Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12
VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Phân tích được tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật tới sự phát triển kinh tế ; những vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Hiểu và trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các định hướng chính.
2.Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí, nhận xét và giải thích sự phân bố của một số ngành sản xuất đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ để nhận biết sự thay đổi trong dân số, cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng
3. Thái độ
Thêm yêu quê hương, Tổ quốc, đồng thời xây dựng được tinh thần học tập nghiêm túc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế TDMNBB, ĐBsông Hồng
- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập,....
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức – 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ – 6 phút:
PA 1: Trình bày triềm năng và hiện trạng khai thác thế mạnh về khoáng sản, thủy điện của vùng trung du miền núi phía Bắc.
PA2: Cả lớp chuẩn bị giấy 1/4 kiểm tra: theo 1 trong 4nội dung – 5 phút:
-Trình bày thế mạnh trong khai thác, chế biến khoáng sản.
-Trình bày thế mạnh trong khai thác thủy điện.
-Trình bày thế mạnh trong trồng trọt.
-Trình bày thế mạnh về chăn nuôi
3. Tiến trình – 35 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thế mạnh chủ yếu của vùng – 15 phút
Hình thức: Cả lớp, nhóm
Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh; dạy học hợp tác
4. Tổng kết - đánh giá:
- GV chốt lại nội dung chính của bài
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu trước bài thực hành, chuẩn bị thước kẻ, máy tính.
VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Phân tích được tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật tới sự phát triển kinh tế ; những vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Hiểu và trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các định hướng chính.
2.Kĩ năng :
- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí, nhận xét và giải thích sự phân bố của một số ngành sản xuất đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ để nhận biết sự thay đổi trong dân số, cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng
3. Thái độ
Thêm yêu quê hương, Tổ quốc, đồng thời xây dựng được tinh thần học tập nghiêm túc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế TDMNBB, ĐBsông Hồng
- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập,....
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức – 1 phút
Lớp 12A3 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12A2 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
PA 1: Trình bày triềm năng và hiện trạng khai thác thế mạnh về khoáng sản, thủy điện của vùng trung du miền núi phía Bắc.
PA2: Cả lớp chuẩn bị giấy 1/4 kiểm tra: theo 1 trong 4nội dung – 5 phút:
-Trình bày thế mạnh trong khai thác, chế biến khoáng sản.
-Trình bày thế mạnh trong khai thác thủy điện.
-Trình bày thế mạnh trong trồng trọt.
-Trình bày thế mạnh về chăn nuôi
3. Tiến trình – 35 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thế mạnh chủ yếu của vùng – 15 phút
Hình thức: Cả lớp, nhóm
Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh; dạy học hợp tác
HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV | NỘI DUNG CHÍNH |
* Cả lớp GV treo bản đồ, gọi HS - Xác định vị trí của ĐBSH và kể tên các tỉnh trong vùng? - Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí? HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức * Nhóm Bước 1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ Nhóm 1: GV yêu cầu HS dựa vào SGK, hiểu biết: - Phân tích thế mạnh chủ yếu về tự nhiên của vùng ĐBSH? Nhóm 2: GV yêu cầu HS dựa vào SGK, hiểu biết: - Nêu thế mạnh chủ yếu về điều kiện kinh tế xã hội của vùng ĐBSH? Bước 2: Thảo luận – 3 phút Bước 3: đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. GV: Chuẩn xác kiến thức ĐBSH có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế đã và đang được khai thác để phát triển kinh tế, tuy nhiên vẫn còn gặp phải một số khó khăn cần phải giải quyết. | 1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng a. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - Là vùng đồng bằng có diện tích lớn thứ 2 cả nước: 15.000km2 = 4,5% diện tích cả nước - Là vùng KT trọng điểm phía Bắc - Gồm 10 tỉnh - TP (nay 10) - Tiếp giáp: TDMNBB, BTB và vịnh Bắc Bộ => Thuận lợi giao lưu phát triển KT, VH với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới. b. Tự nhiên - Đất: Chủ yếu đất phù sa sông Hồng, sông TB bồi đắp => màu mỡ. Trong đó đất SD đúng mục đích nông nghiệp 51,2% diện tích vùng (70% màu mỡ) - Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nước phong phú: nước mặt, nước ngầm => phát triển nông nghiệp và thuỷ sản - Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản: Đá vôi, đất sét, than nâu, khí TN => phát triển công nghiệp - TN biển: Thuỷ sản, du lịch biển (Đồ Sơn); Cảng Hải Phòng c. Kinh tế - xã hội - Dân cư - lao động đông: Dân số 18,2 triệu người = 21,6% dân số cả nước => mật độ: 1225 người/km2 gấp 4,8 lần mật độ TB của cả nước + Lao động có kinh nghiệm, trình độ cao - Cơ sở hạ tầng: điện, nước ... - CSVC kĩ thuật tốt: nhà máy, xí nghiệp, mạng lưới đô thị - Thị trường rộng - Lịch sử khai thác lâu đời |
Hoạt độn 2: Tìm hiểu các hạn chế của vùng – 5 phút Hình thức: Cả lớp Phương pháp: đàm thoại phát vấn | |
Nêu những hạn chế của vùng về TN, KTXH? HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức | 2. Các hạn chế của vùng - Chịu tác động của thiên tai: Bão, lụt ... - Thiếu năng lượng cho SXCN hiện đại - Dân số đông => sức ép lớn ... - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm => chưa phát huy hết thế mạnh của vùng |
Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng-15 phút Hình thức: Cả lớp Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh biểu đồ | |
Dựa vào biểu đồ H33.2: - Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ĐBSH? HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức - Em hãy nêu các định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng? HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức | 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng a. Thực trạng Cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm: - Nông - lâm - ngư nghiệp giảm tỉ trọng. - CN - XD tăng tỉ trọng. - Dịch vụ tăng tỉ trọng. => Còn chậm: Đóng góp của nông - lâm - ngư ngiệp còn cao, CN - XD và dịch vụ còn ít b. Các định hướng chính - Xu hướng: Tiếp tục giảm nông - lâm - ngư nghiệp, tăng CN - XD và dịch vụ - Cụ thể trong từng ngành: + Nông - lâm - ngư nghiệp: Trồng trọt giảm; chăn nuôi và thuỷ sản tăng Trong trồng trọt: Cây LT giảm, cây CN tăng + CN - XD: Hình thành các ngành Cn trọng điểm: CB LTTP, dệt may, SX VLXD, cơ khí kĩ thuật điện tử ... - Dịch vụ: Phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng |
- GV chốt lại nội dung chính của bài
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu trước bài thực hành, chuẩn bị thước kẻ, máy tính.