giáo án Toán lớp 1 theo tuần, sách VSBĐ, năm học 2020 - 2021, forum giaoanchuan.com

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
GIÁO ÁN CHUẨN Toán lớp 1, bộ sách Vì sự bình đẳng soạn theo tuần, năm học 2020 - 2021. Tài liệu sưu tầm từ cô Phạm Thị Khuyên.

Xin chia sẻ cùng diễn đàn.


TUẦN 1

Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2020

BÀI 1: VỊ TRÍ QUANH TA

I. Mục tiêu

- Bước đầu nhận biết được vị trí tương đối giữa hai vật: Trên - dưới; Bên phải bên trái; Phía trước - phía sau. Ở giữa.

- HS có ý thức trong giờ học.

II. Phương tiện dạy học:

- Videoo bài hát: Cả tuần đều ngoan của nhạc sĩ Phạm Tuyên ; SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.

- Hình ảnh các bức tranh trong SGK Toán 1.

III. Các hoạt động dạy học:



Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.HĐ Khởi động
- GV mở video bài hát: Cả tuần đều ngoan.
- GVnêu yêu cầu của tiết học
2. Hoạt động hình thành kiến thức, thực hành.
2.1 Nhận biết quan hệ trên - dưới.

- GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:



- GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.
2.2 Nhận biết quan hệ bên phải - bên trái.
- GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:


- GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.
- GV nêu yêu cầu HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ bên phải - bên trái.

- Lớp phó văn nghệ bắt nhịp, HS hát





- HS quan sát SGK và nêu nhận xét:
Lọ hoa ở trên mặt bàn, con mèo ở dưới gầm bàn. Máy bay bay bên trên, em bé đứng dưới đất.

- HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.

- HS quan sát SGK và nêu nhận xét:
Cửa ra vào ở bên phải cô giáo. Bàn GV ở bên trái cô giáo. Dãy đèn cao áp ở bên phải ô tô đang chạy. Bên trái ô tô là dãy nhà cao tầng.
- HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.
- HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ bên phải - bên trái.
2.3 Nhận biết quan hệ trước - sau, ở giữa
- GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:








- GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.
- GV nêu yêu cầu HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ trước - sau, ở giữa

3
. Hoạt động mở rộng
- GV tổng kết nội dung bài học.

- HS quan sát SGK và nêu nhận xét:
+ Phía trước ba bạn đứng xếp hàng mua kem là chú bán kem; Bạn Hùng đứng trước em Hoa đang cầm thú bông; Chị Mai đứng sau em Hoa; em Hoa đứng giữa bạn Hùng và chị Mai.
+ Ô tô màu đỏ ở trước ô tô màu vàng, ô tô màu tím ở sau ô tô màu vàng và ô tô màu vàng ở giữa hai ô tô màu đỏ và màu tím.
- HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.
- HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ trước - sau, ở giữa.

- HS lấy ví dụ về các vị trí tương đối giữa các đồ vật mà các em vừa học.
- HS nhận xét, tuyên dương.
Rút kinh nghiệm​




Thứ ba, ngày 08 tháng 9 năm 2020


BÀI 2: NHẬN BIẾT CÁC HÌNH

I. MUC TIÊU

- Bước đầu nhận dạng được biểu tượng của 6 hình cơ bản: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, khối hộp chữ nhật và khối lập phương, nói đúng tên hình.

- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.

- HS có ý thức trong giờ học

II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN

- Videoo bài hát: Ông trăng tròn

-
SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.

- Hình ảnh các bức tranh trong SGK Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU



Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.HĐ Khởi động
- GV mở video bài hát: Ông trăng tròn
2. Hoạt động hình thành kiến thức, thực hành.
2.1 Nhận biết biểu tượng hình vuông

- GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:



- GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.
- GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình vuông
2.2 Nhận biết biểu tượng hình chữ nhật.
- GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:




- GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.
- GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình chữ nhật.
2.3 Nhận biết biểu tượng hình tam giác.
- GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:




- GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác.

- Lớp phó văn nghệ bắt nhịp, HS hát


- HS quan sát SGK và nêu nhận xét: Hình thứ nhất và hình thứ hai trong tranh là các hình vuông;viên gạch lát nền có dạng hình vuông, khăn tay cũng có dạng hình vuông.
- HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.
- HS tìm thêm những vật có dạng hình vuông.

- HS quan sát SGK và nêu nhận xét:
Hình thứ nhất và hình thứ hai trong tranh là các hình chữ nhật, cuốn SGK
Toán 1 có dạng hình chữ nhật, bảng con có dạng hình chữ nhật cửa đi cũng có dạng hình chữ nhật.
- HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.
- HS tìm thêm những vật có dạng hình chữ nhật.

