giáo án Tiết 35 Từ Đồng Nghĩa- ngữ văn 7

Tiết 35 TỪ ĐỒNG NGHĨA

A- MỤC TIÊU BÀI DẠY:


Giúp HS:

1.Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.

2.Kỹ năng: HS hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

3.Thái độ: Có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa đúng, hợp lý.

B- CHUẨN BỊ :

- Gv: Bảng phụ viết ví dụ và bài tập.Những điều cần lưu ý:

ở chương trình ngữ văn 7, từ đồng nghĩa được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với thuật ngữ cũ.

- Hs:cn:ài soạn

C – PHƯƠNG PHÁP

Thuyết trình, phát vấn, nhóm học tập......

D- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:


Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào?

(Trả lời dựa vào ghi nhớ-sgk-107 ).

3. Bài mới:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

(Qua đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan)​

Từ nước với quốc, nhà với gia là từ gì? (Từ đồng nghĩa ). Em đã được học từ đồng nghĩa ở lớp nào? (Lớp 5 ). Bài hôn nay sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về lớp từ này.

Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- Em nào có thể nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa? (là những từ có nghĩa tương tự nhau).
- Đọc lại bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như.
- Từ rọi, trông ở trong văn bản này có nghĩa là gì?
- Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông?

- Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ đã tìm được so với nghĩa của từ gốc?
- Gv: Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau gọi là từ đồng nghĩa.
- Vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?

- Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài những nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa sau: (2), (3).
Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông ?


- Em có nhận xét gì về hiện tượng đồng nghĩa của từ trông?

- Từ nhận xét trên, em có thể rút ra kết luận gì về từ nhiều nghĩa?
- Hs đọc ghi nhớ.

- Hs đọc ví dụ.
- Giải nghĩa từ quả, trái?

- Em có nhận xét gì về nghĩa của 2 từ này?
- Sắc thái ý nghĩa của 2 từ này giống nhau hay khác nhau?
- Gv: Những từ đồng nghĩa không phân biệt nhau về sắc thái gọi là:
- Hs đọc ví dụ.
- Nghĩa của 2 từ bỏ mạng và hi sinh trong 2 câu trên có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau? (Giống nhau: cùng nói về cái chết của con người. Khác nhau: bỏ mạng mang sắc thái coi thường, khinh rẻ, còn hi sinh mang sắc thái kính trọng)

- Gv: Những từ đồng nghĩa có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái nghĩa khác nhau thì gọi là:



- Từ đồng nghĩa được phân loại như thế nào ?
- Thử thay thế các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục II cho nhau và rút ra nhận xét?
- Vì sao quả-trái lại thay thế được mà hi sinh - bỏ mạng lại không thay thế được? (Vì quả - trái là từ đồng nghĩa hoàn toàn, không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. Còn hi sinh - bỏ mạng là từ đồng nghĩa không hoàn toàn, có sắc thái nghĩa khác nhau)
- Ở bài 7, tại sao đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay?




- Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần phải lưu ý gì?
- Hs đọc ghi nhớ 3.


- Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây ?

- Vì sao em biết đó là những từ đồng nghĩa ?






- Tìm từ có gốc Ấn - Âu đồng nghĩa với các từ sau đây?



- Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân?



- Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau đây?




Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau?












Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống?






I-Thế nào là từ đồng nghĩa:


* Ví dụ 1:

- Rọi: chiếu sáng, soi sáng.
- Trông: nhìn để nhận biết.
- Từ đồng nghĩa:
+ Rọi đồng nghĩa với chiếu, soi, tỏ.
+ Trông đồng nghĩa với nhìn ngó, dòm, nghé, liếc, lườm.
-> Nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.




=> Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
* Ví dụ 2:




- Trông có các từ đồng nghĩa:
(2) Coi sóc giữ gìn cho yên ổn: Trông coi, chăm sóc, coi sóc.
(3) Mong: mong, hi vọng, trông mong.
-> Từ trông là từ nhiều nghĩa, nên từ trông có thể đồng nghĩa với nhiều dãy từ khác nhau.
=> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
* Ghi nhớ 1: sgk (114 ).
II- Các loại từ đồng nghĩa:
* Ví dụ 1:
- Quả:
- Trái:
-> Nghĩa hoàn toàn giống nhau, không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa.


=> Từ đồng nghĩa hoàn toàn.

*Ví dụ 2:
- Bỏ mạng: chỉ cái chết của con người. Đây là cái chết vô tích sự, mang sắc thái coi thường, khinh rẻ.
- Hi sinh: chỉ cái chết của con người. Đây là cái chết vì lí tưởng cao đep, vì nghĩa vụ cao cả nên mang sắc thái kính trọng
-> Giống nhau về nghĩa.
Khác nhau về sắc thái.

=> Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
* Ghi nhớ 2: sgk (114).
III- Sử dụng từ đồng nghĩa:
* Ví dụ 1:


- Quả - trái: thay thế được.
- Hi sinh - bỏ mạng: không thay thế được.








* Ví dụ 2: chia tay - chia li.
- Giống nhau: Đều chỉ sự rời nhau, mỗi người đi 1 nơi.
- Khác nhau: Chia tay chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại nhau trong 1 tương lai gần. Còn chia li gợi 1 chia tay lâu dài, không có hi vọng gặp lại nhau.
* Ghi nhớ 3 : sgk (115).

IV- Luyện tập:
1- Bài 1 (115 ):
- Gan dạ - dũng cảm
- Chó biển - hải cẩu
- Nhà thơ - thi sĩ
- Đòi hỏi - yêu cầu
- Mổ xẻ - phẫu thuật
- Năm học - niên khoá
- Của cải - tài sản
- Loài người - nhân loại
- Nước ngoài - ngoại quốc
- Thay mặt - đại diện
2- Bài 2 (115 ):
- Máy thu hình - Ra đi ô
- Sinh tố - vi ta min
- Xe hơi - ô tô
- Dương cầm - pi a nô
3- Bài 3 (115 ):
- Ba, thầy - bố
- Má, bầm, bu - mẹ
- Hùm, beo - hổ
- Cầy - chó
4- Bài 4 (115 ):
- Đưa tận tay - trao tận tay
- Đưa khách - tiễn khách
- Kêu - than thở, phàn nàn
- Nói - phê bình
- Đi - mất
5- Bài 5 (116)
- Ăn, xơi, chén
Ăn: sắc thái bình thường
Xơi: sắc thái lịch sự, xã giao
Chén: sắc thái thân mật, thông tục
- Cho, tặng, biếu
- Yếu đuối: sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần
Yếu ớt: Sức lực hoặc tác dụng coi như là không đáng kể
- Xinh: trẻ, nhỏ nhắn, ưa nhìn
Đẹp: ý nghĩa chung hơn, cao hơn xinh
- Tu, nhấp, nốc: Khác nhau về cách thức hoạt động
6- Bài tập 6 (116)
a, thành quả - thành tích
b, ngoan cố - ngoan cường
c, nghĩa vụ - nhiệm vụ
d, giữ gìn - bảo vệ
7- Bài 7 (116)
a, - Đối xử/ đối đãi
- đối xử
b, - Trọng đại/ to lớn
- To lớn
4. Củng cố, hướng dẫn

- Thế nào là từ đồng nghĩa?

- Từ đồng nghĩa được phân loại như thế nào?

- Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần lưu ý gì?

- Học thuộc 3 ghi nhớ, làm bài 5, 6, 7, 8, 9.

- Đọc bài: Cách lập ý của bài văn biểu cảm
 

Đính kèm

  • Tiết 35 TỪ ĐỒNG NGHĨA.docx
    19.1 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top