Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12
Bài 36 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển và tầm quan trọng của vấn đề phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2.Kĩ năng
- Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để trình bày về hiện trạng và sự phân bố các ngành kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Sử dụng tổng hợp các nguồn tài liệu : bản đồ, số liệu thống kê để so sánh sự phát triển ngành thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
3. Thái độ: Yêu quê hương tổ quốc.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế vùng duyên hait Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, .....
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức – 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ – 3 phút: Câu hỏi SGK
3. Tiến trình – 38p
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát chung về vùng DH Nam Trung Bộ - 7 phút
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Phát triển tổng hợp kinh tế biển - 18
Hình thức: Nhóm
Phương pháp: đàm thoại, Hợp tác, khai thác hình ảnh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng – 12 p
Hình thức: Cá nhân
Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh.
4. Tổng kết - đánh giá – 3 phút:
- GV chốt lại nội dung của bài.
- Hướng dãn HS vẽ sơ đò tổng kết so sanh với vung Bắc Trung Bộ
5. Hướng dẫn học ở nhà 1 phút:
- Học và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị trước bài Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Bài 36 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển và tầm quan trọng của vấn đề phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
2.Kĩ năng
- Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để trình bày về hiện trạng và sự phân bố các ngành kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Sử dụng tổng hợp các nguồn tài liệu : bản đồ, số liệu thống kê để so sánh sự phát triển ngành thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
3. Thái độ: Yêu quê hương tổ quốc.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế vùng duyên hait Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, .....
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức – 1 phút
Lớp 12A3 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12A2 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
3. Tiến trình – 38p
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát chung về vùng DH Nam Trung Bộ - 7 phút
Hình thức: Cả lớp
Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV | NỘI DUNG CHÍNH |
GV yêu cầu HS: - Xác định vị trí địa lí của vùng? Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển KTXH vùng? HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức | 1. Khái quát chung: a. Vị trí địa lí và lãnh thổ: - Là vùng kéo dài, bề ngang hẹp, các tỉnh giáp biển, là cầu nối BTB với TN và ĐNB. - Bao gồm 8 tỉnh: (...) - Tiếp giáp: BTB, TN, ĐNB và biển Đông => Thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hoá các vùng, các nước bằng đường bộ, đường biển. |
Hình thức: Nhóm
Phương pháp: đàm thoại, Hợp tác, khai thác hình ảnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV | NỘI DUNG CHÍNH |
Bước 1: GV chia nhóm – giao nhiệm vụ N1: Tìm hiểu về nghề cá N2: Tìm hiểu về du lịch N3: Tìm hiểu về hàng hải N4: Tìm hiểu về khai thác khoáng sản biển Nội dung tìm hiểu - Thế mạnh - Tình hình phát triển Bước 2: Học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo phân công Bước 3: Đại diện nhóm trình bày Bước 4: Giáo viên nhận xét, chuẩn xác kiến thức - Tại sao ở duyên hải Nam Trung Bọ có nhiều cánh đồng muối lớn? (do có sông ngắn, ít mưa, nhiệt độ cao nước biển bốc hơi nhiều) - Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở DH Nam Trung Bộ so với Bắc TRung Bộ thuân lợi hơn như thế nào? (Có ngư trường đánh bắt Hoàng Sa – Trường Sa, Có nhiều vịnh nước sâu, nhiều bãi biển, danh thắng đẹp, muối, cát trắng,...) | 2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển: a. Nghề cá: * Thế mạnh: - Có nhiều bãi cá, tôm ở tất cả các tỉnh, nhất là các tỉnh cực nam - Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, cửa sông => nuôi thuỷ sản - Nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng, chế biến. * Phát triển: SL đánh bắt tăng, năm 2005 đạt 624.000 tấn (cá 420.000 tấn) - Nuôi trồng được đẩy mạnh: Nuôi đặc sản - CNCB ngày càng đa dạng (nước mắm Phan Thiết) b. Du lịch biển: - Thế mạnh: Có nhiều bãi tắm và đảo đẹp (SGK) - Phát triển: Thu hút nhiều khách nội địa, quốc tế (Nha Trang) c. Dịch vụ hàng hải: - Thế mạnh: Nhiều vịnh nước sâu => XD cảng biển - Phát triển: Có nhiều cảng tổng hợp lớn: ĐN, QN, Nha Trang; đang XD cảng nước sâu Dung Quất. d. Khai thác khoáng sản biển: - Dầu khí ở thềm lục địa: Đang tiến hành khai thác: Đảo Phú Quý (Bình Thuận) - Sản xuất muối: Cà Ná, Sa Huỳnh - SX VLXD: Cát |
Hình thức: Cá nhân
Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV | NỘI DUNG CHÍNH |
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung sau: - Cơ sở phát triển CN của vùng - Tình hình phát triển CN của vùng - Nêu khó khăn và biện pháp phát triển CN vùng. HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức GV giảng | 3. Phát triển CN và cơ sở hạ tầng a, Phát triển CN: - Cơ sở để phát triển CN: + Nguồn nguyên liệu từ nông - lâm - thuỷ sản của vùng phong phú + Nguồn khoáng sản: Một số chưa được khai thác - Hiện trạng phát triển: + Trung tâm CN: Đ.Nẵng, N.Trang, Q.Nhơn, Phan Thiết + Ngành CN: Cơ khí, CB nông - lâm - thuỷ sản; SX VLXD; SX hàng tiêu dùng - Khó khăn: Thiếu nhiên liệu - Biện pháp: + Đưa điện bằng đường dây 500 KV + XD nhà máy thuỷ điện trong vùng b, XD cơ sở hạ tầng: Có ý nghĩa quan trọng hình thành cơ cấu KT vùng: Thực hiện nền KT mở và phân công lao động của vùng, mở rộng quan hệ KT, VH. - Nâng cấp quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam => Thực hiện nhiệm vụ vị trí trung chuyển quan trọng của vùng và mở rộng quan hệ với BTB và ĐNB - Phát triển tuyến đường 19, 24, 26 thể hiện vị trí vận chuyển nguyên liệu cho TN => QH với các nước Á - Âu. - XD các cảng biển, sân bay hiện đại quan hệ các nước thu hút khách quốc tế và đầu tư nước ngoài |
- GV chốt lại nội dung của bài.
- Hướng dãn HS vẽ sơ đò tổng kết so sanh với vung Bắc Trung Bộ
5. Hướng dẫn học ở nhà 1 phút:
- Học và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị trước bài Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên