Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12
Bài 32 VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Hiểu và trình bày được các thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật của vùng.
- Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng ; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục.
- Biết được sự phát triển kinh tế của vùng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí của vùng, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất nổi bật.
3. Thái độ
Xác định thái độ, ý thức việc xây dựng vùng TDMN Bắc bộ.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế TDMNBB, ĐBsông Hồng
- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập,....
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức- 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới - 38
Khởi động: học sinh hát một số bài hát về TD miền núi Bắc Bộ
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần khái quát chung – 8 phút
Hình thức: cả lớp
Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác hình ảnh
4. Đánh giá - 3 phút
- Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?
Việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa quan trọng:
* Về mặt kinh tế:
- Thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển.
- Cung cấp nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản…cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
* Về mặt chính trị, xã hội:
- Đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ít người, chiếm 1/2 số dân tộc ít người của cả nước và có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Việc phát huy các thế mạnh về kinh tế sẽ dần dần xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa miền ngược và miền xuôi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc.
- Phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để phát triển kinh tế góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút nguồn lao động từ các vùng khác đến, giúp định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đây là vùng căn cứ cách mạng, thủ đô kháng chiến trong thời kì chống Pháp.
- Có đường biên giới với Trung Quốc, Lào và các tuyến giao thông (quốc lộ 1A, quốc lộ 6, 18…), cửa khẩu quốc tế quan trọng (Hà Khẩu, Móng Cái, Hữu Nghị, Tây Trang….) góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế trao đổi hàng hóa với các nước Trung Quốc, Lào và các nước khác trong khu vực. Phát huy thế mạnh phát triển kinh tế còn góp phần tăng cường sức mạnh về an ninh, quốc phòng.
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy hệ thống nội dung bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà – 1 phút:
- Học và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc và tìm hiểu trước bài mới 33 – Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng.
Bài 32 VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Hiểu và trình bày được các thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật của vùng.
- Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng ; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục.
- Biết được sự phát triển kinh tế của vùng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí của vùng, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất nổi bật.
3. Thái độ
Xác định thái độ, ý thức việc xây dựng vùng TDMN Bắc bộ.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế TDMNBB, ĐBsông Hồng
- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập,....
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức- 1 phút
Lớp 12A3 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12A2 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
3. Bài mới - 38
Khởi động: học sinh hát một số bài hát về TD miền núi Bắc Bộ
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần khái quát chung – 8 phút
Hình thức: cả lớp
Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác hình ảnh
HOẠT ĐỘNG HS, GV | NỘI DUNG CHÍNH |
GV yêu cầu HS: (?)Quan sát lược đồ, hãy mô tả vị trí địa lí và lãnh thổ của vùng? Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí? HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức | I. Khái quát chung - Có diện tích lãnh thổ rộng lớn: 101 000km2 = 30,5% diện tích cả nước; gồm 2 khu vực địa hình: Tây Bắc và Đông Bắc. - Tiếp giáp: Trung Quốc, Thượng Lào, ĐBSH; phía Đông là vịnh Bắc Bộ. => Ý nghĩa: Có vị trí đặc biệt đang đầu tư phát triển GT đường bộ, đường biển quan hệ giao lưu cả nước và các vùng đặc biệt ĐBSH. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần khái quát chung – 30 phút Hình thức: Nhóm Phương pháp: dạy học hợp tác, khai thác hình ảnh | |
