Tìm hiểu các yếu tố tự sự , miêu tả trong văn nghị luận, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 30, Tiết 118:

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ

TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:


- Giúp học sinh thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận vì chúng có khả năng giúp người nghe (người đọc) nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng, sáng tỏ hơn.

- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao.

2 . Kỹ năng : Nhận biết yếu tố tự sự, miêu tả và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận .

3. Thái độ .

- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao.

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề.

B. CHUẨN BỊ.

1. GV: Soạn giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng, máy chiếu, bảng phụ.

2. HS: Trả lời các câu hỏi SGK.

C. CÁC HOẠT DẠY- HỌC:

1.Ổn định tổ chức
.
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
Điều chỉnh
8A1​
8A2​
8A3​

2. Kiểm tra kiến thức cũ :

Làm thế nào để phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 1 phút

Để giúp bài văn nghị luận đạt hiệu quả thuyết phục cao, ngoài yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, các yếu tố tự sự, miêu tả cũng rất cần thiết. Rất nhiều khi chỉ do thiếu một sự kể lại (hay tả lại) cần thiết mà nội dung nghị luận sẽ trở nên không cụ thể, không sáng tỏ, khiến người đọc (nghe) thấy khó, thậm chí thấy không thể nào tiếp nhận (vì không rõ, không hiểu, không tin...) vì vậy giờ học hôm nay....

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian:20 phút

Hoạt động của Gv
HĐ của HS
Nội dung
Gọi HS đọc đoạn văn a,b
? Đ.văn trích a từ văn bản nào em đã học?
? Đoạn văn làm sáng tỏ vấn đề gì?

a. Cách tiến hành chế độ lính tình nguyện đã gây ra những vụ lũng nhạm hết sức trắng trợn của thực dân Pháp
b. Lời tuyên bố giả dối, bịp bợm của phủ toàn quyền ĐD và tình cảnh khốn khổ của người lính khi tham gia chế độ lính tình nguyện
?Xác định PTBĐ trong 2 ĐV?
a. Nghị luận kết hợp tự sự
?Trong đoạn văn a sử dụng nhiều yếu tố tự sự kể về sự việc gì?
- Kể về cách tiến hành CĐ lính tình nguyện
? Tìm những câu, đoạn thể hiện yếu tố tự sự?
- Vị chúa tỉnh ra lệnh... xì tiền ra.
b. NL + MT
? Trong đoạn văn a sử dụng nhiều yếu tố miêu tả, tả cảnh gì?
- tả cảnh khốn khổ của ngời bị bắt lính
? Tìm những câu, đoạn thể hiện yếu tố mtả trong đoạn trích trên?
- “Tấp nập đầu quân… đan lên nòng sẳn”
? Vì sao đoạn trích a có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn tự sự còn đoạn trích b có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn miêu tả?

