Tiết 30 Giáo án lịch sử 6 Làm bài tập lịch sử

Huyền Trang

Thành Viên
Điểm
0
Tiết 30: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:
Giúp HS:

- Củng cố những kiến thức cơ bản của phần lịch sử Việt Nam từ năm 542 đến TK IX.

- Nắm chắc, hiểu rõ những nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam.

- Biết được tình hình Cham-pa từ TK II - IX.

2. Kỹ năng

Củng cố, rèn luyện tốt hơn các kĩ năng học tập bộ môn.

3. Thái độ

Thông qua những sự kiện, niên đại, nhân vật lịch sử…đã được học, giúp HS có nhận thức, đánh giá đúng đắn.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

III. Phương tiện

- Ti vi.

- Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên


- Giáo án word và Powerpoint, hệ thống câu hỏi bài tập...

- Lược đồ các cuộc khởi nghĩa.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Bài soạn các câu hỏi….

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (
linh động)

3. Bài mới:

3.1 Hoạt động khởi động


- Mục tiêu: Tạo tâm thế, ý thức học tập, gây hứng thú để học sinh vào bài

- Phương pháp – kĩ thuật: Thuyết trình, trực quan, cá nhân…

- Thời gian: (5 phút)

- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh của các cuộc khởi nghĩa.

GV nêu câu hỏi HS trả lời:

+ Lịch sử nước ta đã trải qua các cuộc khởi nghĩa nào?

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời:

Giáo viên nhận xét hướng HS vào bài mới:

GV trình chiếu các câu hỏi để HS trả lời, có thể chia nhóm để thi đua giữa các nhóm với nhau.

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1.
Hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lí Bí vì

A. Lí Bí là người có công trong các cuộc khởi nghĩa lớn.

B. đây là kế sách của nhân dân.

C. nhân dân và hào kiệt không chịu ách thống trị của bọn đô hộ.

D. nhân dân muốn lập nên một chính quyền mới.

Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo?

A. Được nhân dân ủng hộ và tài chỉ huy của Triệu Quang Phục.

B. Lực lượng quân địch không mạnh.

C. Nhà Lương có loạn.

D. Trần Bá Tiên bỏ về nước.

Câu 3. Chọn ý đúng để hoàn thành đoạn đoạn trích nói về quá trình xây dựng nước Cham-Pa.

độc lập?

Năm 192-193, Khu Liên lãnh đạo nhân dân ... nổi dậy giành quyền độc lập, đặt tên nước là …sau đó đổi tên là…đóng đô ở …

A. Nhật Nam, Cửu Chân, Cham-pa, Sin-ha-pu-ra.

B. Nhật Nam, Lâm Ấp, Cham-pa, Sin-ha-pu-ra.

C. Tượng Lâm, Lâm Ấp, Cham-pa, Sin-ha-pu-ra.

D. Nhật Nam, Lâm Ấp, Giao Chỉ, Sin-ha-pu-ra.

Câu 4. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế vào thời gian nào?

A. Mùa xuân năm 542. B. Mùa xuân năm 40.

C. Mùa xuân năm 543. D. Mùa xuân năm 544.

Câu 5.
Vị tướng nào của nhà Lương đã đem quân sang đàn áp Lý Nam Đế?

A. Lục Dận. B. Tôn Tư. C. Trần Bá Tiên. D. Mã Viện.

Câu 6
. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan diễn ra khi triều đại nào của Trung Quốc đang cai trị nước ta?

A. Nhà Hán. B. Nhà Lương.

C. Nhà Ngô. D. Nhà Đường.

Câu 7.
Tại sao Lý Nam Đế thất bại trong cuộc chiến đấu chống quân Lương?

A. Lương thực cạn. B. Nhân dân không ủng hộ.

C. Lương thực địch quá mạnh. D. Nội bộ mất đoàn kết.

Câu 8. Tên nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?

A. Lý Nam Đế mong muốn một năm có bốn mùa xuân.

B. Lý Nam Đế mong muốn đất nước trường tồn.

C. Lý Nam Đế mong muốn hoa nở khắp đất nước.

D. Lý Nam Đế mong muốn đất nước tươi như hoa.

Câu 9. Tại sao nhà Tùy đòi Lý Phật Tử sang chầu?