Bước 1: GV chia nhóm – giao nhiệm vụ N1: Tìm hiểu thế mạnh khai thác, CBKS, thuỷ điện: tiềm năng, khai thác, định hướng N2: Tìm hiểu trồng, chế biến cây CN … cận nhiệt và ôn đới: - Cơ sở phát triển - Hiện trạng phát triển - Phương hướng phát triển N3: Chăn nuôi đại gia súc: - Cơ sở phát triển - Hiện trạng phát triển - Phương hướng phát triển N4: Kinh tế biển: Gồm những ngành nào? Bước 2: Học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo phân công Bước 3: Đại diện nhóm trình bày Bước 4: Giáo viên nhận xét, chuẩn xác kiến thức | II. Các thế mạnh về kinh tế 1. Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện a. Khai thác, chế biến khoáng sản: - Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta: than sắt, chì, kẽm, đồng, apatit, đá vôi, đất hiếm … + Than: QN (trữ lượng 3tỉ tấn) tốt nhất ĐNA, SL khai thác trên 30 triệu tấn/năm; phục vụ nhà máy điện và xuất khẩu + Kim loại: Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái); thiếc (Cao Bằng); Đồng – Niken (Sơn La); Đồng – Vàng (Lào Cai) => nguyên liệu luyện kim và chế tạo máy (SL khoảng 1.000 tấn/năm) + Phi kim loại: Apatit - Lào Cai: SL 600.000 tấn và các loại đất hiếm khác => SX phân bón + VLXD: Đá vôi, sét, cao lanh …=> SX VLXD b. Thuỷ điện: - Trữ năng lớn: Hệ thống SH 11triệu kw =1/3 cả nước. => xây dựng các nhà máy thuỷ điện (SGK) --> phát triển cơ cấu CN đa ngành, đặc biệt là CN nặng 2. Trồng và chế biến cây CN, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới – Trồng trọt a, Điều kiện phát triển: - Đất feralit trên đá phiến, đá vôi, đá khác. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh - Địa hình phân hoá đa dạng - Dân cư có kinh nghiệm SX - Nhu cầu thị trường lớn - Chính sách khuyến khích phát triển b Hiện trạng phát triển: - Phát triển cây CN: chè - Cây dược liệu: tam thất, hồi, đương quy … - Cây ăn quả, rau, đặc sản c, Phương hướng phát triển: Phát triển nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ KHKT, chính sách định cư, định canh. 3. Chăn nuôi đại gia súc: a, Cơ sở phát triển: - Nguồn thức ăn phong phú: Đồng cỏ (Mộc Châu) - Giống vật nuôi tốt: Lợn, ngựa, gà, trâu, bò … - Kinh nghiệm SX của nhân dân b, Hiện trạng phát triển: + Đàn trâu bò phát triển nhất cả nước, đặc biệt là đàn trâu có 1,7 triệu con >1/2 đàn trâu cả nước; bò 900.000 con = 16% đàn bò cả nước; gia súc khác: lợn, dê, ngựa … chú ý phát triển c, Phương hướng phát triển: phát triển dịch vụ thú y, cơ sở hạ tầng, CN CB 4, Kinh tế biển - Tiềm năng: chỉ có tỉnh Quảng Ninh giáp biển nhưng tiềm năng rất lớn --> phát triển kinh tế biển - Hiện trạng: + Đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản: Vịnh Bắc Bộ + Phát triển du lịch biển: Vịnh Hạ Long, Trà Cổ, khai thác du trên các đảo... + GTVT biển: Cụm cảng QN, cảng nước sâu Cái Lân |
- Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?
Hướng dẫn trả lời
Việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa quan trọng:
* Về mặt kinh tế:
- Thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển.
- Cung cấp nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản…cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
* Về mặt chính trị, xã hội:
- Đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ít người, chiếm 1/2 số dân tộc ít người của cả nước và có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Việc phát huy các thế mạnh về kinh tế sẽ dần dần xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa miền ngược và miền xuôi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc.
- Phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để phát triển kinh tế góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút nguồn lao động từ các vùng khác đến, giúp định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đây là vùng căn cứ cách mạng, thủ đô kháng chiến trong thời kì chống Pháp.
- Có đường biên giới với Trung Quốc, Lào và các tuyến giao thông (quốc lộ 1A, quốc lộ 6, 18…), cửa khẩu quốc tế quan trọng (Hà Khẩu, Móng Cái, Hữu Nghị, Tây Trang….) góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế trao đổi hàng hóa với các nước Trung Quốc, Lào và các nước khác trong khu vực. Phát huy thế mạnh phát triển kinh tế còn góp phần tăng cường sức mạnh về an ninh, quốc phòng.
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy hệ thống nội dung bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà – 1 phút:
- Học và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc và tìm hiểu trước bài mới 33 – Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng.