Giáo án văn học
Thành Viên
- Điểm
- 0
Tiết 54 Văn bản: TIẾNG GÀ TRƯA (Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức: Nghệ thuật điệp ngữ, điệp câu để nối mạch cảm xúc bình dị qua những chi tiết, hình ảnh thân thương bình dị
2. Kỹ năng: Đọc sáng tạo thể thơ 5 tiếng, phân tích nghệ thuật điệp ngữ, điệp câu.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương bà, tình yêu quê hương đất nước.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, phát vấn, nhóm.....
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra
- Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng gà trưa”? Mạch cảm xúc trong bài thơ thể hiện như thế nào?
- Đáp án: Mục1- Tiết 53.
3. Bài mới.
4. Củng cố:
- Đọc diễn cảm bài thơ?
- Em có suy nghĩ gì về tình cảm bà cháu trong bài thơ?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, học thuộc ghi nhớ, ND phân tích.
- Đọc thêm bài: Bếp lửa.
- Chuẩn bị bài: Điệp ngữ.
Rút kinh nghiệm
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức: Nghệ thuật điệp ngữ, điệp câu để nối mạch cảm xúc bình dị qua những chi tiết, hình ảnh thân thương bình dị
2. Kỹ năng: Đọc sáng tạo thể thơ 5 tiếng, phân tích nghệ thuật điệp ngữ, điệp câu.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương bà, tình yêu quê hương đất nước.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, phát vấn, nhóm.....
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra
- Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng gà trưa”? Mạch cảm xúc trong bài thơ thể hiện như thế nào?
- Đáp án: Mục1- Tiết 53.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
? Từ khổ 3 đến cuối bài: Cách xưng hô của chủ thể và nhân vật trữ tình có sự thay đổi mới như thế nào? ? Sự thay đổi này góp phần làm thay đổi giọng điệu bài thơ như thế nào? ? Hình ảnh bà hiện lên qua những kỷ niệm gì? ? Em có nhận xét gì về lời trách mắng này? ? Tiếp theo khổ 2 là những kỉ niệm gì? Hãy phân tích? ? Bà chắt chiu nghĩa là gì? ? Giải nghĩa từ: chéo go, chúc bâu? ? Hình ảnh cô bé, cậu bé nông thôn ăn mặc giản dị trong niềm hân hoan sung sướng vì được bộ quần áo mới nhờ bà bán gà, gợi cho em cảm xúc gì? (Anh bộ đội nhớ lại cậu bé trong cái áo chúc bâu tung tăng theo bà hay chính cô bé Xuân Quỳnh trong cái quần chéo go hớn hở cùng bà đi chúc tết). * HS thảo luận. - GV nêu GV nêu vấn đề, nhiệm vụ: ? Qua những kỷ niệm ấy ta thấy tình cảm bà cháu như thế nào? Bà là người như thế nào? Tình cảm của cháu như thế nào? - HS đọc 2 khổ thơ cuối. ? Em hiểu 2 câu thơ sau như thế nào? “Giấc ngủ hồng sắc trứng ổ trứng hồng tuổi thơ” (2 hình ảnh đẹp mang nhiều ý nghĩa khác nhau kết thúc bài thơ là ước mơ tuổi thơ đi vào trong giấc ngủ đẹp, giấc mơ hồng. Đó là lí do, mục đích để chúng ta chiến đấu, hy sinh. Hình ảnh giác ngủ- trứng mơ hồng đi suốt tuổi ấu thơ trở thành kỷ niệm thiêng liêng của cháu) ? Em có nhận xét gì về cách kết thúc này? ? Khổ cuối từ nào nhắc lại nhiều lần? Tác dụng của chúng? ? Qua đó ta có thể nói gì về tình cảm của tác giả? ? Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật bài thơ? | I. Đọc, tìm hiểu chung II. Đọc - hiểu bài thơ. 1. Âm vang tiếng gà trong nỗi niềm anh lính trẻ trên đường hành quân 2. Kỉ niệm về bà - Giọng kể, tả hồi nhớ của chủ thể trữ tình đã hoà nhập sâu hơn với nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình là anh bộ đội, đã chuyển sang trực tiếp trò chuyện với một nhân vật trữ tình khác là người bà. - Giọng điệu chuyển sang tự sự-trữ tình. - Bà mắng - Gà đẻ nhìn - ... lang mặt. - Mắng yêu suồng sã. Trẻ thơ rất sợ xấu xí, nhưng không thắng nổi tò mò cứ nhìn, nghe gà đẻ để rồi xấu hổ, cúi đầu nghe bà mắng dạy bảo. - Tay soi trứng- cho gà ấp - ...chắt chiu - Bà lo gà toi- sương muối - Bà lo quần áo tết cho cháu. - Ôi quần chéo go - áo cánh chúc bâu -> niềm vui tuổi thơ nghèo đơn sơ, giản dị, cảm động. - Tất cả những hình ảnh, những kỷ niệm tuổi thơ của cháu gắn với tình yêu thương chăm sóc của bà. => Tình cảm bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết. Bà rất yêu thương, chăm lo cho cháu. Cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà. 3.Tình yêu Tổ quốc bình dị - Giấc ngủ hồng sắc trứng ổ trứng hồng tuổi thơ”. -> Hình ảnh đẹp, ước mơ tuổi thơ đi vào trong giấc mơ hồng. - Kết thúc rõ ràng, dễ hiểu, giản dị nhưng không đơn giản. - Từ vì-> Nhấn mạnh tình yêu quê hương, đất nước. - Tình yêu bắt nguồn từ tiếng gà trưa, quả trứng hồng. => Tình yêu gia đình, làng xóm, quê hương, đất nước của tác giả. IV. Tổng kết. * Ghi nhớ- SGK. |
- Đọc diễn cảm bài thơ?
- Em có suy nghĩ gì về tình cảm bà cháu trong bài thơ?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng bài thơ, học thuộc ghi nhớ, ND phân tích.
- Đọc thêm bài: Bếp lửa.
- Chuẩn bị bài: Điệp ngữ.
Rút kinh nghiệm