giáo án Tiết 40: Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người- ngữ văn 7

Giáo án văn học

Thành Viên
Điểm
0
Tiết 40: LUYỆN NÓI VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT CON NGƯỜI

A- Mục tiêu bài học:


1. Kiến thức: Củng cố phương pháp về làm văn biểu cảm về sự vật, con người.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói theo chủ đề biểu cảm.

- Rèn kỹ năng tìm ý, lập dàn ý.

3. Thái độ: Có thái độ nói năng mạnh dạn trước đông người.

C. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.

2. Học sinh: Mỗi em chuẩn bị 1 đề để tập nói( theo yêu cầu của GV).

C – PHƯƠNG PHÁP

Thuyết trình, phát vấn, nhóm học tập......

D- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1- Ổn định tổ chức

2- Kiểm tra bài cũ:


Luyện nói là gì? (Luyện nói trước lớp là luyện văn nói).

Vậy văn nói khác văn viết ở chỗ nào? (Văn nói khác văn viết ở chỗ câu văn không dài, nội dung không quá nhiều chi tiết. Bài hôm nay sẽ giúp các em rèn kĩ năng diễn đạt trước tập thể lớp).

3- Bài mới:

Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức

- Hs đọc 4 đề bài (bảng phụ).
- Mỗi em chọn 1 trong 4 đề trên, lập dàn bài tập nói ở nhà theo tinh thần 1 bài phát biểu trước lớp.





- Bốn đề bài trên thuộc thể loại nào?
- Văn biểu cảm về sự vật, con người đòi hỏi phải chú ý đến những v.đề gì?





- Khi viết văn biểu cảm cần vận dụng những hình thức biểu cảm nào?


- Hs chia tổ, nhóm, phát biểu theo dàn bài đã chuẩn bị, sau đó cử đại diện lên nói trước lớp.
- Khi bạn trình bày, các em lắng nghe để bổ sung, sửa chữa.






















- Gv: Muốn người nghe hiểu thì người nói phải lập ý và trình bày theo thứ tự ý: ý 1, ý 2...Muốn truyền được cảm xúc cho người nghe thì: Tình cảm phải chân thành, từ ngữ phải chính xác trong sáng, bài nói phải mạch lạc và đảm bảo tính liên kết chặt chẽ.
I- Chuẩn bị:
1- Đề bài:

- Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
- Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn.
- Đề 3: Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngày.
- Đề 4: Cảm nghĩ về một món quà mà em đã được nhận thời thơ ấu.
2- Yêu cầu:
- Văn biểu cảm về sự vật, con người đòi hỏi phải chú ý tới sự vật và con người 1 cách đầy đủ. Phải có sự vật, con người làm nền cho những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ. Người làm phải chú ý tới yếu tố tự sự và miêu tả. Cần vận dụng yếu tố hồi tưởng, tưởng tượng, liên tưởng để biểu cảm.
- Tập vận dụng hình thức biểu cảm như: so sánh, lời trùng điệp, hình thức cảm thán.
II- Thực hành:




1- Gợi ý
: Mẫu chung của bài nói
a- Mở đầu:
- Kính thưa cô giáo và các bạn!
Tất cả những ai đã từng cắp sách tới trường đều có những kỉ niệm sâu sắc về mái trường, về thầy cô, bè bạn. Một trong những kỉ niệm sâu sắc nhất để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm là hình ảnh về cô giáo Mai người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
b- Nội dung của câu chuyện, kỉ niệm:
- Một lần cô Mai trả bài TLV, em bị điểm kém. Nhận bài, em vò nhàu rồi bỏ vào trong cặp…
- Cuối giờ cô giáo yêu cầu tất cả những bài bị điểm kém làm lại bài hôm sau phải nộp cả bài cũ lẫn bài mới cho cô
-Tối hôm đó, vừa làm bài em vừa vuốt tờ giấy kiểm tra cho phẳng, nhưng vuốt mãi mà tờ giấy vẫn còn nhăn nhúm. Em nghĩ ra sáng kiến lấy bàn là là cho phẳng...
- Sáng hôm sau ,em ung dung nộp cả bài cũ lẫn mới cho cô…
c- Kết thúc: Em xin được ngừng lời ở đây. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!



4- Củng cố, hướng dẫn: Gv hệ thống lại kiến thức toàn bài.

- Chọn một trong 4 đề viết thành bài văn hoàn chỉnh.

- Đọc bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ)

Rút kinh nghiệm
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giáo án văn học,
Trả lời
0
Lượt xem
718

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top