ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Củng cố và hệ thống lại kiến thức phần địa lí vùng kinh tế
- Chuẩn bị kiến thức thi học kỳ II.
2. Kỹ năng
- Phân tích bảng số liệu
- Vẽ biểu đồ
- Sử dụng Atlat địa lí VN
3. Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bản đồ tự nhiên VN, Atlat địa lí VN
Học sinh: Atlat địa lí Việt Nam, kiến thức địa lí vùng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức – 1 phút
Lớp 12A3 | Ngày dạy: ……………….. | Sĩ số: ......../ | Vắng: ........................................ |
Lớp 12A2 | Ngày dạy: ……………….. | Sĩ số: ......../42 | Vắng: ........................................ |
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài thực hành
3. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản bằng hoàn thiện sơ đồ tư duy – 20 phút
Hình thức: cặp (bàn)
Phương pháp: đàm thoại phát vấn
Hoạt động của HS, GV | Nội dung chính |
- Bước 1: chia nội dung theo bàn, từ 1 đến 6, làm việc với câu hỏi về những nội dung kiến thức TRỌNG TÂM trong từng vùng kinh tế. - Bước 2: các bàn thảo luận – 3 phút. - Bước 3: Đại diện bàn trình bày - Bước 4: Sau khi học sinh trả lời GV sẽ vẽ thêm nhánh của sơ đồ tư duy. | 1. Vùng TDMN Bắc Bộ: - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy kể tên các tỉnh của vùng. Xác định vị trí địa lí vùng. - Nêu tóm tắt các thế mạnh trong phát triển kinh tế của vùng. 2. Vùng ĐB sông Hồng: - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy kể tên các tỉnh và xác định vị trí địa lí vùng. - Nêu tóm tắt các thế mạnh và hạn chế trong phát triển kinh tế của vùng. - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng. 3. Vùng Bắc trung Bộ: - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy kể tên các tỉnh và xác định vị trí địa lí vùng. - Nêu tóm tắt việc hình thành cơ cấu nông – lâm ngư. 4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy kể tên các tỉnh và xác định vị trí địa lí vùng. - Nêu tóm tắt điều kiện và hiện trạng phát triển tổng hợp kinh tế biển. 5. Vùng Tây Nguyên - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy kể tên các tỉnh của vùng. Xác định vị trí địa lí vùng. - Nêu tóm tắt các thế mạnh trong phát triển kinh tế của vùng. 6. Vùng Đông Nam Bộ. - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy kể tên các tỉnh của vùng. Xác định vị trí địa lí vùng. - Nêu tóm tắt khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. 7. Vùng ĐB sông Cửu Long: - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy kể tên các tỉnh và xác định vị trí địa lí vùng. - Nêu tóm tắt các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của vùng. - Tóm tắt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên của vùng |
Hoạt động 2: Bài tập rèn kĩ năng – 17phút
Hoạt động trò, thầy | Nội dung chính | ||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Giáo viên đưa đề bài. Bài 1:Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰN SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1985-2011
a. Vẽ BĐ thể hiện tốc độ tăng trưởng của các yếu tố trên b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng của các yếu tố trên trong giai đoạn 1985-2011. | |||||||||||||||||||||||||
Bước 2: Gọi HS xác định dạng biểu đồ cần vẽ, cách làm Bước 3: Gọi HS khác trả lời nhận xét Bước 4: GV bổ sung, gợi ý đáp án | a.Vẽ biểu đồ: -Xử lí số liệu:Tốc độ tăng trưởng DT,SL,NS ở ĐBSCL giai đoạn1985-2011
-Chú ý khoảng cách thời gian theo đúng tỉ lệ. -Ghi số liệu Có tên biểu đồ và chú thích. b. Nhận xét và giải thích: Từ 1985-2011, diện tích, sản lượng và năng suất lúa ở ĐB SCL đều tăng: -DT gieo lúa của ĐBSCL tăng liên tục từ ? lên ?; tăng ? % . -SLlúa của ĐBSCL tăng liên tục từ ? lên ?; tăng ? %. -NS lúa của ĐBSCL tăng liên tục từ ? lên ?; tăng ? % . -SL lúa tăng nhanh nhất? sau đó đến? tăng chậm nhất ? | ||||||||||||||||||||||||
Bài 2: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN 1990-2010(ĐV: nghìn ha)
a. Vẽ BĐ thể hiện diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ giai đoạn 1990-2010. b. Nhận xét về sự thay đổi diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ, giai đoạn 1990-2010. | |||||||||||||||||||||||||
Bước 2: Gọi HS xác định dạng biểu đồ cần vẽ, cách làm Bước 3: Gọi HS khác trả lời nhận xét Bước 4: GV bổ sung, gợi ý đáp án | a.Vẽ biểu đồ: -Biểu đồ cột: Đúng, đủ, đẹp... -Chú ý khoảng cách thời gian theo đúng tỉ lệ. -Ghi số liệu Có tên biểu đồ và chú thích. b. Nhận xét và giải thích: - DT gieo trồng cao su của ĐNB tăng liên tục từ ? lên ?; tăng ? ha ; tăng ? lần -Tăng không đều : +Giai đoạn tăng nhanh nhất là ? tăng ? +Giai đoạn tăng chậm nhất là ? tăng ? |
4. Tổng kết, đánh giá – 5 phút
- GV nhận xét ý thức ôn tập của lớp.
- Nhấn mạnh trọng tâm kiểm tra:
+ Kiến thức:
+ Kĩ năng: vẽ biểu đồ cột, tròn.
- Hình thức kiểm tra tự luận.
- Ma trận đề: 60% nhận biết, thông hiểu; 40 vận dụng.
5. Hướng dẫn về nhà - 1 phút
- Ôn tập kĩ nội dung kiến thức, kĩ năng để làm bài kiểm tra đạt kết quả cao.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết: máy tính, thước kẻ, Atlat Địa lí Việt Nam.