giáo án Tiết 43 Từ Đồng Âm- ngữ văn 7

Tiết43:TỪ ĐỒNG ÂM

A- MỤC TIÊU BÀI DẠY


1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là từ đồng âm.

2. Kỹ năng: Biết cách xác định đúng nghĩa của từ đồng âm.

3. Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu trong hiện tượng từ đồng âm.

B. PHƯƠNG PHÁP

- Phân tích, so sánh

C. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ, giáo án

2. Học sinh: Phiếu học tập.

D- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:


- Thế nào là từ trái nghĩa? Đặt câu có từ trái nghĩa?

- Từ trái nghĩa được dùng để làm gì? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? Cho ví dụ minh hoạ? (Dựa vào ghi nhớ 2 - sgk - 128 ).

3. Bài mới:

Đọc đoạn thơ của Đỗ Phủ:

Tranh bay sang sông trải khắp bờ.

Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,

Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.​

- Tìm cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ trên? Vì sao em biết đó là cặp từ trái nghĩa? (cao - thấp. Vì 2 từ này có nghĩa trái ngược nhau)

- Từ cao trong câu: “Mua cao về dán nhọt.” giống và khác từ cao trong đoạn thơ của Đỗ Phủ ở chỗ nào (giống về âm nhưng khác về nghĩa). Những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau gọi là từ gì? (Đồng âm).

Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng âm.

Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- Hs đọc ví dụ - Bảng phụ.
- Giải thích nghĩa của các từ lồng?


- Hai từ lồng này giống nhau và khác nhau ở chỗ nào? (Giống về âm thanh và khác về nghĩa).
- Gv: Từ lồng ở 2 ví dụ trên là từ đồng âm.
- Em hiểu thế nào là từ đồng âm ?
- Hs đọc ghi nhớ 1-sgk-135.


- Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong 2 ví dụ trên? (Dựa vào mối quan hệ giữa từ lồng với các từ khác ở trong câu - Tức là dựa vào ngữ cảnh)
- Câu: “Đem cá về kho.” Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?




- Gv: Như vậy là từ kho được hiểu với 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau.
- Để tránh những hiện tượng hiểu lầm do từ đồng âm gây ra, khi sử dụng từ đồng âm chúng ta cần chú ý gì?
- Hs đọc ghi nhớ 2 - sgk-136.
- Hs đọc ghi nhớ 1, 2.
- Đọc đoạn dịch thơ Bài ca nhà tranh...
-Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: Thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.

- Tìm nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó?







- Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó?









- Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả 2 từ đồng âm)?
I- Thế nào là từ đồng âm:
* Ví dụ: sgk (135 )
- Lồng 1: Chỉ hđ chạy cất cao vó lên với sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.
- Lồng 2: Chỉ đồ vật thường đan thưa bằng tre nứa để nhốt chim.




*Ghi nhớ 1:Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
II- Sử dụng từ đồng âm:




*Ví dụ: Đem cá về kho.
- Kho 1: Nơi tập trung cất giữ tài sản.
(Đem cá về kho của xí nghiệp. Đem cá cất vào kho.)
- Kho 2: Hành động nấu kĩ thức ăn mặn. (Đem cá về kho tương. Mẹ tôi kho cá bằng nồi đất rất ngon.)


Khi giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ được dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
* Ghi nhớ 2:
III- Luyện tập:
1- Bài 1 (136 ):

- Thu: mùa thu, gió thu (chỉ thời tiết-nghĩa trong bài thơ )
+ Thu: thu hoạch, thu hái (gặt hái, thu nhận)
+ Thu: thu ngân, thu quĩ (Thu tiền )
+ Thu: thu nhận (tiếp thu và dung nạp)
- Cao: thu cao (gió thu mạnh - nghĩa trong bài thơ)
+ Cao: cao cấp (bậc trên)
+ Cao: cao hứng (hứng thú mạnh hơn lúc thường)
+ Cao: cao nguyên (nơi đất cao hơn đồng bằng)
2- Bài 2 (136 ):
a- Các nghĩa khác nhau của DT cổ:
- Cái cổ: phần giữa đầu và thân.
- Cổ tay: Phần nối bàn tay với cánh tay.
- Cổ chai: Phần giữa miệng thân chai.
- Cao cổ: cất tiếng lên.
b- Các từ đồng âm với DT cổ:
- Cổ kính: xưa cũ
- Cổ động: cổ vũ, động viên
- Cổ lỗ: cũ kĩ quá
3- Bài 3 (136 ):
- Bàn (danh từ ) – bàn (động từ ):
Chúng tôi bàn với nhau chuyển cái bàn đi chỗ khác.
- Sâu (danh từ ) – sâu (động từ ):
Những con sâu làm cho vỏ cây bị nứt sâu hơn.
- Năm (danh từ ) – năm (số từ ):
Có một năm anh Ba về quê năm lần.
4. Củng cố, hướng dẫn: Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ? Khi sử dụng từ đồng âm cần chú ý gì?

- Học thuộc ghi nhớ, làm bài 4 (136 ).

Rút kinh nghiệm
 

Đính kèm

  • Tiết43 TỪ ĐỒNG ÂM.docx
    16.8 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top