Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12 Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày và nhận xét được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ và nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.
2. Kỹ năng
- Vẽ, xác định và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ về các ngành công nghiệp.
- Sử dụng bản đồ và Atlat để phân tích cơ cấu ngành của một số trung tâm công nghiệp và phân bố của các ngành công nghiệp.
3. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, khai thác biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ Công nghiệp VN, Bản đồ TNVN
2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, xem trước bài học ở nhà
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức
Lớp 12 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, em hãy nêu các sản phẩm nông sản chính của vùng Đông Nam Bộ? Hãy giải thích tại sao vùng lại có các nông sản đó?
3. Tiến trình
Hoạt động 1: Khởi động
Em hãy nêu sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp? Nêu những nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nước ta?
Gọi HS trả lời. GV vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung 1: Tìm hiểu cơ cấu công nghiệp theo ngành – 15 phút
Hình thức: Cá nhân, nhóm
Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác hình ảnh, Atlat
HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV | NỘI DUNG CHÍNH |
GV yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau: - Nêu k/n cơ cấu ngành CN? Nhóm 1: - CM cơ cấu ngành CN nước ta đa dạng? Lấy ví dụ các ngành hiện có ở địa phương em? Nhóm 2: - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự thay đổi như thế nào? - Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay? HS: Tìm hiểu trả lời GV: Bổ sung, chuẩn kiến thức Chuyển ý:Sự sắp xếp, tổ chức các hoạt động sản xuất công nghiệp theo không gian lãnh thổ chính là biểu hiện của cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ. | 1. Cơ cấu CN theo ngành: - Khái niệm: SGK - Cơ cấu ngành CN nước ta tương đối đa dạng, khá đầy đủ các ngành CN quan trọng: 3 nhóm- 29 ngành + CN khai thác: 4 ngành + CN chế biến: 23 ngành + CN SX, phân phối điện, khí đốt, nước. - Trong cơ cấu ngành CN VN nổi lên một số ngành CN trọng điểm: + Khái niệm + Các ngành CN trọng điểm: SGK - Cơ cấu CN VN đang chuyển dịch rõ nét + Tăng tỉ trọng CNCB + Giảm tỉ trọng CN khai thác; CN sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước. - Phương hướng hoàn thiện: + Xây dựng cơ cấu ngành linh hoạt vừa phù hợp điều kiện VN thích ứng với nền KT thế giới. + Đẩy mạnh phát triển ngành mũi nhọn, trọng điểm. + Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị. |
Hình thức: Cặp
Phương pháp: Khai thác hình ảnh, át lát, biểu đồ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CHÍNH |
GV cho HS quan sát At lát trang CN chung (hoặc hình 26.2 trong SGK), tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau: - Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta? -Giải thích tại sao có sự phân hóa CN theo lãnh thổ? HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức Chuyển ý: | 2. Cơ cấu CN VN theo lãnh thổ a. Hoạt động CN tập trung ở một số khu vực - ĐBSH và vùng phụ cận (nhiều trung tâm CN, 6 hướng chuyên môn hoá khác nhau) - Đông Nam Bộ hình thành dải CN với các trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta. - Duyên hải miền Trung: có một số trung tâm CN, đang hình thành một số TTCN mới. b. Hoạt động CNphân bố phân tán, rải rác ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa CN chưa phát triển * Nguyên nhân: Do tác động của các nhân tố: Vị trí địa lí; tài nguyên môi trường; Dân cư - lao động; CSVC, vốn, thị trường. - Những vùng có tỉ trọng CN cao: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL |
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: đàm thoại, phát vấn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG CHÍNH |
Yêu cầu HS đọc SGK, để trả lời: Nhận xét cơ cấu CN theo TP kinh tế và xu hướng chuyển dịch? HS: Trả lời, bổ sung GV: Chuẩn xác kiến thức Tại sao tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nhước ngoài tăng nhanh? | 3. Cơ cấu CN theo TP kinh tế: - Cơ cấu CN theo TP kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc: Nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động CN và ngày càng mở rộng => phát huy mọi tiềm lực - Xu hướng: + Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước + Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước đặc biệt khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài |
Hoạt động 3: Luyện tập
Câu 1. Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có: A. 2 nhóm với 19 ngành công nghiệp. B. 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. C. 4 nhóm với 23 ngành công nghiệp. D. 5 nhóm với 32 ngành công nghiệp. Câu 2. Trong những năm gần đây, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta có xu hướng chuyển dịch: A. tăng tỉ trọng ở khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng ở khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. B. giảm mạnh tỉ trọng ở khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng ở khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. C. tăng tỉ trọng ở khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, giảm tỉ trọng ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. D. giảm tỉ trọng ở khu vực Nhà nước, tăng giá trị sản xuất khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thay đổi không đáng kể. | Câu 1. B. 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. Câu 2. B. giảm mạnh tỉ trọng ở khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng ở khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. |
Hoạt động 4: Vận dụng
Câu 1: Yêu cầu HS sử dụng biểu đồ trong Atlát trang 21: Chứng minh cơ cấu ngành CN đang có sự chuyển dịch rõ nét?
Câu 2: học sử dụng bảng số liệu 29.2 trang 128:
- Nhận xét thay đổi giá trị SXCN theo lãnh thổ?
Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo
Em hãy tìm hiểu đặc điểm hoạt động công nghiệp ở tỉnh Hà Nam
4. Tổng kết, đánh giá
- GV nhận chốt lại nội dung của bài qua việc HD học sinh vẽ sơ đồ bài học.
- Giải thích vì sao vùng ĐNB có tỉ trọng CN cao nhất?
- Nhận xét giờ học
5. Hướng dẫn học ở nhà – 1 phút
- Học và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu trước bài Các ngành CN trọng điểm gơi ý: thế mạnh, hiệu quả kinh tế cao, tác động đến các ngành kinh tế khác.