Giáo án văn học
Thành Viên
- Điểm
- 0
Tiết 53 VĂN BẢN: TIẾNG GÀ TRƯA ( Xuân Quỳnh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Học sinh nắm được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Những tình cảm quê hương đó chính là cơ sở của tình cảm đối với đất nước, tạo thành sức mạnh cho người chiến sĩ trên đường đi chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
2. Kỹ năng: Đọc sáng tạo thể thơ 5 tiếng, phân tích nghệ thuật điệp ngữ, điệp câu.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương bà, tình yêu quê hương đất nước.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Soạn kỹ bài, trả lời câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, phát vấn, nhóm.....
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra :
- Câu hỏi: Đọc thuộc lòng 2 bài: Cảnh khuya và bài Rằm tháng riêng? Nêu nội dung 2 bài thơ đó?
- Đáp án: Ghi nhớ (SGK - 143).
3 Bài mới
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc nhất của nền thơ hiện đại VN. Thơ XQ thg hướng về n hình ảnh, sự việc bình dị, gần gũi trong đ.s thg nhật của g.đình. Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế.
4.Củng cố:
- Em có nhận xét gì về mạch cảm xúc trong bài thơ?
- Khổ1-2 tác giả muốn cho ta thấy điều gì?
- Thử bỏ điệp từ “Tiếng gà trưa”. Em có nhận xét gì về vai trò của điệp ngữ trong văn bản? ( Không có sự liên kết các hình ảnh, các kỷ niệm các khổ thơ).
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ; Học thuộc nội dung bài.
- Soạn tiếp phần còn lại.
Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Học sinh nắm được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Những tình cảm quê hương đó chính là cơ sở của tình cảm đối với đất nước, tạo thành sức mạnh cho người chiến sĩ trên đường đi chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
2. Kỹ năng: Đọc sáng tạo thể thơ 5 tiếng, phân tích nghệ thuật điệp ngữ, điệp câu.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương bà, tình yêu quê hương đất nước.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Soạn kỹ bài, trả lời câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, phát vấn, nhóm.....
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra :
- Câu hỏi: Đọc thuộc lòng 2 bài: Cảnh khuya và bài Rằm tháng riêng? Nêu nội dung 2 bài thơ đó?
- Đáp án: Ghi nhớ (SGK - 143).
3 Bài mới
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc nhất của nền thơ hiện đại VN. Thơ XQ thg hướng về n hình ảnh, sự việc bình dị, gần gũi trong đ.s thg nhật của g.đình. Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
- Học sinh đọc chú thích SGK. ? Hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm - GV hướng dẫn HS đọc: Giọng vui, bồi hồi xúc động. - HS đọc. - GV giải thích một số từ khó ? Văn bản viết theo thể thơ nào? ? Thể thơ này giống thể thơ bài nào ở lớp 6? ( Đêm nay Bác không ngủ). ? Em có nhận xét gì về nhịp thơ? ? Em nhận xét gì về hiệp vần? ? Bài thơ chia mấy phần? ý mỗi phần? - HS trả lời. - GV treo bảng phụ nội dung bố cục. - HS đọc 2 khổ thơ đầu, ? Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? ? Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào? Tại sao lại đặt tên bài thơ là Tiếng gà trưa? Cụm từ nào được nhắc lại nhiều lần? Có tác dụng gì? - GV: Bởi vậy Tiếng gà trưa được đặt làm nhan đề bài thơ. ? Khổ 1 là lời của ai? ( Chủ thể chữ tình- nhà thơ- để nhân vật trữ tình- anh bộ đội trên đường hành quân- ngôi thứ 3, cách kể chuyện khách quan). ? Đến khổ 2 trong cách kể tả, giọng thơ có gì thay đổi? Sự thay đổi đó nói lên điều gì? ? Trong 2 khổ thơ từ nào được nhắc lại nhiều lần? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? ? Điệp từ nghe có tác dụng gì? ? Điệp từ này có tác dụng gì? * HS thảo luận. - GV nêu GV nêu vấn đề, nhiệm vụ: - CH: Tác giả sử dụng điệp từ nghe, này có tác dụng gì? Nhấn mạnh điều gì? * Đại diện nhóm trình bày kết quả * GV nhận xét, thống nhất ý kiến: | I-Đọc, tìm hiểu chung: 1-Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988 ). -Là nhà thơ nữ x.sắc trong nền thơ HĐ VN. -Thg viết về n điều bình dị trong đ.s g.đ, thể hiện 1 trái tim giàu lòng nhân ái, khát khao t.yêu và hp. 2-Tác phẩm: a. Xuất xứ: Bài thơ được viết vào n năm đầu của cuộc k.c chống Mĩ cứu nước b. Đọc: c. Giải thích từ khó + Mái tơ: Gà mái lông màu hoa mơ vàng nhạt xen trắng lốm đốm. + Lang mặt: (SGK-151). + Chắt chiu: Dành dụm, tiết kiệm từng chút, kiên trì. + Gà toi: Chết vì các bệnh tật khác nhau d.Thể thơ: - Ngũ ngôn. - Nhịp 3/2, 2/3, 1/2/2... - Vần chân ở cuối câu, vần bằng, trắc, vần liền, vần cách... e. Bố cục: - 4 phần. + Khổ 1: Tiếng gà trưa gọi về kí ức tuổi thơ của anh chiến sĩ trẻ trên đường hành quân. + Khổ 2: Kỷ niệm về những con gà mái mơ, mái vàng. + Khổ 3-6: Kỷ niệm về bà. + Khổ 7-8: Mơ ước tuổi thơ và mơ ước hiện tại của cháu- Người chiến sĩ. II. Đọc - hiểu bài thơ. 1. Âm vang tiếng gà trong nỗi niềm anh lính trẻ trên đường hành quân. - Tiếng gà trưa. - Tiếng gà trưa...-> Nhắc lại 4 lần. Điệp ngữ, điệp câu-> Gợi lại 1 hình ảnh tuổi thơ vừa như sợi dây liên kết các hình ảnh ấy như chất keo gắn liền mạch cảm xúc qua các khổ thơ tự nhiên, hợp lí. Khổ 1-2: - Chủ thể trữ tình: Nhà thơ. - Nhân vật trữ tình: Anh bộ đội hành quân. - Giọng điệu ngả sang nhân vật trữ tình, tự kể, tự tả, tự biểu hiện tâm trạng cảm xúc Nghe xao động Nghe bàn chân.... Nghe gọi.... Điệp từ Này.... Này con gà... - Không chỉ bằng thính giác(tai) mà chính bằng cảm giác, bằng tâm tưởng, bằng sự nhớ lại, bằng hồi ức tràn về, mà tiếng gà còn như là nút khởi động. Điệp từ nghe trở lên trìu tượng và lan toả trong tâm hồn người nghe. - Như là sự giới thiệu đầy hồ hởi, vui sướng, hân hoan như kéo quá khứ về hiện tại. Khiến người đọc như đang nhìn thấy con gà mái mơ, mái vàng đang cục tác đẻ ra quả trứng hồng giữa buổi trưa nắng lửa. -> Nhấn mạnh cảm giác bồi hồi, xúc động của anh lính trẻ(tác giả) nhớ về những kỷ niệm đẹp đẽ quá khứ của tuổi thơ. |
- Em có nhận xét gì về mạch cảm xúc trong bài thơ?
- Khổ1-2 tác giả muốn cho ta thấy điều gì?
- Thử bỏ điệp từ “Tiếng gà trưa”. Em có nhận xét gì về vai trò của điệp ngữ trong văn bản? ( Không có sự liên kết các hình ảnh, các kỷ niệm các khổ thơ).
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ; Học thuộc nội dung bài.
- Soạn tiếp phần còn lại.
Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................