. GV gọi một vài học sinh lên bảng xác định một số vùng chuyên canh trên bản đồ. *GV yêu cầu: trên cơ sở cách làm tại lớp, về nhà các em tự viết báo cáo cho các vùng còn lại; nắm chắc các sản phẩm chuyên môn hoá của mỗi vùng, sự phân bố. | 1. Các vùng nông nghiệp ở nước ta (chi tiết bảng 25.1) - Tây nguyên và Đông Nam Bộ - Trung du – MNPB và Tây nguyên - Đồng Bằng Sông Hồng và - Đồng Bằng Sông Cửu Long. - Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ |
Hoạt động 2: Những thay đổi trong TCLT NN ở nước ta
Hình thức: Cặp, cá nhân
Phương pháp: Đàm thoại, phát vấn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CHÍNH |
Cặp GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết, tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau: - Nêu những thay đổi trong TCLT NN nước ta? - Nêu ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hoá SP NN? HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức Cá nhân GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung sau: Sử dụng bảng 25.3- Nhận xét sự thay đổi kinh tế trang trại: số lượng và cơ cấu - Giải thích vì sao ĐBSCL kinh tế trang trại phát triển mạnh? HS: Trả lời, bổ sung GV: Chuẩn xác kiến thức | 3. Những thay đổi trong TCLT NN ở nước ta a. TCLT NN nước ta đang thay đổi theo hai hướng chính: - Tăng cường CMH SX => phát triển vùng chuyên canh quy mô lớn với: + Tây Nguyên: SX cây dài ngày: Cà phê, cao su... + ĐNB: SX cây dài ngày: Cao su, chè, hồ tiêu... + ĐBSCL: Lúa gạo, thuỷ sản, gia cầm, cây ăn quả - Đẩy mạnh đa dạng hoá NN và đa dạng hoá KT nông thôn: + Mục đích: Khai thác hợp lí ĐKTN SD tốt nguồn lao động Tạo nhiều việc làm và nông sản Giảm nhiều rủi ro khi thị trường biến động Tăng sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới thúc đẩy SX lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng SX hàng hoá - KT trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình - KT trang trại phát triển nhanh trong những năm gần đây - Cơ cấu trang trại có sự thay đổi + Trang trại nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi tăng (số lượng và cơ cấu) + Trang trại cây CN giảm trong cơ cấu (số lượng tăng chậm) - Số lượng trang trại phân bố không đều giữa các vùng: Vùng ĐBSCL nhiều nhất và tăng nhanh nhất (Dân số năng động) |
Câu 1. Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ có tác động : A. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu. B. Giảm bớt tình trạng độc canh. C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường. D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển. Câu 2. Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta hiện nay là : A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 3. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là : A. Trình độ thâm canh. B. Điều kiện về địa hình. C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu. D. Truyền thống sản xuất của dân cư. Câu 4. Đây là điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long : A. Địa hình. B. Đất đai. C. Khí hậu. D. Nguồn nước. Câu 5. Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng : A. Tăng cường tình trạng độc canh. B. Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất. C. Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp. D. Tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất. | Câu 1. C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường. Câu 2. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 3. C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu. Câu 4. C. Khí hậu Câu 5. B. Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất. |
Dựa vào Atlat Địalí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Kể tên các vùng nông nghiệp của nước ta. Phân tích một số đặc điểm của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Gọi HS xác định mức độ nhận thức, nêu hướng trả lời. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. | Mức độ nhận thức: vận dụng a. Các vùng nông nghiệp ở nước ta Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. b. Phân tích một số đặc điểm của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ * Về điều kiện sinh thái: - Địa hình núi, cao nguyên và đồi thấp - Đất chủ yếu là feralit đỏ vàng, còn có đất phù sa cổ bạc màu. - Khí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông lạnh, ôn đới trên núi cao. * Điều kiện kinh tế - xã hội: - Mật độ dân số thấp; dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. - Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến, điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. - Ở vùng núi có nhiều khó khăn. * Trình độ thâm canh: - Nhìn chung trình độ thâm canh thấp, sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao. * Sản phẩm chuyên môn hóa: - Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, hồi…) - Đậu tương, lạc, thuốc lá. - Cây ăn quả, cây dược liệu. - Trâu, bò lấy thịt, sữa, lợn. - Các sản phẩm khác. |
Liên hệ tỉnh Hà Nam: Em hãy nêu đặc điểm sinh thái và xác định các sản phẩm chuyên môn hóa của tỉnh ta.
4. Tổng kết, đánh giá:
GV nhận chốt lại nội dung của bài
- Vì sao KT trang trại phát triển mạnh nhất ở ĐBSCL?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Học và trả lời câu hỏi SGK, hoàn thiện sơ đồ bài học
Đính kèm
Sửa lần cuối: