Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Giáo án địa lý 12
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn về thiên nhiên, con người, cơ sở vật chất - kĩ thuật đối với việc phát triển kinh tế của vùng.
- Hiểu và trình bày được một số biện pháp cải tạo, sử dụng tự nhiên, tình hình và các biện pháp để tăng cường sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long ; nhận xét và giải thích sự phân bố của sản xuất lương thực, thực phẩm trong vùng.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu sự phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ, ĐB Sông Cửu Long, Bản đồ tự nhiên VN
- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập,Máy tính, thước kẻ
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức – 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thực hành
3. Tiến trình: 37 phút
GV đặt câu hỏi: Tại sao phần ĐB sông Mê Công ở nước ta lại có tên là sông Cửu Long? Gọi Hs trả lời, sau đó hỏi tiếp - Kể tên 9 cửa đổ ra biển của sông Mê Công? Hs trả lời --> Vào bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về đồng bằng sông Cửu Long – 7 phút
Hình thức: Cá nhân
Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh
Hoạt động 3: Tìm hiểu Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long – 15 phút
Hình thức: Cá nhân
Phương pháp: đàm thoại phát vấn
4. Đánh giá – 3 phút
(?) Vì sao phải sử dụng và cải tạo TN ở đồng bằng sông Cửu Long?
Tại vì:
- Đồng bằng Sông Cửu Long có vị trí quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế của nước ta, là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm hàng đầu của cả nước.
- Đất đai là tài nguyên quan trọng của đồng bằng, tuy nhiên khoảng 60% diện tích là đất phèn, đất mặn. Để đưa vào sử dụng các loại đất này cần đặt vấn đề cải tạo.
- Khí hậu thời tiết tuy ổn định hơn miền bắc, song lại có mùa khô kéo dài thiếu nước ngọt nghiêm trọng, mùa lũ gây ngập lụt trên diện rộng.
- Việc đưa ra các biện pháp cải tạo tự nhiên trên góp phần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên của vùng.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn về thiên nhiên, con người, cơ sở vật chất - kĩ thuật đối với việc phát triển kinh tế của vùng.
- Hiểu và trình bày được một số biện pháp cải tạo, sử dụng tự nhiên, tình hình và các biện pháp để tăng cường sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long ; nhận xét và giải thích sự phân bố của sản xuất lương thực, thực phẩm trong vùng.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu sự phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ, ĐB Sông Cửu Long, Bản đồ tự nhiên VN
- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập,Máy tính, thước kẻ
III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức – 1 phút
Lớp 12A3 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12A2 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
3. Tiến trình: 37 phút
GV đặt câu hỏi: Tại sao phần ĐB sông Mê Công ở nước ta lại có tên là sông Cửu Long? Gọi Hs trả lời, sau đó hỏi tiếp - Kể tên 9 cửa đổ ra biển của sông Mê Công? Hs trả lời --> Vào bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về đồng bằng sông Cửu Long – 7 phút
Hình thức: Cá nhân
Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh
HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV | NỘI DUNG CHÍNH | ||||||||||||||||||
GV yêu cầu HS quan sát bản đồ. Atlat trang 29 trả lời câu hỏi sau: - Kể tên các tỉnh thành phố của vùng? - Nêu đạc điểm vị trí địa lí và ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế? - Các bộ phận hợp thành? HS : trả lời GV: Chuẩn xác KT Thượng châu thổ Hạ châu thổ | 1. Khái quát chung - Gồm 13 tỉnh, thành phố - Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta: 40.000km2. - Vị trí địa lí: + Bắc giáp Đông nam bộ + Tây giáp CPC + Đông – Nam: Biển Đông và vịnh Thái Lan Giao lưu phát triển kinh tế, phát triển kinh tế biển | ||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Tìm hiểu Những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên – 15 phút Hình thức: Nhóm Phương pháp: Thảo luận, dạy học hợp tác | |||||||||||||||||||
