Huyền Trang
Thành Viên
- Điểm
- 0
Giáo án soạn theo Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực
Giáo án địa lý 12-Tiết 9 Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ Địa lí TNVN để nhận biết được đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam
- Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu Việt Nam.
- Biết phân tích liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hoá khí hậu
- Có kỹ năng liên hệ thực tế để thấy thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sản xuất.
3. Thái độ
- Chia sẻ với đồng bào khi gặp thiên tai.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, Bản đồ TNVN, (- Bản đồ hành chính Việt Nam)
2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức. 1p
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới.
Dẫn bài: Nhà thơ Tản Đà viết: Hải Vân đèo lớn vừa qua/Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè. Em hiểu gì về thời tiết trong hai câu thơ trên
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm tính chất nhiệt đới - 7p
Hình thức: Cá nhân
Phương pháp: đàm thoại
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm tính chất ẩm – 7p
Hình thức: cả lớp
Phương pháp: Phát vấn
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đặc điểm tính chất gió mùa – 25p
Hình thức: Nhóm
Phương pháp: thảo luận
4. Tổng kết đánh giá
- Gắn mũi tên gió mùa vào bản đồ trống.
- Gọi HS tổng kết bài bằng sơ đồ tư duy.
5. Hướng dẫn học ở nhà
1. Học và trả lời câu hỏi SGK.
2. Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ sau
Giáo án địa lý 12-Tiết 9 Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ Địa lí TNVN để nhận biết được đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam
- Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu Việt Nam.
- Biết phân tích liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hoá khí hậu
- Có kỹ năng liên hệ thực tế để thấy thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sản xuất.
3. Thái độ
- Chia sẻ với đồng bào khi gặp thiên tai.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, Bản đồ TNVN, (- Bản đồ hành chính Việt Nam)
2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức. 1p
Lớp 12A3 | Ngày dạy: ……………... | Sĩ số: ......../42 | Vắng: ........................................ |
Lớp 12D1 | Ngày dạy: …………… | Sĩ số: ......../39 | Vắng: ........................................ |
3. Bài mới.
Dẫn bài: Nhà thơ Tản Đà viết: Hải Vân đèo lớn vừa qua/Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè. Em hiểu gì về thời tiết trong hai câu thơ trên
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm tính chất nhiệt đới - 7p
Hình thức: Cá nhân
Phương pháp: đàm thoại
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết bản thân (?) Tìm biểu hiện của KH mang tính chất nhiệt đới và giải thích? HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức Bổ sung: Cán cân bức xạ: Tương quan so sánh giữa lượng bức xạ thu được và lượng bức xạ mất đi | I. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa 1. Tính chất nhiệt đới: a, Biểu hiện - Tổng lượng bức xạ lớn (tổng nhiệt độ hoạt động) 80000C - 10.0000C. - Cân bằng bức xạ quanh năm dương. - Nhiệt độ trung TB năm trên 200C (trừ vùng núi cao) - Tổng số giờ nắng 1400-3000 giờ/năm - Gió Mậu dịch Nguyên nhân: - Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. - Hàng năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh |
Hình thức: cả lớp
Phương pháp: Phát vấn
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
Quan sát bảng số liệu bài tập 2 - cuối bài, đọc Sgk (?) CM nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn? - Nguyên nhân? Câu hỏi VD: Giải thích tại `sao Huế có mưa nhiều nhất, lượng bốc hơi ít? Gọi HS: trả lời GV: Chuẩn kiến thức | 2. Lượng mưa, độ ẩm lớn a, Biểu hiện - Độ ẩm không khí cao trên 80%, - Cân bằng ẩm luôn dương - Lượng mưa TB năm 1500-2000mm/năm b, Nguyên nhân - Sự cung cấp hơi nước của biển Đông - Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới - Tác động của bão - Tác động của gió mùa (đặc biệt là gió mùa hạ) |
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đặc điểm tính chất gió mùa – 25p
Hình thức: Nhóm
Phương pháp: thảo luận
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
GV cho HS tìm hiểu về gió mậu dịch (ở nước ta gió mậu dịch bị gió mùa lấn át) Bước 1: GV chia nhóm giao nhiệm vụ N1,3: Tìm hiểu gió mùa mùa đông N2,4: Tìm hiểu gió mùa mùa hạ Nội dung tìm hiểu: - Nguồn gốc: - Nguyên nhân: - Tg hoạt động: - Hướng gió: - Phạm vi hoạt động: - Tính chất: Bước 2: Các nhóm tìm hiểu, thảo luận thống nhất ý kiến trong nhóm Bước 3: Các nhóm cử đại diện trình bày; nhóm khác bổ sung Bước 4: GV chuẩn kiến thức * Hệ quả: Gió mùa dẫn tới sự phân chia khí hậu khác nhau giữa các khu vực ở nước ta: ở miền bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. ở Miền Nam có 2 mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về hai mùa mưa, khô. | 3. Gió mùa: a, Biểu hiện * Gió mùa mùa đông: - Nguồn gốc: Từ cao áp xibia - Nguyên nhân: + Mùa đông lục địa Á - Âu lạnh => hình thành cao áp Xibia. Ở TBD, ÂĐD ấm hơn => hình thành áp thấp Alêut, bắc ÂĐD + Bán cầu nam là mùa hạ => lục địa chí tuyến nam nóng => hình thành áp thấp => Gió thổi từ cao áp Xibia đến các áp thấp qua Việt Nam. - Tg hoạt động: Từ tháng 11 đến tháng 4 - Hướng gió: Đông bắc - Phạm vi hoạt động: Miền Bắc => đến dãy Bạch Mã. Ở miền nam lúc này gió tín phong BCB => ĐB ven biển có mưa. - Tính chất: + Đầu mùa (11,12,1): Lạnh, khô + Cuối mùa (2,3,4) Lạnh ẩm do biến tính khi qua biển * Gió mùa mùa hạ: - Nguồn gốc: Từ áp cao B.ÂĐD, áp cao cận chí tuyến - Nguyên nhân: + Mùa hè lục địa chí tuyến Bắc nóng => hình thành áp thấp I-ran. Ở TBD, ÂĐD mát => hình thành áp cao Ha-oai, bắc ÂĐD + Bán cầu nam là mùa đông áp cao chí tuyến nam hoạt động. => Gió thổi từ áp Bắc ÂĐD, áp cao chí tuyến nam, áp cao TBD đến áp thấp qua Việt Nam. - Tg hoạt động: Từ tháng 5 đến tháng 10 + Từ tháng 5-7: gió từ + B.ÂĐD + Từ tháng 8-10: Gió từ + cận chí tuyến Nam - Hướng gió: Tây Nam; riêng bắc bộ hướng ĐN - Phạm vi hoạt động: Cả nước - Tính chất: + Đầu mùa nóng ẩm ở NB, TN; BTB và DHNTB: Nóng khô do khuất gió + Cuối mùa: Nóng, mưa nhiều cả nước. |
4. Tổng kết đánh giá
- Gắn mũi tên gió mùa vào bản đồ trống.
- Gọi HS tổng kết bài bằng sơ đồ tư duy.
5. Hướng dẫn học ở nhà
1. Học và trả lời câu hỏi SGK.
2. Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ sau
Tên gió | Nguồn gốc | T.g hoạt động | Phạm vi hoạt động | Hướng gió | T/C gió |
Gió mùa mùa đông | Áp cao Xibia | ||||
Gió mùa mùa hạ | Áp cao B. ÂĐ D | ||||
Áp cao cận chí tuyến nam |