Tính thống nhất về chủ đề của văn bản, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tuần 1, Tiết 3 – Tập làm văn:

TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức.


- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của văn bản cụ thể.

- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.

- Chủ đề văn bản.

- Những thể hiện của chủ đề trong văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.

- Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự học

4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, tự quản.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:
Kế hoạch dạy học, tìm tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn của giáo viên: Thế nào là chủ đề của văn bản? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được biểu hiện như thế nào?

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức:
(1 phút)

Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
8A1
1/9/2018
8A2
29/8/2018
8A3
28/8/2018


2. Kiểm tra kiến thức cũ: (3 phút)

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới:

HĐ của giáo viên
HĐ của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động. Thời gian: 1 phút.
GV: Tính thống nhât về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản. Đặc trưng này của văn bản liên hệ mật thiết với tính mạch lạc, tính liên kết…

Lắng nghe
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức. Thời gian: 25 phút.
* GV HD: Tìm hiểu khái niệm chủ đề văn bản.
H. Nêu câu hỏi 1 mục I SGK
GV: Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu là buổi đầu tiên đi học. Sự hồi tưởng ấy gợi lên cảm giác xao xuyến...
H. Nội dung vừa trình bày là chủ đề của VB “ Tôi đi học” Em hãy trình bày thật ngắn gọn chủ đề VB này?
H. Như vậy, em hiểu chủ đề của VN là gì ?
- Nhận xét, củng cố.
- Hướng dẫn HS thực hiện bài tập
- Nêu câu hỏi 1, mục II SGK
* GV: (Đây chính là tìm hiểu tính thống nhất của VB)
- HD phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường
* GV dẫn: Văn bản “Tôi đi học” tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường
- Căn cứ vào nhan đề “Tôi đi học”. Nhan đề cho phép dự đoán VB nói về chuyện “Tôi đi học” .
- Căn cứ vào các kỷ niệm về buổi đầu đi học của “tôi”, đại từ “tôi” và các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi lặp lại nhiều lần.
H. Hãy tìm từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật?
- Những chi tiết từ ngữ nào nêu bật được cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường, cùng bạn vào lớp?
* Trên đường đi học:
+ Con đường cảnh vật quen, thấy lạ.
+ Không chơi ® đi học, cố làm một học trò thực sự.

* Trên sân trường:
- Trường xinh xắn, oai nghiêm, “lòng tôi” đâm lo sợ vẩn vơ.
- Lúng túng, bỡ ngỡ khi xếp hàng vào lớp (d/c) thấy nặng nề…

* Trong lớp học: Cảm thấy xa mẹ.
Þ Đó là những từ ngữ, chi tiết tập trung khắc họa, tô đậm tâm trạng và cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi”
H. Đã biết thế nào là chủ đề của VB, nay qua phân tích chi tiết 1 VB cụ thể, em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề văn bản?
H. Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
* GV chốt kiến thức: Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là VB chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác (thể hiện ở nhan đề, chi tiết, từ ngữ vv…)
® Cần: Xác định được chủ đề thể hiện ở nhan đề. Thể hiện ở quan hệ giữa các phần trong VB, các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
Dựa vào bài đọc - hiểu “Tôi đi học” để trả lời các câu hỏi.
Trình bày chủ đề VB.


Thảo luận


Đại diện trình bày.
Lắng nghe







Trả lời





Nhận xét, bổ sung.











Tìm chi tiết SGK
Thảo luận, trình bày

Thảo luận





Lắng nghe, ghi bài

I. Chủ đề văn bản:
1. Ví dụ: (SGK)





2. Nhận xét:
- Chủ đề VB “Tôi đi học”: Những kỷ niệm sâu sắc (hoặc tâm trạng và cảm giác) về buổi tựu trường đầu tiên…
* Chủ đề VB là đối tượng và vấn đề chính được tác giả nêu lên, đặt ra trong văn bản.

II. Tính thống nhất về chủ đề của VB:
1. Ví dụ:



2. Nhận xét:












- “Hôm nay tôi đi học”, “ … kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…” vv…


* Trên đường đi học:
+ Con đường cảnh vật quen, thấy lạ
+ Không chơi ® đi học, cố làm một học trò thực sự.

* Trên sân trường:
+ Trường xinh xắn, oai nghiêm, “lòng tôi” đâm lo sợ vẩn vơ.
+ Lúng túng, bỡ ngỡ khi xếp hàng vào lớp.
* Trong lớp học: Cảm thấy xa mẹ.
Þ Đó là những từ ngữ, chi tiết tập trung khắc họa, tô đậm tâm trạng và cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi”
* Ghi nhớ:
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập. Thời gian: 5 phút.
* GV hướng dẫn hS làm bài tập
H. Viết về đề tài gì? Tìm những chi tiết…?



H. Thứ tự trình bày?

H. Theo em có thể thay đổi thứ tự ấy được không? Tại sao?
- Khó thay đổi trật tự này vì nó được sắp xếp theo ý đồ tác giả, làm VB rõ ràng, rành mạch.
H. Vậy chủ đề chính của văn bản là gì?
- Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê tôi.
H. Tìm các dẫn chứng thể hiện nhan đề trên?




- Hướng dẫn làm bài tập 2
Gợi ý: Căn cứ vào chủ đề thấy ý b và d làm cho bài viết lạc đề.
- Hướng dẫn làm bài tập 3
Gợi ý: Có những ý lạc đề, không cần thiết: e, h.
Đọc yêu cầu
Lắng nghe
Suy nghĩ làm bài



Trả lời


Trả lời



Trả lời




Trả lời



Đọc yêu cầu

Lắng nghe

Suy nghĩ làm bài
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
a) Văn bản “Rừng cọ quê tôi” viết về cây cọ ở vùng sông Thao, quê hương tác giả. - Thứ tự trình bày: Miêu tả dáng hình cây cọ, sự gắn bó của cây cọ với tuổi thọ tác giả, tác dụng của cây cọ, tình cảm, gắn bó giữa cây cọ với người dân sông Thao.
b) Chủ đề VB: Vẻ đẹp và ý nghĩa của rừng cọ quê tôi.
c) Chủ đề được thể hiện ở nhan đề và các ý của VB.
d) Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần: Rừng cọ, lá cọ, và các ý lớn trong phần thân bài:
+ Miêu tả hình dáng cây cọ.
+ Nêu sự gắn bó mật thiết giữa cây cọ với nv “tôi”
+ Các công dụng của cây cọ đối với cuộc sống.
Bài tập 2:
- Căn cứ vào chủ đề thấy ý b và d làm cho bài viết lạc đề.
Bài tập 3:
Có những ý lạc đề, không cần thiết: e, h
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (HS làm ở nhà).
- Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về người thầy kính yêu.
Ghi bài
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng (HS làm ở nhà)
- Em hãy chỉ ra sự thống nhất về chủ đề trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
Ghi bài
IV. Rút kinh nghiệm

........................................................................................................................

........................................................................................................................
 

Đính kèm

  • Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.docx
    25.1 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top