Tiết 30 Bài 27- Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, địa lí 12

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12
Bài 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM


I. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức


- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành CN trọng điểm ở nước ta.

- GD tích hợp BVMT: Vai trò của nguồn tài nguyên đối với việc PT ngành CN trọng điểm è việc khai thác ảnh hưởng tới môi trường.

2. Kĩ năng

- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, về CN năng lượng, CN chế biến LTTP

- Sử dụng bản đồ và Atlat để phân tích cơ cấu ngành của một số trung tâm công nghiệp và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm.

3. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;

- Năng lực chuyên biệt:
Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, xử lí số liệu

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ Công nghiệp VN, Bản đồ địa chất- khoáng sản VN, Atlat địa lí VN

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập, SGK. Đọc tìm hiểu trước nội dung bài

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức


Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
Lớp 12Ngày dạy: ……………Sĩ số: ......../Vắng: ........................................
2. Kiểm tra bài cũ – 5'

Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối da dạng và đang có sự chuyển biến. Nguyên nhân của sự chuyển dịch

a) Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng:


- Theo cách phân loại hiện nay, nước ta có 29 ngành công nghiệp, được chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành).

+ Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành).

+ Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

b) Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến rõ rệt:

- theo hướng tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng 2 nhóm ngành còn lại, nhằm thích nghi với tình hình mới để có cơ hội hội nhập vào thị trường khu vực và TG

- Trong cơ cấu ngành hiện nay đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp vật liệu xây dựng,…

c, Nguyên nhân:

- Do tác động của công cuộc đổi mới nền kinh tế-xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Các nguồn lực phát triển công nghiệp được phát huy.

- Các nguyên nhân khác: thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, tăng nhanh nguồn nhân lực có kĩ thuật cao,...



3. Tiến trình

Hoạt động 1: Khởi động


GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm, sau đó giới thiệu cho HS biết các ngành công nghiệp trọng điểm sẽ tìm hiểu.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nội dung 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp năng lượng


Hình thức: Nhóm, cá nhân

Phương pháp: dạy học hợp tác; đàm thoại; khai thác bản đồ, biểu đồ.

Hoạt động của HS, GV
Nội dung chính
GV nêu cơ cấu ngành CN năng lượng
GV sử dụng sơ đồ cơ cấu công nghiệp năng lượng để giới thiệu cho HS những ngành CN hiện có ở nước ta và những ngành sẽ phát triển trong tương lai.
* Nhóm

B1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ
- N1: Tìm hiểu CN khai thác than:
+ Các loại than (trữ lượng và phân bố)
+ Tình hình sản xuất
- N2: Tìm hiểu CN khai thác dầu khí: Trữ lượng, phân bố, tình hình SX

B2: HS tìm hiểu, thảo luận
B3: Đại diện nhóm trình bày
B4: GV chuẩn xác kiến thức















* Cá nhân

- Nêu điều kiện để phát triển ngành điện lực nước ta?



- Khai thác hình ảnh và kiến thức nêu tình hình phát triển ngành CN điện lực?






+ Tại sao có sự thay đổi về cơ cấu sản lượng điện?
+ Sự khác biệt trong sử dụng nhiên liệu giữa các nhà máy nhiệt điện phía Bắc và phía Nam?

- HS trình bày.
- GV chuẩn kiến thức
I. Công nghiệp năng lượng:






1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

a. CN khai thác than

Các loạiTrữ lượngPhân bốTình hình SX
AntraxitVài tỉ tấn (QN 3 tỉ tấn) đứng đầu ĐNVùng ĐB (QN 90%)- Khai thác sớm, chủ yểu ở phía Bắc
- Sản lượng tăng; hiện nay 34 triệu tấn/năm)
-
T
an nâu
Hàng chục tỉ tấnĐB sông Hồng
Than bùnLớnĐBSCL (đặc biệt U Minh)
Than mỡNhỏThái Nguyên

b. CN khai thác dầu, khí
- Trữ lượng: Dầu mỏ vài tỉ tấn; Khí vài trăm tỉ m3
- Phân bố: Bể trầm tích ngoài thềm lục địa:
+ Bể trầm tích Cửu Long trữ lượng lớn, một số mỏ đã được khai thác (Rồng, Bạch Hổ...)
+ Bể trầm tích Nam Côn sơn có trữ lượng lớn nhất, ưu thế về khí, mỏ Đại Hùng đã được khai thác
Ngoài ra còn có ở SH, Trung bộ, Thổ Chu - Mã Lai
- Tình hình sản xuất:
+ Năm 1986 bắt đầu khai thác.
+ Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng (2005-18,5 tr.tấn, 2009-19,5 tr.tấn).
+ Ngành công nghiệp lọc-hóa dầu vừa mới ra đời với nhà máy lọc dầu Dung Quốc (Quảng Ngãi), CS 6,5 triệu tấn/năm.
+ Khí tự nhiên đang được khai thác cho các tuốc bin khí của nhà máy điện Phú Mĩ và dự án điện ở Cà Mau, là nguyên liệu để SX phân đạm (Phú Mĩ, Cà Mau).