- Không được, vì đó không phải là mục đích chủ yếu nhất mà người viết nhằm đến.
?Như vậy nó thuộc văn bản gì? Nhờ đâu có thể xác định chính xác thể loại văn bản?
- Văn bản nghị luận. Muốn xác định thể loại văn bản cần làm rõ: văn bản ấy được tạo lập nhằm mục đích nào là chủ yếu?
Tác giả Nguyễn Ai Quốc viết 2 đoạn trên nhằm làm rõ phải trái, đúng sai của cái gọi là “ mộ lính tình nguyện” => đó là những đoạn văn nghị luận.
®vạch trần
? Vậy trong 2 ví dụ trên,yếu tố tự sự, miêu tả giữ vị trí ntn?
- Yếu tố tự sự, miêu tả đóng vai trò phụ trợ trong văn nghị luận đợc sử dụng chỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề tố cáo sự tàn bạo,giả dối của TDP trong cái gọi là “mộ lính tình nguyện” giữa lời nói và việc làm, hành động thực tế của chúng trong cái gọi là chế độ tính tình nguyện.
?Giả sử nếu thiếu đi những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kỳ lạ và tàn ác ở đoạn trích (a) và ở đoạn trích (b) thiếu những dòng miêu tả sinh động về hình ảnh người lính Việt Nam bị xích tay, bị nhốt … thì sẽ có ảnh hưởng gì đến giá trị biểu đạt của đoạn trích?
- Nếu tước những câu, đoạn tự sự, miêu tả đi thì cả 2 đoạn văn nghị luận trên trở nên khô khan, mất hẳn đi vẻ sinh động, thuyết phục và hấp dẫn
- Anh hưởng đến sức thuyết phục, giá trị tố cáo, bóc trần bản chất đê tiện của chính quyền thực dân.
? Vậy yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò gì trong văn nghị luận?
- Văn nghị luận cần phải có yếu tố tự sự và miêu tả ® Việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, thuyết phục hơn.
?Vấn đề nghị luận trong VD là gì?
-
Có điểm giống nhau giữa hai truyện cổ của dân tộc miền núi .(Chàng Tăng và Nàng Han) với truyện về anh hùng Thánh Gióng ở miền xuôi
? Trong văn bản hãy chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả ?
Tự sự : Chàng Trăng:sự ra đời, lớn lên ,
Nàng Han : lập công, di tích .
Miêu tả :Thỏ trắng ……… sáng bạc .
Cờ lệnh …………voi , ngựa .
? Vì sao tác giả không kể, đầy đủ toàn bộ 2 chuyện chàng “Trăng” và nàng Han mà chỉ kể, tả 1 số chi tiết, hình ảnh và hoàn toàn không kể chi tiết truyện Thánh Gióng ?
- Chọn lọc các chi tiết , hình ảnh phù hợp với luận điểm, luận cứ , không phá vỡ tính mạch lạc của bài văn nghị luận .
? Vậy khi đưa yếu tố tự sự, miêu tả nào vào bài văn nghị luận, cần chú ý điều gì? Vì sao?
G/v chốt lại cả 2 nội dung : Vai trò và cách thức vận dụng
Đọc
HĐ chung
HĐ chung






HĐ chung

HĐ chung


HĐ chung




HĐ chung



HĐ chung





HĐ chung







HĐ chung







HĐ chung







I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
1.Ví dụ.

* Nhận xét:
- VDa. Sử dụng nhiều yếu tố tự sự kể về cách tiến hành chế độ lính tình nguyện
- VDb. Sử dụng nhiều yếu tố miêu tả: tả cảnh khốn khổ của người bị bắt lính.




















ÞYếu tố miêu tả,tự sự đóng vai trò phụ trợ trong văn nghị luận



+ TS, MT không thể thiếu trong văn NL vì có tác dụng tăng sức thuyết phục
- Ví dụ c:
-Vấn đề NL: CMR truyện cổ dân tộc miền núi có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi
2.Ghi nhớ 2: sgk
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. Thời gian:15 phút
Bài tập 1 :
* Yếu tố tự sự:
- Sắp Trung Thu - Đêm trước… giam giữ
- Mời mấy ngày qua… nhà giam
- Phải đi ra… thơ
à Giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ
* Yếu tố miêu tả
- Trời xứ Bắc… bóng cây
- Đêm nay rất đẹp… thốt lên
- Nó ăm ắp tình tứ … bộc lộ
à Làm cho người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù - thi sĩ, để nhận rõ hơn chiều sâu của một tâm tư ; ở đó, bên trong sự im lặng, có chứa đựng biết bao tình cảm dạt dào trước trăng, trước đêm, trước cái lành , cái đẹp
2. Bài tập 2: Trong đề văn này người ta có thể sử dụng yếu tố miêu tả để gợi lại vẻ đẹp của hoa sen. Cũng có thể sử dụng yếu tố tự sự khi cần kể lại 1 kỉ niệm về bài ca dao đó

HĐ chung












HĐ chung
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:












2. Bài tập 2:
* Hoạt động 4: Vận dụng. Thời gian: 7p’.
? Viết đoạn văn tự sự, miêu tả nói về lợi ích của việc học tập đối với học sinh.
HS: viết bài và trình bày

GV: Nhận xét, đánh giá
*. Hoạt động5:Tìm tòi, mở rộng
- Thời gian:1p
? Tìm một số đoạn văn có cách trình bày luận điểm như trên nói ở trên ?
- GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ của bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập đưa yếu tố TS, MT vào bài văn nghị luận.
Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ.docx
    22.2 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top