- HS quan sát SGK và nêu nhận xét:
Hình thứ nhất và hình thứ hai trong tranh là các hình tam giác. Lá cờ có dạng hình tam giác, ê ke có dạng hình tam giác, miếng bánh cũng có dạng hình tam giác.
- HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác
2.4 Nhận biết biểu tượng hình tròn.
- GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

- HS quan sát SGK và nêu nhận xét:
Hình thứ nhất trong tranh là hình tròn. Mặt đồng hồ có dạng hình tròn, biển báo
giao thông có dạng hình tròn và cái đĩa cũng có dạng hình tròn
- GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.
- GV cho HS tìm thêm những vật có dạng
hình tam giác.
- HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.
- HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác
2.4 Nhận biết biểu tượng khối hộp chữ nhật.
* Thực hiện tương tự như nhận biết hình chữ nhật.
2.4 Nhận biết biểu tượng khối lập phương.
* Thực hiện tương tự như nhận biết khối hộp chữ nhật.
3. Hoạt động mở rộng
- GV tổng kết nội dung bài học.
- HS thực hiện tương tự như nhận biết hình chữ nhật.


- HS thực hiện tương tự như nhận biết khối hộp chữ nhật.

- HS lấy ví dụ về nhận biết các hình mà các em vừa học.
Rút kinh nghiệm​




Thứ tư, ngày 09 tháng 9 năm 2020

BÀI 3 : LUYỆN TẬP

I. MUC TIÊU

- Nhận biết được hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, khối hộp chữ nhật và khối lập phương. Nhận biết được hình dạng của một số đồ vật trong đời sống.

- HS có ý thức trong giờ học.

II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN

- SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU



Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.HĐ Khởi động
- Trò chơi “Truyền điện”:





- GV phổ biến luật chơi, h. dẫn cách chơi
- HS quan sát trong lớp những vật có dạng hình chữ nhật.
Một HS nêu một vật trong lớp có dạng hình chữ nhật rồi chỉ định bạn thứ hai nêu tiếp, bạn thứ hai lại chỉ định bạn thứ ba nêu tiếp,…
2. Hoạt động thực hành.
* Nhận dạng các hình hình học
Bài 1. Trong các hình dưới đây:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV biểu dương HS có câu trả lời đúng.
Bài 2. Trong hình dưới đây:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- GV quan sát, giúp đỡ HS có khó khăn trong học tập.
Bài 3. Mỗi đồ vật dưới đây cùng dạng với hình nào? Hãy gọi tên hình đó?
- GV lần lượt cho HS nêu mỗi đồ vật cùng dạng với hình gì.
3. Hoạt động mở rộng
- Trò chơi “Ai nhanh hơn”:
- GV phổ biến luật chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Kể tên 3 đồ vật có dạng hình vuông;
- Kể tên 3 đồ vật có dạng hình tròn;
- Kể tên 3 đồ vật có dạng hình tam giác.
- GV tổng kết nội dung bài học.

- HS quan sát SGK và làm miệng.
- HS nhận xét.



- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập Toán( cả lớp)
- HS lần lượt cho HS nêu mỗi đồ vật cùng dạng với hình gì.
- HS nhận xét, tuyên dương.




- HS thực hiện chơi
Rút kinh nghiệm​
 

Đính kèm

  • GA TOÁN LỚP 1 VSBĐ - giaoanchuan.com sưu tầm.doc
    9.9 MB · Lượt xem: 6

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
TUẦN 2

Thứ ngày tháng 9 năm 2020

BÀI 4: CÁC SỐ 1, 2, 3

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS:


- Nhận dạng, đọc, viết được các số 1, 2, 3.

- Đếm được các số từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.

- Bước đầu vận dụng được các số 1, 2, 3 vào cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Chuẩn bị của học sinh


- SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.

2. Chuẩn bị của giáo viên

- SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.

- Máy chiếu hoặc tranh vẽ phóng to nội dung bài học trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học:



Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1. Khởi động (1-3’)
- GV tổ chức cho cả lớp múa hát tập thể bài “Một con vịt”.
HĐ 2. Hình thành biểu tượng các số 1, 2, 3 ( 8-10’)
* Bước 1:
- GV hướng dẫn HS quan sát các nhóm chỉ có một đồ vật ở bức tranh trong SGK (hoặc máy chiếu) và yêu cầu HS nêu số lượng.
- GV chỉ vào từng đồ vật vẽ ở bức tranh và đọc: “một cái ba lô, một cái thước kẻ, một cái hộp bút, một chấm tròn, một khối lập phương”. Ta viết, đọc là “một” (viết lên bảng lớp).
* Bước 2
- GV hướng dẫn HS quan sát số 1 in, số 1 viết thường và yêu cầu HS chỉ vào từng số và đều đọc là “một
- HS hát múa bài “Một con vịt”.






- HS nêu:
+ Có một cái ba lô.
+ Có một cái thước kẻ.
+ Có một cái hộp bút.
+ Có một chấm tròn.
+ Có một khối lập phương.
- HS lắng nghe
- HS đọc số.
Hình thành biểu tượng số 2, số 3 làm tương tự đối với số 1
HĐ 3. Đếm từ 1 đến 3 và đếm từ 3 đến 1 (5’)
- GV yêu cầu HS nhìn SGK hoặc hướng lên bảng lớp quan sát tranh vẽ các khối lập phương như trong SGK đã được phóng to trên máy chiếu.
- GV chỉ vào hình vẽ các cột khối lập phương để đếm từ 1 đến 3 (một, hai, ba) rồi đếm từ 3 đến 1 (ba, hai, một), Sau đó cho HS nhắc lại như vậy với hình vẽ trong SGK.