PA 1: Cá nhân GV yêu cầu HS tìm hiểu ? Tự nhiên của vùng có thế mạnh và hạn chế gì? HS tìm hiểu, trình bày GV: chuẩn xác KT PA2: Nhóm Nhóm 1: tìm hiểu thế mạnh hạn chế của Đất. Nhóm 2: tìm hiểu thế mạnh hạn chế của Khí hậu Nhóm 3: tìm hiểu thế mạnh hạn chế của sông ngòi Nhóm 4: tìm hiểu thế mạnh hạn chế của Khoáng sản, sinh vật. Theo mẫu sau
- Đại diện nhóm trình bày - GV chuẩn kiến thức CH vận dụng: Tại sao ĐBSL là vựa lúa lớn nhất cả nước? (Gợi ý: đất, nước, khí hậu) | Những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên a, Thế mạnh - Đất: có diện tích đất nông nghiệp lớn, gồm nhiều loại. + Đất phù sa ngọt 1,2 tr ha = 30% diện tích ĐB => màu mỡ, phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu. + Đất phèn: 1,6 tr ha = 41% diện tích; phân bố Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng Cà Mau. + Đất mặn: 75 vạn ha = 19% diện tích vùng phân bố ven biển. + Đất khác: 40 vạn ha = 10% diện tích – phân bố rải rác. * Nguyên nhân: 3 mặt giáp biển Mùa khô kéo dài Nhiều kênh, rạch - Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm ổn định => năng suất cao, khả năng tăng vụ lớn. - Sông ngòi chằng chịt=> giao thông đường thủy, phát triển thủy sản; phát triển thủy lợi. - Sinh vật phong phú. + Động vật: nhiều bãi cá, tôm; cá nước lợ… + Thực vật: rừng tràm; rừng ngập mặn => Phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; phát triển du lịch. - Khoáng sản: Đá vôi, than bùn b, Hạn chế - Khí hậu: Mùa khô kéo dài -> thiếu nước sản xuất, xâm thực mặn. - Đất phèn, mặn nhiều, cải tạo khó. - Tài nguyên khoáng sản hạn chế |
Hình thức: Cá nhân
Phương pháp: đàm thoại phát vấn
GV: yêu cầu HS dựa vào biểu đồ, SGK nêu một số biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên ở đồng bằng sông Cửu Long? HS: trả lời GV: Chuẩn xác KT | Sử dụng hợp lí và cải tạo TN - Có nhiều ưu thế về TN đang khai thác mạnh mẽ - Cải tạo và sử dụng hợp lí là vấn đề cấp bách: + Cần có nước ngọt và tận dụng nguồn nước ngọt để thau chua rửa mặn. + Duy trì và bảo vệ rừng để đảm bảo cân bằng sinh thái. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phá thế độc canh trồng cây CN, cây ăn quả, phát triển thủy sản, công nghiệp chế biến. + Kết hợp kinh tế đất liền, đảo, quần đảo, tạo thể liên hoàn. + Chủ động sống chung với lũ và khai thác nguồn lợi do lũ mang lại |
Liên hệ thực tế: Câu 1:- Hãy cho biết Các vấn đề môi trường ở ĐBSCL hiện nay? Hạn hán, Lụt Xâm nhập mặn, sạt lở bờ biển Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu nói: " Trung Quốc đang dùng nước sông Mê Công dập lửa trên biển Đông" ? thực tế của Vấn đề này như thế nào? Gợi ý: - ĐB S Cửu Long hạn nặng, xâm nhập mạn sâu do thiếu nước ngọt --> ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt. TQ xả nước ở các đạp thủy điện để cứu hạn cho ĐB hạ lưu sông, nhưng tế k như vậy: xd các thủy điện(TQ, Lào 11 NM thủy điện) nước do mưa chủ yếu. Biển Đông dậy sóng do âm mưu thủ đoạn của TQ, muốn độc chiếm biển Đông. |
(?) Vì sao phải sử dụng và cải tạo TN ở đồng bằng sông Cửu Long?
Tại vì:
- Đồng bằng Sông Cửu Long có vị trí quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế của nước ta, là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm hàng đầu của cả nước.
- Đất đai là tài nguyên quan trọng của đồng bằng, tuy nhiên khoảng 60% diện tích là đất phèn, đất mặn. Để đưa vào sử dụng các loại đất này cần đặt vấn đề cải tạo.
- Khí hậu thời tiết tuy ổn định hơn miền bắc, song lại có mùa khô kéo dài thiếu nước ngọt nghiêm trọng, mùa lũ gây ngập lụt trên diện rộng.
- Việc đưa ra các biện pháp cải tạo tự nhiên trên góp phần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên của vùng.
5. Hướng dẫn học ở nhà: