Giáo án văn học
Thành Viên
- Điểm
- 0
A. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA1. Kiến thức: - HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học. Đánh giá khả năng nhận diện các đơn vị kiến thức đã học như thể loại văn bản, nội dung, nghệ thuật...
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập, thi cử.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: tự luận 45 phút.
C. CHUẨN BỊ
- Giáo viên liệt kê một số các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần văn bản, TV, TLV từ tiết 1 đến tiết 41.
- Học sinh ôn bài
D. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
1- Ổn định lớp
2- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
3- Tiến trình kiểm tra
MA TRẬN
Cấp độ Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Thấp | Cao | ||||
1.Thơ dân gian Việt Nam.Ca dao dân ca | Nhớ và kể được tên các bài ca dao đã học | ||||
Số câu Số điểm tỉ lệ% | Số câu: 1 Số điểm: 1d | Số câu:0 Số điểm: 0 | Số câu:0 Số điểm:0 | Số câu: Số điểm: | Số câu: 1 Số điểm: 1đ tỉ lệ% : 10% |
2. Thơ trung đại Việt Nam - Bạn đến chơi nhà | - Chép theo trí nhớ bài thơ - Nhớ được nhan đề và tên tác giả của bài thơ -Nắm được bài thơ viết theo thể loại nào | Hiểu và nêu được những nét nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ | |||
Số câu Số điểm tỉ lệ% | Số câu /4 câu Số điểm:2,5 | Số câu: 1/4 Số điểm.0 | Số câu:0 Số điểm:0 | Số câu:0 Số điểm:0 | Số câu: 1 Số điểm: 5,5 tỉ lệ% : 55% |
3. Văn bản nhật dụng Cuộc chia tay của những con búp bê | - Viết đoạn văn (dài không quá 10 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm anh em trong truyện - nêu thông điệp của truyện | ||||
Số câu Số điểm tỉ lệ% | Số câu:0 Số điểm:0 | Số câu: 0 Số điểm:0 | Số câu0 Số điểm:0 | Số câu:1 Số điểm,5 | Số câu: 1 Số điểm tỉ lệ% : 35% |
- Tổng số câu: - Tổng số điểm:- Tỉ lệ% | Số câu: 1, 3/4 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ : 35% | Số câu:1/4 Số điểm,0 Tỉ lệ 0% | Số câu: 0 Số điểm: 0 Tỉ lệ : 0 | Số câu:1 Số điểm,5 Tỉ lệ : 35% | Số câu Số điểm:10 Tỉ lệ : 100% |
Câu 1: (1điểm )
Kể tên các bài ca dao đã học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì I?
Câu 2: ( 5,5 điểm )
a. Chép tiếp những câu thơ còn thiếu để hoàn thiện bài thơ sau:
“ Đã bấy lâu nay bác tới nhà
…………………………………
Bác đến chơi đây ta với ta.”
…………………………………
Bác đến chơi đây ta với ta.”
b. Cho biết nhan đề và tác giả của bài thơ trên?
c. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
d. Cho biết nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ?
Câu 3: ( 3,5 điểm )
Viết đoạn văn khoảng ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảm anh em trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài và nêu thông điệp của truyện.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (1đ)
Kể đúng tên mỗi bài ca dao được 0,25đ
Những câu hát về tình cảm gia đình.
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Những câu hát than thân.
- Những câu hát châm biếm
Câu 2: ( 5 điểm)
a: - Chép đúng mỗi dòng thơ theo thứ tự được 0,25đ:
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn mướp đang hoa
Đầu trò tiếp khách trầu không có
Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn mướp đang hoa
Đầu trò tiếp khách trầu không có
b: Bài thơ: Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến (0,5đ)
c: Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật. ( 0,5đ)
d: Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản: (2,5)
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện. (1 điểm)
- ý nghĩa văn bản (1,5 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
Viết đoạn văn hoàn chỉnh, đảm bảo số câu theo yêu cầu, có đầy đủ các ý sau:
Hai anh em Thành và Thủy rất thương yêu nhau: (2,5đ)
+ Quan tâm, lo lắng cho nhau: khâu áo cho anh, hóa trang cho Vệ Sĩ canh cho anh ngủ (1đ)
+ Nhường nhịn nhau: Nhường đồ chơi cho nhau (0,75đ)
+ Đau khổ, lưu luyến khi chia tay nhau.(0,75đ)
- Thông điệp: Tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá, hãy bảo vệ và giữ gìn, không để tổn hại đến tình cảm đó. (1đ).
4- Củng cố, hướng dẫnNhận xét - đánh giá:
- GV thu bài – nhận xét ý thức làm bài kiểm tra của học sinh.
- Ôn lại các văn bản đã học.
- Lập bảng tổng kết về thơ trung đại: Tên bài; tác giả; thể thơ; nghệ thuật; nội dung.
- Soạn bài: Cảnh khuya tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Rút kinh nghiệm