A. Nhà Tùy muốn kết nghĩa anh em với Lý Phật Tử.

B. Nhà Tùy muốn xem mặt vua nước ta.

C. Nhà Tùy muốn trao đổi buôn bán với nước ta.

D. Nhà Tùy muốn bắt giữ Lý Phât Tử để lập lại chế độ cai trị như cũ.

Câu 10
. Đến thế kỷ VI, triều đại phong kiến Trung Quốc nào đô hộ Giao Châu?

A. Nhà Đường. B. Nhà Lương.

C. Nhà Ngô. D. Nhà Tần.

Câu 11. Nhà Lương đã chia nước Âu Lạc cũ thành các quận huyện nào?

A. Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Trân Châu.

B. Giao Chỉ, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Trân Châu.

C. Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu.

D. Hải Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Trân Châu.

Câu 12. Đứng đầu ban Văn của triều đình Tiền Lý là

A. Tinh Thiều. B. Phạm Tu.

C. Lý Phật Tử. D. Triệu Quang Phục.

Câu 13. Đâu không phải lý do Triệu Quang Phục rút về đầm Dạ Trạch?

A. Đây là vùng đầm lầy rộng mênh mông. B. Ở giữa có bãi đất cao, khô ráo.

C. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn. D. Có dân cư sinh sống đông.

Câu 14.
Khi vua Tùy đòi sang chầu, thái độ của Lý Phật Tử như thế nào?

A. Đồng ý sang chầu.

B. Lý Phật Tử đồng ý sang chầu và bị vua Tùy bắt.

C. Từ chối và tích cực và chuẩn bị chống quân Tùy xâm lược.

D. Lý Phật Tử từ chối và rút quân về vùng Thanh Hóa phòng thủ.

Câu 15. Năm 791, khi nhà Đường đem quân sang đàn áp, Phùng An đã làm gì?

A. Tự tử. B. Tiếp tục kháng chiến.

C. Đầu hàng quân Đường. D. Bỏ trốn sang nước khác.

B. TỰ LUẬN

Câu 16
. Trình bày tình hình chính trị - kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường?

- Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Phủ đô hộ đặt ở Tống Bình, các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, ở miền núi do các tù trưởng địa phương tự cai quản, các hương và xã do người Việt tự cai quản.

- Nhà Đường tiến hành sửa sang đường bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận huyện, xây thành, đắp luỹ, tăng tiên quân số...

- Ngoài thuế ruộng đất, thà Đường còn đặt thêm nhiều thuế mới: muối, sắt, đay, gai ; tăng cường cống nạp những sản vật quý hiếm thư ngọc trai, sừng tê... đặc biệt nộp cống vải (quả).

Câu 18. Nêu quá trình hình thành nước Chămpa?

- Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ, Cửu Chân, quân Hán đã đánh xuống phía nam, chiếm đất của của người Chàm cổ, sáp nhập vào quận Nhật Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.

- Cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, đã nổi dậy giành quyền độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

- Các vua Lâm Ấp thường tấn công quân sự các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ, phía bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa.

Câu 19. Hoàn thành bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kì Bắc thuộc.


TT

Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa (người lãnh đạo)
Tóm tắt diển biến chính

Ý nghĩa
1.
Năm 40​
Hai Bà Trưng- Nổ ra ở Mê Linh nhanh chóng chiếm toàn bộ Giao Châu.- Thể hiện ý chí đấu tranh giành lại độc lập chủ quyền của nhân dân ta.
- Khẳng định thế lực phong kiến Trung Quốc không thể cai trị nhân dân ta vĩnh viễn được.
2.
Năm 248​
Bà Triệu (Triệu Thị Trinh)- Bùng nổ ở Phú Điền, lan khắp Giao Châu.
3.

Năm 542 -602​

Lí Bí
- Nổ ra ở Thái Bình, chưa đầy 3 tháng chiếm hầu hết các quận huyện. Năm 544 Lí Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.
4.
Đầu TK VIII​
Mai Thúc Loan- Nổ ra ở Hoan Châu, liên kết với nhân dân Cham pa và khắp Giao Châu chiếm được Tống Bình.
5.
Năm 776 – 791​
Phùng Hưng- Nổ ra ở Đường Lâm nhanh chóng bao vây, tấn công Tống Bình.
3.2. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS kể chuyện, nhận xét …

- Phương thức tiến hành: Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Tại sao nói giai đoạn lịch sử nước ta từ năm l79 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc?

- Thời gian: 3 phút.

- Dự kiến sản phẩm: HS trình bày

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Học bài cũ, ôn lại các bài đã học để tiết sau ôn tập chương.
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Huyền Trang,
Trả lời
0
Lượt xem
587

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top