- HS quan sát.


- HS đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1 theo hướng dẫn của GV.
HĐ 4. Thực hành – luyện tập (12 - 14’)
Bài 1. Viết số:

- GV hướng dẫn HS viết theo mẫu lần lượt số 1, số 2, số 3.


- Cả lớp viết theo hướng dẫn của GV vào VBT Toán
Bài 2. Số?
- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của BT (nhìn tranh, tìm số thích hợp thay cho dấu ? theo mẫu) rồi làm bài vào VBT Toán.
- GV chữa bài, nhận xét.
- GV cần tập cho HS nhận ra ngay số lượng đối tượng trong mỗi tranh vẽ.

- HS nêu yêu cầu và làm bài vào VBT Toán.


- HS chữa bài.
Bài 3. Số?
- GV tập cho HS biết đếm theo thứ tự 1, 2, 3 và đếm ngược lại 3, 2, 1 để từ đó tìm số thay cho dấu ? phù hợp với thứ tự 1, 2, 3 và ngược lại 3, 2, 1.



- HS làm bài vào VBT.
HĐ 5. Vận dụng ( 3 -5’)
Bài 4. Số?

- Dạng bài tập này thường được sử dụng trong các bài học về số trong phạm vi 10, vì vậy trước hết cần hướng dẫn HS nắm được yêu cầu cầu của bài và cách làm bài.



- HS lắng nghe hướng dẫn của GV và hoàn thành bài vào VBT.
- GV tập cho HS biết quan sát bức tranh tổng thể để tìm ra được số lượng (1, 2, 3) những đối tượng dùng loại theo yêu cầu của bài (khối ru-bic, quả bóng, ô tô thay cho dấu ? )
- HS nhắc lại các số 1, 2, 3.

- HS tìm các đồ vật có số lượng là 1.
HĐ 6. CỦNG CỐ (2 -3’)
- GV cho HS nhắc lại các số 1, 2, 3 đã học
- GV yêu cầu HS tìm những đồ vật ở lớp (bảng lớp, cửa ra vào, cửa sổ, khẩu hiệu,…), dụng cụ cá nhân (cặp sách, bút, vở,…) có số lượng tương ứng là 1, 2, 3 (có thể trả lời bằng miệng).
Rút kinh nghiệm​









Thứ ngày tháng 9 năm 2020

BÀI 5: LUYỆN TẬP

  • Mục tiêu:
- Đọc, viết được các số 1, 2, 3.

- Đếm thành thạo các số từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.

- Vận dụng được các số 1, 2, 3 vào cuộc sống.

  • Đồ dùng dạy học:
  • - SGK Toán 1; VBT Toán 1, bộ ĐDHT cá nhân.
  • - Các tấm bìa có hình con vật, hoa, quả…và bìa ghi các số 1, 2, 3.
  • - Hình ảnh các bức tranh trong SGK.
  • Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
GV tổ chức hoạt động trò chơi: “kết bạn/kết hai, kết ba” và yêu cầu HS tự chọn bạn để kết thành nhóm đôi, nhóm ba
Hoạt động 2: Luyện tập: Củng cố kiến thức về các số 1,2,3
Bài 1: Số?

GV hướng dẫn HS đọc thầm nội dung bài tập 1 rồi nêu yêu cầu của bài tập
Cho HS làm việc cá nhân
Yêu cầu từng cặp đôi kiểm tra kết quả của nhau
Gọi HS nêu kết quả
GV nhận xét, chữa bài

HS tham gia chơi trò chơi





HS đọc thầm

HS làm việc cá nhân
Từng cặp đôi kiểm tra kết quả của nhau
HS nêu kết quả
Bài 2: Viết số?
Cho HS nêu yêu cầu của bài
Hướng dẫn HS viết số 1,2,3 theo thứ tự trong vở bài tập toán
GV uốn nắn những trường hợp viết sai, chưa chuẩn
Bài 3: Chọn số thích hợp:
- Hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài
- Cho HS đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1 dưới mỗi hình, từ đó chọn số
- Cho HS làm bài trong vở bài tập
Bài 4: Số?
GV cho HS nêu yêu cầu của bài
Cho HS làm bài và báo cáo kết quả
Yêu cầu HS khác nhận xét
GV nhận xét, chốt ý
Hoạt động 3: Vận dụng
Bài 5: Số?

