giáo án Tiết 7- Bố cục trong văn bản- ngữ văn 7

Tiết 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :


1. Kiến thức : Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản (VB), có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập VB. Thế nào là bố cục rành mạch, hợp lí. Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ mỗi phần trong bố cục.

2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng hướng hơn, đạt kết quả tốt hơn.

3/ Thái độ: Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.

B – CHUẨN BỊ :

GV: Soạn giáo án,bảng phụ

HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK

C – PHƯƠNG PHÁP

Thuyết trình, phát vấn, nhóm học tập......

D- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ
:


? Liên kết là gì ? Làm thế nào để văn bản có tính liên kết ?

Yêu cầu :

- Liên kết là sự nối liền các câu, các đoạn trong văn bản 1 cách tự nhiên, hợp lí, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu .

- Muốn tạo được tính liên kết trong văn bản cần phải sử dụng được những phương tiện Lk về hình thức và nội dung .

3 Bài mới : Từ những năm học trước, các em đã được làm quen với công việc xây dựng dàn bài. Mà dàn bài chính là kết quả, hình thức thể hiện của bố cục. Vậy bố cục trong văn bản là gì và cần có những yêu cầu như thế nào ?

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức


- Có 1 bạn viết giấy xin phép nghỉ học, bạn sắp xếp các ý như sau :
GV : Treo bảng phụ - hs đọc
- Lí do nghỉ học, Quốc hiệu, Tên đơn, Họ và tên - địạ chỉ, Cám ơn, Lời hứa, Nơi viết, ngày ..., Kí tên .
- Em có nhận xét gì về cách sắp xếp trên?
GV : Treo bảng phụ - hs đọc

- Em có nhận xét gì về nội dung và trình tự lá đơn ? ( trình tự hợp lí )
GV : Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo 1 trình tự hợp lí được gọi là bố cục .
- Em hiểu bố cục là gì ?




- HS đọc đoạn văn 1- SGK ( 29 )
- So sánh văn bản ếch ngồi đáy giếng ở SGK Ngữ văn 6 với văn bản vừa đọc có gì giống và khác nhau ?
HS đọc đoạn văn 2 – SGK ( 29 )






? So sánh văn bản Lợn cưới áo mới ở sgk Ngữ văn 6 với văn bản vừa đọc có gì giống và khác nhau ?
? Theo em nên sắp xếp bố cục 2 câu chuyện trên như thế nào ?
( sắp xếp bố cục 3 phần như trong sách Ngữ văn 6 )
- Mục đích giao tiếp của 2 câu chuyện trên là gì ? ( Phê phán những thói hư, tật xấu của con người : thói kiêu căng, tự phụ và thói khoe của 1 cách lố bịch. )
- Theo em đoạn văn nào dễ tiếp nhận hơn?
H : VB trong sgk
- Để bố cục của văn bản rành mạch, hợp lí thì cần phải có những điều kiện gì ?





- Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần MB, TB, KB trong văn bản miêu tả và tự sự ?
? Có cần phân biệt nhiệm vụ của mỗi phần không ? vì sao ? ( Mỗi phần đều có những nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng )



? Bố cục văn bản thường có mấy phần ? Đó là những phần nào ?
HS đọc ghi nhớ

Hs đọc yêu cầu BT1-sgk-30





- Hãy ghi lại bố cục của truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê ”
? Bố cục ấy đã rành mạch và hợp lí chưa?
? Có thể kể lại câu chuyện ấy theo 1 bố cục khác được không? ( câu chuyện này có thể kể theo 1 bố cục khác - Ôn tập ngữ văn 7 - 15 )

Hs đọc yêu cầu bài tập 3 - (sgk 30,31).
- Bố cục trên đây đã rành mạch và hợp lí chưa ? Vì sao ?


? Theo em có thể bổ sung thêm điều gì
I - Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản :
1 - Bố cục của văn bản :

* Tìm hiểu:
Đơn xin nghỉ học:-Lời hứa
- Lí do
- Họ tên

-> Trình tự các phần không đạt vì: Sắp xếp các ý,nội dung,chưa hợp lí,không chuyển tải được nội dung cần trình bày,khó hiểu, không đạt được mục đích giao tiếp
- Trình tự hợp lí :
- Quốc hiệu, tên đơn,họ và tên, địa chỉ,lí do viết đơn,lời hứa, cám ơn, nơiviết, ngày viết đơn, kí tên

* Bố cục : Là sự bố trí , sắp xếp các phần, các đoạn theo 1 trình tự, 1 hệ thống rành mạch và hợp lí .
2 - Những yêu cầu về bố cục trong văn bản :
- Ví dụ : + Đoạn văn1 sgk ( 29 )
So sánh văn bản( a) và truyện “ếch ngồi đáy giếng”(NV6)
* Giống: Cơ bản các câu văn giống nhau,cùng nội dung
*Khác:
+ Truyện :- Bố cục hợp lí
- Các ý có sự phân định rõ ràng,mạch lạc,dễ hiểu
+ Văn bản a: - Các ý trình bày lộn xộn, không thống nhất
-Không có ý chung
+ Đoạn văn 2 sgk













- Các điều kiện để có một bố cục rành mạch, hợp lí :
+ Nội dung các phần, các đọan phải thống nhất chặt chẽ với nhau và phải có sự phân biệt rạch ròi .
+ Trình tự sắp đặt phải đạt được mục đích giao tiếp .
3 - Các phần của bố cục :
- Văn bản miêu tả :
+ MB : Tả khái quát – giới thiệu cảnh .
+ TB : Tả chi tiết
+ KB : Nêu cảm nghĩ
- Văn bản tự sự :
+ MB : Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
+TB : Kể diễn biến sự việc
+ KB : Kết cục của sự việc
- Bố cục của văn bản: 3 phần : MB, TB, KB.
* Ghi nhớ : SGK ( 30 )
III - Luyện tập :
* Bài 1: HS nêu VD :

- Biết sắp xếp các ý cho rành mạch =>hiệu quả cao.
- Không biết sắp xếp cho hợp lí =>không hiểu .
* Bài 2:
Bố cục
văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê ” :
- MB: Giới thiệu nhân vật Tôi, em tôi và việc chia tay.
- TB : + Hoàn cảnh gia đình,tình cảm2 anh em
+ Chia đồ chơi và chia búp bê .
+ Hai anh em chia tay
- KB : + Búp bê không chia tay
3 - Bài 3 :
Bố cục ... chưa rành mạch, hợp lí vì :
- Các điểm 1,2,3 ở TB mới chỉ kể lại việc học tốt chứ chưa phải là trình bày khái niệm học tốt . Và điểm 4 không phải nói về học tập .
=>TB : 1. Kinh nghiệm học tập trên lớp
2. Kinh nghiệm học tập ở nhà
3. Kinh nghiệm học tập trong cuộc sống và tham khảo tài liệu
4. Kết quả học tập đã đạt được nhờ những kinh nghiệm trên .
5. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn .
4. Củng cố, hướng dẫn:

Học bài và làm bài tập SGK. Soạn bài :Mạch lạc trong văn bản
 

Đính kèm

  • Tiết 7BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN.docx
    18 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Top