3. Công nghiệp điện lực
a, Điều kiện phát triển

- Nguồn năng lượng phong phú: thán, dầu mỏ, thủy năng, năng lượng mới,...
- Nhu cầu tiêu dùng, sản xuất tăng
- Chính sách phát triển của Nhà nước
* Tình hình phát triển chung
- SL điện tăng rất nhanh: 5,2 tỉ kw(1985) -> 52,1 tỉ kw
+ 1991 - 1996: Thuỷ điện chiếm 70%
+ 2005: Nhiệt điện chiếm 70%
- Mạng lưới tải điện: Đáng chú ý nhất đường dây siêu cao áp 500kw

* Thuỷ điện:

- Tiềm năng rất lớn: khoảng 30 triệu kw, tập trung ở hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai
- Nhiều nhà máy thuỷ điện công suất lớn đang hoạt động: Hoà Bình 1920 Mw, Yaly 720 MW...
- Nhiều nhà máy đang xây dựng: Sơn La, Na Hang...

* Nhiệt điện:
- Nhiên liệu dồi dào: Than, dầu khí, năng lượng MT, gió….
- Phía bắc: Than ở QN; phía Nam: Dầu khí
- Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại 1,2; Uông Bí; Phú Mỹ 1,2,3,4....
- Một số nhà máy đang xây dựng.
Nội dung 2: tìm hiểu ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: đàm thoại, khai thác bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu


- HS dựa vào bản đồ công nghiệp, sơ đồ, bảng biểu trong SGK và kiến thức đã học:





+ Chứng minh cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP đa dạng.




Gọi HS trả lời
GV nhận xét, chuẩn KT

II. CN chế biến lương thực, thực phẩm
- Thế mạnh:
+ Nguồn nguyên liệu phong phú từ nông, lâm, thủy sản
+ Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong nước và ngoài nước.
- Tình hình phát triển:
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất: tăng
+ Giá trị sản xuất: tăng

+ Cơ cấu rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính
Chế biến sản phẩm trồng trọt (phân ngành:… ….)
Chế biến sản phẩm chăn nuôi (phân ngành:… ….)
Chế biến thủy hải sản (phân ngành:… ….)

- Phân bố mang tính chất qui luật: phụ thuộc vào tính chất nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ.



Hoạt động 3: Luyện tập

Câu 1. Than có chất lượng tốt nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở
A. Quảng Ninh.
B. Thái Nguyên.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 1.
A. Quảng Ninh.
Câu 2. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, kể tên 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất ở miền Bắc và miền Nam của nước ta. Cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp đó.
Mức độ nhận thức: vận dụng
Hướng dẫn trả lời

- Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn ở hai miền Bắc và Nam nước ta.
- Cơ cấu ngành công nghiệp của 2 trung tâm:
+ Hà Nội: cơ khí, điện tử, sản xuất ô tô, hoá chất, vật liệu xây dựng, luyện kim đen, sản xuất giấy, chế biến nông sản, dệt may.
+ TP Hồ Chí Minh: cơ khí, điện tử, sản xuất ô tô, đóng tàu, hoá chất, vật liệu xây dựng, luyện kim đen, luyện kim màu, sản xuất giấy, chế biến nông sản, dệt may.
Hoạt động 4: Vận dụng

Giải thích vì sao CN chế biến LT-TP là ngành công nghiệp trọng điểm.

Gọi HS trả lời:

GV nhận xét, Hướng dẫn học sinh:

Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo

Câu hỏi: Tại sao nói: việc phân bố CN chế biến LT-TP mang tính qui luật?

Gọi HS trả lời:

GV nhận xét, Hướng dẫn học sinh:

4.Tổng kết, đánh giá – 4'

GV đặt câu hỏi : Qua bài học em hãy Chứng minh một ngành CN là ngành kinh tế trọng điểm?

Gọi HS trả lời:

GV nhận xét, Hướng dẫn học sinh:

Chứng minh 1 ngành CN là ngành trọng điểm:

+ Thế mạnh lâu dài: nguồn nguyên liệu, lao động, thị trường, chính sách,...

+ Hiệu quả kinh tế cao: khai thác từ biểu đồ trong Atlat ( tỉ trọng, giá trị sản xuất, sản lượng, cơ cấu, ...)

+ Tác động đến các ngành kinh tế khác:

5. Hướng dẫn về nhà 30'':

- Học và trả lời câu hỏi SG.

- Tìm hiểu trước bài Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp- địa lí lớp 10 bài 39

Vấn đề tổ chức lãnh thổ CN
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
1
Lượt xem
741

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top