GV hướng dẫn HS quan sát tranh để tìm ra được số lượng những đối tượng cùng loại theo yêu cầu của bài toán
Gọi HS báo cáo kết quả
GV nhận xét, chữa bài cho HS
Hoạt động 4: Củng cố
-GV giơ hình có vẽ 1,2 hoặc 3 con mèo, quả na…
-Yêu cầu HS giơ các tờ bìa có các số tương ứng
- GV nhận xét, tuyên dương HS, kết thúc giờ học
HS nêu
HS làm bài


HS nêu
HS đếm và chọn số
HS làm bài

HS nêu yêu cầu
HS báo cáo kết quả và nhận xét


HS quan sát tranh và tìm số lượng
HS báo cáo kết quả


HS thực hiện theo hướng dẫn
Rút kinh nghiệm​









Thứ ngày tháng 9 năm 2020

BÀI 6: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 3

  • Mục tiêu:
- Nhận biết được nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau và các dấu <, >, =.

- So sánh được các số trong phạm vi 3.

- Vận dụng được việc so sánh các số trong phạm vi 3 vào cuộc sống.

  • Đồ dùng dạy học:
  • - SGK Toán 1; VBT Toán 1.
  • - Hình ảnh các bức tranh trong SGK.
  • - Các tấm bìa ghi các số 1, 2, 3, và các tấm bìa ghi từng dấu <, >, =.
  • Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
GV yêu cầu HS tìm những vật quen thuộc trong cuộc sống mà em quan sát được có số lượng tương ứng là 1,2,3
GV nhận xét, dẫn vào bài mới

HS tìm vật tương ứng với số lượng 1,2,3

Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới
Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
So sánh số lượng cốc và thìa

GV cho HS quan sát tranh ở phần bên trái (có thể tách riêng phần tranh, dùng bảng phụ hoặc máy chiếu)
Hỏi: Nếu bỏ mỗi thìa vào một cốc, còn cốc nào không có thìa?
GV nêu: Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì vần còn cốc chưa có thìa. Ta nói: Số “số cốc nhiều hơn số thìa”
GV nêu: khi đặt vào mỗi cốc một cái thì thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại. Ta nói: “số thìa ít hơn số cốc”
Gọi 1 vài HS nhắc lại: “số cốc nhiều hơn số thìa”, “số thìa ít hơn số cốc”




HS quan sát tranh

HS trả lời

HS lắng nghe


HS lắng nghe

HS nhắc lại
So sánh số lượng ca và bàn chải
Cho HS quan sát tranh ở phần bên phải và cách làm tương tự với cách so sánh số lượng cốc và thìa. Ở đây, số ca vừa vặn với số bàn chải. Ta nói: Số ca bằng số bàn chải

HS quan sát và thực hiện theo hướng dẫn


So sánh các số trong phạm vi 3

GV hướng dẫn HS quan sát tranh ở phần bên trái để nhận biết số lượng của từng nhóm đồ vật rồi so sánh các số chỉ số lượng đó
Hỏi: Trong tranh có mầy cái cốc?
Hỏi: Trong tranh có mấy cài đĩa?


HS quan sát


-Hỏi: Cốc và đĩa, loại nào ít hơn?
-Cho 1 vài HS nhìn tranh nhắc lại
-GV giới thiệu: Hai cái đĩa ít hơn 3 cái cốc, ta nói: 2 bé hơn 3 và viết là 2 <3
-GV viết bảng 2<3 và giới thiệu dấu < “bé hơn”
Gọi HS đọc
-Hỏi: ba cái cốc có nhiều hơn hai cái đĩa không?
Yêu cầu HS nhìn tranh nhắc lại
-GV giới thiệu: 3 cái cốc nhiều hơn 2 cái đĩa ta nói 3 lớn hơn 2 và viết là 3>2.
-GV viết bảng 3>2 và giới thiệu dấu > “lớn hơn”
Gọi HS lần lượt đọc
-GV hướng dẫn HS nhận xét sự khác nhau giữa dấu < và dấu > và lưu ý khi đặt dấu giữa hai số thì bao giờ chiều nhọn cũng chỉ vào số bé hơn
HS trả lời
HS nhắc lại
HS lắng nghe

HS đọc

HS trả lời

HS nhắc lại

HS đọc


HS lắng nghe
Giáo viên hướng dẫn HS quan sát tranh có xe máy và ô tô rồi so sánh các số chỉ số lượng đó. Cách làm tương tự ở trên, từ dó ta có 2 = 2 để giới thiệu dấu = và đọc là: hai bằng hai

HS quan sát và lắng nghe
Hoạt động 3: thực hành – luyện tập
Bài 1: Viết dấu

GV nêu yêu cầu của bài
Hướng dẫn HS viết theo mầu lần lượt dấu <, >, =
Yêu cầu cả lớp tập viết vào vở bài tập toán



HS lắng nghe
HS thực hiện
Bài 2: <,>,=
GV HD HS nêu yêu cầu của bài tập: so sánh hai số rồi chọn dấu <,>, = thích hợp thay cho dấu ?
Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở bài tập toán
Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo kết quả cho nhau và GV dùng bảng phụ chữa bài.
GV nhận xét, chữa bài cho HS

Cả lớp làm bài


HS lắng nghe


HS làm bài vào vở bài tập
HS đổi vở kiểm tra chéo
Bài 3: Chọn số thích hợp thay cho dấu ?
GV yêu cầu HS nhìn SGK thảo luận nhóm và lần lượt làm theo yêu cầu: Chọn số thích hợp thay cho dấu ?
GV gọi HS trình bày kết quả
GV nhận xét và chữa bài cho HS
Hoạt động 4: vận dụng


HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả
Bài 4: Nhìn tranh, so sánh nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau;
GV cho HS nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời
GV xác nhận kết quả đúng
Hoạt động 5: Củng cố
GV chốt lại nội dung bài học, cách sử dụng các dấu <,>,=

HS chữa bài


HS nêu
HS thảo luận và đại diện nhóm trả lời
HS chữa bài
Rút kinh nghiệm​

 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
TUẦN 3

Thứ ngày tháng 9 năm 2020

BÀI 7 : CÁC SỐ 4, 5, 6

I. Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:

- Nhận dạng, đọc và viết được các số 4, 5, 6

- Sử dụng các số 4, 5, 6 vào cuộc sống

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng vào giải quyết 1 số tình huống gắn với thực tế

- PT năng lực về toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

II. Đồ dùng dạy học:

SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.

Hình ảnh các bức tranh trong SGK. Máy chiếu.

III. Các hoạt động dạy học:



Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức cũ và dẫn vào bài mới.
* Cách tiến hành: Cả lớp hát bài hát “Tập thể dục buổi sáng”
(trong bài hát “Tập thể dục buổi sáng”, những số nào chúng ta đã học rồi?...)
- Nhận xét, dẫn vào bài mới.





- HS hát


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
*Mục tiêu: Nhận biết các số 4, 5, 6
Đọc, viết, đếm được các số 4, 5, 6
* Cách tiến hành: a. Hình thành số 4:
- GV chiếu lần lượt các bức tranh lên màn hình:





- HS quan sát và nêu: có 4 con chim, bốn con cá, bốn con rùa, bốn chấm tròn và bốn khối lập phương.
- Tất cả những nhóm đồ vật trên đều có số lượng là bao nhiêu?
- GV: Ta viết số 4 và đọc là bốn (cho HS phân biệt số 4 viết in và viết thường).
- GV hướng dẫn viết số 4
- GV nhận xét
b. Hình thành các số 5,6 (tương tự)
Nghỉ giải lao
Hoạt động 3: Thực hành – Luyện tập

* Mục tiêu: Viết được các số 4, 5, 6
* Cách tiến hành:
- Là 4

- Học sinh đọc số 4
(CN- ĐT)

- HS viết vào bảng con




Bài 1: Tập viết số
- GV nêu yêu cầu bài tập 1
- GV hướng dẫn HS viết theo mẫu lần lượt số 4, số 5, số 6
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS viết vào Vở bài tập Toán


Bài 2:Số?
- GV chiếu bài tập lên bảng.


- Nhận xét

- HS nêu yêu cầu của bài
- HS thảo luận nhóm đôi rồi làm bài vào Vở bài tập Toán
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
Bài 3: Số ?
- GV nêu yêu cầu bài tập 3

- Nhận xét

- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào Vở bài tập Toán
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
Hoạt động 4: Vận dụng
Bài 4:
GV chiếu hình ảnh của bài 4 lên màn hình, giải thích “mẫu” để HS hiểu yêu cầu của bài toán.
- GV cho đại diện một số nhóm báo cáo kết quả

Hoạt động 5: Củng cố
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức đã học
* Cách tiến hành:.
- Kể tên một vài đối tượng gắn với số 4 (chẳng hạn: con thỏ có 4 chân). GV gọi một HS trả lời rồi chỉ định bạn tiếp theo.


- Thảo luận nhóm 4 rồi làm bài.
- HS nhận xét bài của bạn và chữa những chỗ sai.



- HS chơi
Rút kinh nghiệm​









Thứ ngày tháng 9 năm 2020

BÀI 8: ĐẾM ĐẾN 6

TIẾT 8 : ĐẾM ĐẾN 6

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực toán học


- Đếm được các số từ 1 đến 6 và từ 6 đến 1.

- Nhận biết được thứ tự từ thứ nhất đến thứ sáu

- Nhận biết được các hình.

2. Góp phần phát triển năng lực chung và phẩm chất

- Rèn HS tính cẩn, tỉ mỉ khi viết số, làm toán

- Rèn HS tinh thần ham học hỏi, yêu thích môn toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

1. Chuẩn bị của học sinh


-SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.

- Bộ ĐDHT cá nhân.

2. Chuẩn bị của giáo viên

-Hình ảnh các bức tranh trong SGK.

-Máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức cũ và dẫn vào bài mới.
* Cách tiến hành:
Gv phổ biến luật chơi truyền điện
+Kể tên vài đối tượng gắn với số 5 ?

