Tình huống: Trẻ bị tăng nhãn áp và cách giải quyết.

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
4465

Dưới đây là một số cách giải quyết tình huống khi trẻ bị tăng nhãn áp mà bạn nên biết:
Tình huống:

Một bé trai 9 tuổi tên B nhìn kém do mắc bệnh tăng nhãn áp. Cháu còn bị khuyết tật trí tuệ ở mức trung bình. Cháu có thể đọc một số câu đơn giản về những chủ đề quen thuộc. Cháu ngại khi tiếp xúc với những người xung quanh. Cháu sẽ trả lời nếu có ai hỏi, hiếm khi cháu chủ động nói chuyện với ai. Cháu có thể tự phục vụ được bản thân như tự xúc cơm ăn, tự lấy nước uống, tự đi vệ sinh v.v…Tuy nhiên ở trong lớp, thỉnh thoảng cháu bị ngã; va vào người các bạn hoặc đồ đạc. B đi lại, di chuyển luôn tìm chỗ để bám/vịn tay. Khi cần quan sát kĩ một đồ vật gì đó, trẻ thường nheo mắt và dụi mắt. Em tập viết hoặc vẽ đều cúi xuống sát bàn. Ngoài ra em khám phá đồ vật, đồ chơi trong lớp không những bằng cách giơ sát lên mắt mà em còn sờ rất kĩ (khám phá bằng xúc giác),....Là giáo viên bạn xử lí như thế nào?

Xử lí tình huống:

Với trẻ nhìn kém trên, giáo viên nên:

  • Tiếp cận một cách nhẹ nhàng, dùng tình cảm để trò chuyện, quan tâm tới trẻ.
  • Yêu cầu giáo viên đưa ra cần rõ ràng, ngắn gọn; nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho trẻ hiểu vì trẻ bị nhìn kém kèm theo khuyết tật trí tuệ.
  • Nếu trẻ lúng túng, chưa biết trả lời như thế nào, GV nên thể hiện rõ mình đang nói chuyện và gợi ý câu trả lời cho trẻ.
  • Tăng thêm thời gian cho trẻ thực hiện hoạt động;
  • Đảm bảo đủ ánh sáng trong lớp
  • Dùng màu sắc tương phản trong các hoạt động và sử dụng những dụng cụ trợ thị: kính bút dạ; bút dấu dòng..…để giúp trẻ học tập dễ dàng hơn
  • Tăng cỡ chữ to, hình ảnh rõ nét để trẻ đọc dễ hơn
  • Cho trẻ sử dụng xúc giác, khứu giác; vị giác, thính giác (bên cạnh thị giác) thường xuyên hơn các bạn mắt sáng khác để giúp trẻ khiếm thị tri giác sự vật sự việc đầy đủ hơn.
  • Động viên; khuyến khích trẻ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp
  • Tạo môi trường an toàn cho trẻ bằng “vòng tay bạn bè” để giúp trẻ học;
  • Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm cụ thể, để trẻ áp dụng trải nghiệm qua những tình huống tương tự, từ đó trẻ tích lũyvà thấu hiểu những sự vật; hiện tượng diễn ra xung quanh mình dần dần giúp trẻ học được những kiến thức mà trẻ không nhìn thấy.
Nguồn: Tổng hợp
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
575

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top