-
Hs trả lời và gọi tên bạn tiếp theo
Bàn tay có 5 ngón
Ngôi sao có 5 cánh
Mẹ mua 5 quả cam....
Gv nhận xét, dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mớI
*Mục tiêu: - Đếm được các số từ 1 đến 6 và từ 6 đến 1. Nhận biết được thứ tự từ thứ nhất đến thứ sáu
* Cách tiến hành:
- GV chiêú tranh trong SGK lên màn hình.
- Gv chỉ số lượng các hình- HS đọc lần lượt các số ghi ở dưới khối lập phương: Có 1, 2, ....6 khối lập phương.
- GV cho HS đếm lần lượt từ 1 đến 6.- HS đếm từ 1 - 6
- GV chiếu lên màn hình.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.- Thảo luận nhóm đôi đọc lần lượt các số ghi ở dưới khối lập phương: Có 6, 5, ...1 khối lập phương.
- GV cho HS đếm lần lượt từ 6 đến 1- Hs đếm từ 6 đến 1
Nghỉ giải lao​
Hoạt động 3: Thực hành – Luyện tập
* Mục tiêu: Đếm được các số từ 1 đến 6 và từ 6 đến 1. Nhận biết được thứ tự từ thứ nhất đến thứ sáu. Nhận biết được các hình.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Số?
- GV nêu yêu cầu bài tập

-HS nhắc lại
- Hs làm bài vào VBT
- Đổi vở, kiểm tra chéo cho nhau
Gv nhận xét- Hs lắng nghe
Bài 2: Trong các hình dưới đây, kể từ trái qua phải
- Hs thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
Hình tròn tô màu xanh là hình thứ nhất
Hình chữ nhật tô màu vàng là hình thứ tư
-Y/c TL nhóm 2-TL N2
-Báo cáo kết quả
+Những hình nào là hình tam giác?-Hình thứ ba và hình thứ năm là hình tam giác
+Những hình nào là hình vuông?-Hình thứ hai và hình thứ sáu là hình vuông.
-Đổi chéo vở nhận xét bài bạn
-GV Nhận xét
Bài 3 : Khoanh vào cho đủ số quả (theo mẫu) (VBT –T14)-Nêu yêu cầu
-HS thực hiện làmbài
- Hs thảo luận nhóm và làm bài vào VBT
Đại diện các nhóm trình bày
Hoạt động 4: Vận dụng
Bài 4: GV chiếu bài 4 lên màn hình
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm 4 và tô màu làm vào Vở BTT.
-Đổi chéo vở
- Đại diện một số nhóm lên báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức đã học
* Cách tiến hành: - Cho HS đếm từ 1 đến 4, đến 5, đến 6 và ngược lại.
-Y/c hs đọc-Hs đọc đếmcác số theo y/c.
- Hs đếm các số từ 1 đến 4, đến 5 đến 6 và ngược lại
-GV nhận xét và củng cố lại kiến thức đã học.
Rút kinh nghiệm​






Thứ ngày tháng 9 năm 2020

BÀI 9: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 6

I.Mục tiêu:

1. Phát triển năng lực đặc thù –năng lực toán học


- So sánh được các số trong phạm vi 6

- So sánh được số lượng các nhóm đồ vật trong cuộc sống.

2.Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng vào giải quyết 1 số tình huống gắn với thực tế

- PT năng lực về toán học: NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

-Yêu thích việc tìm tòi và khám phá toán học.

II. Đồ dùng dạy học:

1.Đồ dùng của giáo viên


-SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.

-Hình ảnh các bức tranh trong SGK.

2.Đồ dùng của học sinh.

-SGK, VBT Toán 1.

III.Các hoạt động dạy học:



Hoạt động của giáo viên​
Hoạt động của học sinh​
A.HĐ 1.Khởi động (1-2p)
Trò chơi: Tiếp sức Về so sánh các số trong phạm vi 3
-Yêu cầu Nhóm thứ nhất làm 2 cột đầu, nhóm thứ 2làm hai cột sau bài 2 tiết 6
-Nhận xét trò chơi
B.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài mới: ở tiết học trước chúng ta đã học so sánh các số trong phạm vi 3, học đếm các số đến 6. Hôm nay cô trò mình cùng đi so sánh các số trong phạm vi 6.
HĐ 2: Khám phá và hình thành kiến thức mới (8-10p)
So sánh các số trong phạm vi 6
-Gv:So sánh số lượng các khối lập phương Nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
*Hai hình khối thứ nhất.
-Cho HS quan sát tranh
-Đếm số khối lập phương thứ nhất màu vàng?
-HS đếm có 3
-Đếm số khối lập phương thứ màu xanh?
-HS đếm có 4
-Gọi HS nhắc lại-2HS thực hiện
+Số khối lập phương màu vàng như thế nào với khối lập phương màu xanh?
-KLP Màu vàng ít hơn, KLP màu xanh nhiều hơn
+Số khối lập phương màu xanh như thế nào với khối lập phương màu vàng?
-KLP Màu xanh nhiều hơn KLP màu vàng
-Gv nhận xét
+ 3 … 4 ?3 < 4
+ 4 …. 3 ?4 > 3
-Gv nhận xét khẳng định đúng
-Gọi HS nhắc lại-CN, T, ĐT 3<4; 4>3
*Hai hình khối thứ hai. (tương tự) 4 < 6
6 > 4
*Hai hình khối thứ ba.(tương tự)5 < 6
6 > 5
*Hai hình khối thứ bốn.(tương tự)5 = 5
  • Lưu ý: Khi các em viết dấu >,< bao giờ đầunhọn cũng quay về số bé hơn. Dấu bằng nhau viết song song hai nét nằm ngang.
HĐ3: Luyện tập (13-15p)
Bài 1: > < ?(VBT-15)
-Đọc yêu cầu bài tập-Nghe, đọc nhẩm theo
-Gọi HS đọc lại-1 vài HS đọc
-Y/c Hs làm vào VBT toán-HS thực hiện
-Quan sát, sửa lỗi cho HS viết chưa đúng
-Chữa bài

3 < 6 6 = 6 4 > 2
4 < 5 6 > 4 1 < 5
-Nhận xét chung
Bài 2(VBT-15)
-Đọc yêu cầu bài tập-Nghe, đọc nhẩm theo
-Gọi HS đọc lại-1 vài HS đọc
-Y/c Hs làm vào VBT toán
-HS thực hiện
-Quan sát HS gặp khó khăn khi làm bài.
-Chữa bài

5 < 6 6 > 5 3 < 4 < 5
4 < 6 3 > 2 4 < 5 < 6
-Nhận xét chung
Bài 3 :
- Gv nêu yêu cầu bài

-Nêu yêu cầu
+Bài yêu cầu ta đi làm gì?-Tìm số lớn nhất và sốbé nhất
GV: Đây là lần đầu tiên xuất hiện dạng bài tìm số lớn nhất, số bé nhất trong ba số. GV giới thiệu số lớn nhất và số bé nhất trong ba số.
-Để hoàn thành bài cô y/c lớp TLN2-HS TLN2
-Y/c bào cáo kết quả-Các nhóm báo cáo
-Nhận xét nhóm bạn
-Gv nhận xét đánh giá.
Bài 4:
-Đưa tranh-Hs quan sát
-Y/c HS nhìn vào đê bài nghe cô đọc và đọc nhẩm theo
-Hs đọc nhẩm
-Nêu lại yêu cầu của bài?–HS nêu
-Gv: Vận dụng kiến thức đã học các em đếm số cá trong mỗi bể rồi so sánh các số đếm được để chọn ra bể cá có nhiềucá nhất.

-Nghe
-Y/C làm việc CN và hoàn thành bài vào vở-HS thực hiện
-Chữa bài
-Nhận xét đánh giá chung
C. HĐ4: Củng cố
Trò chơi “Rung chuông vàng”:

* GV nhận xét và củng cố lại kiến thức đã học.

-Hs chơi









-Nghe
Rút kinh nghiệm​

 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
TUẦN 4

Thứ ngày tháng 9 năm 2020

BÀI 10 : CÁC SỐ 7, 8, 9

I. Mục tiêu:

Nhận dạng, đọc và viết được các số 7,8,9.

Sử dụng được các số 7, 8, 9 vào cuộc sống.

Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn; góp phần phát triển năng lực tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học

SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.

Hình ảnh các bức tranh trong phần bài mới và bức tranh BT4 SGK.

Máy chiếu (nếu có).

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. Khởi động


HĐ2. Hình thành kiến thức mới

Hình thành biểu tượng các số 7, 8, 9
* Số 7:
GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK, lần lượt quan sát từng nhóm đối tượng trong tranh. Yêu cầu HS nêu tên từng nhóm.
- GV: Ta viết số 7 và đọc là bảy (cho HS phân biệt số 7 viết in và viết thường).
* Tương tự với các số 8, 9.
HĐ3. Thực hành – luyện tập
Bài 1.
Tập viết số
- Hướng dẫn HS viết số 7, 8, 9
- GV uốn nắn và chữa cho HS.
Bài 2. Số?
- Cho HS nêu yêu cầu bài.

- Chọn một số bài cho HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3. Chọn số thích hợp


HĐ4. Vận dụng
Bài 4.
Số?
- Đưa hình ảnh bài 4, giải thích mẫu.



HĐ5. Củng cố
Xếp các nhóm đồ vật có số lượng là 7, 8, 9.
Chơi trò chơi “Truyền điện”.
Kể tên một vài đối tượng gắn với số 5. Tương tự với số 6.




HS đếm và nêu: có bảy cái kèn, bảy con búp bê, bảy cái máy bay, bảy chấm tròn và bảy khối lập phương.






- Viết vào Vở bài tập Toán.


- Nêu yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm đôi rồi làm vào Vở bài tập Toán.


- Nêu yêu cầu và làm vào Vở bài tập Toán.
- Đổi vở chữa bài.

- Thảo luận nhóm 4 rồi làm bài.
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét và chữa bài.
Có thể dùng que tính, khối nhựa... để xếp.
Rút kinh nghiệm​









Thứ ngày tháng 9 năm 2020

BÀI 11: ĐẾM ĐẾN 9

I. Mục tiêu:

- Đếm được các số từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1; Nhận biết được thứ tự từ thứ nhất đến thứ chín.

-Vận dụng được phép đếm đến 9 vào cuộc sống.

-Tự giác, tích cực và chủ động hợp tác với bạn trong quá trình học tập.

-Chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm hoàn thành các bài tập.

-Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực giao tiếp, mô hình hóa toán học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên
- Hình ảnh các khối lập phương phần bài mới và hình các bài tập trong SGK. - Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh:

- SGK, vở bài tập, bộ đồ dùng học toán.

III. Các hoạt động dạy học:



Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" phép đếm đến 6.
- GV nêu cách chơi:
Lần 1: GV nêu số 1, gọi HS bất kì nêu số tiếp theo
- HS hát kết hợp vỗ tay.
- HS lắng nghe.
lần lượt đến 6 thì dừng lại. bạn nào không nêu được số tiếp theo sẽ bị thua cuộc.
- Lần 2: Đếm ngược từ 6 đến 1.
- Tổ chức cho Hs chơi.
- GV nhận xét, tổng kết, đánh giá trò chơi.
- YC HS đếm ngược, đếm xuôi.
- GV nhận xét, giới thiệu bài
- Thực hiện chơi trò chơi.

- Lắng nghe


- HS đếm (CN - lớp)
II. Hình thành kiến thức mới
1. Đếm từ 1 đến 9

- GV cho xuất hiện lần lượt các cột khối lập phương, YCHS nêu số tương ứng với mỗi cột.
- YCHS đọc lần lượt các số ghi dưới chân mỗi cột các khối lập phương.
- Gọi HS đếm các số theo thứ tự từ 1 đến 9.
?/ Trong các số từ 1 đến 9, 1 đứng ở vị trí nào?
?/ Số 6 đứng ở vị trí nào?
?/ Số 3 đứng ở vị trí nào?
?/ Số 9 đứng ở vị trí thứ mấy?
- Hỏi tương tự với số 4 và 5.
?/ Em có nhận xét gì về các số từ 1 đến 9?
- YCHS đếm lại các số từ 1 đến 9.
2. Đếm từ 9 đến 1


- HS quan sát, nêu số chỉ số khối lập phương tương ứng.
- HS đọc (CN - lớp): 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- HS đếm (CN - lớp)
+ … thứ nhất.
+ … thứ sáu.
+ … thứ ba, giữa số 2 và số 4.
+ … thứ chín.
+ … các số lớn dần

- HS đếm (CN - lớp)
- GV cho xuất hiện lần lượt các cột khối lập phương, YCHS nêu số tương ứng với mỗi cột.
- YCHS đọc lần lượt các số ghi dưới chân mỗi cột các khối lập phương.
- Gọi HS đếm các số theo thứ tự từ 9 đến 1.

?/ Em có nhận xét gì về các số từ 9 đến 1?
- HS quan sát, nêu số chỉ số khối lập phương tương ứng.

- HS đọc (CN - lớp): 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1
- HS đếm (CN - lớp)
+ …. các số bé dần.
3. Luyện đọc thuộc tại lớp
- Gọi HS đếm các số lần lượt từ 1 đến 9 rồi ngược lại.
- Luyện cho HS đọc thuộc lần lượt các số từ 1 đến 9 và ngược lại bằng cách che dần một vài số.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng tại lớp
- HS đọc (CN - lớp)

- HS nối tiếp nhau nêu các số đã bị che.
- 4-5 HS đọc, lớp nhận xét, đánh giá.
III. Luyện tập - Thực hành
Bài 1. Số?

- Gọi HS nêu yêu cầu.
- YCHS làm bài cá nhân sau đó đổi vở cho bạn


- 1 -2 HS nêu: Điền số thích hợp vào ô trống.
bên cạnh để kiểm tra kết quả.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá bài làm của bạn.






?/ Trong dãy số thứ nhất, số đứng sau như thế nào so với số đứng trước?
?/ Các số trong dãy số này như thế nào?
?/ Trong dãy số thứ hai, số đứng sau như thế nào so với số đứng trước?
?/ Các số trong dãy số này như thế nào?
- Gv nhận xét, tuyên dương HS, KL: Dãy thứ nhất là dãy các số lớn dần, dãy số thứ hai là dãy các số bé dần.
Bài 2. Nhận dạng các hình
- HS làm bài, đổi vở cho bạn để kiểm tra.
- 1 -2 HS trình bày kết quả bài làm, lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.
VD: ?/ Tại sao lại điền số 3 ở sau số 2? (Vì 3 đứng ở vị trí thứ ba hay vì 2 rồi đến 3…)…
- Lắng nghe, TLCH:
+ … lớn hơn.
+ … lớn dần.
+ … bé hơn.
+ … bé dần.




- GV đưa hình vẽ
?/ Có tất cả bao nhiêu hình?
?/ Kể từ trái sang phải, hình thứ nhất là hình gì?
- GVKL: Hình tròn tô màu đỏ đứng ở vị trí thứ nhất là hình thứ nhất.
?/ Hình chữ nhật tô màu xanh là hình thứ mấy?
- YCHS đếm
?/ Hình thứ hai là hình gì?
- Quan sát, TLCH
+ … 9 hình
+ … hình tròn


+ … là hình thứ tư.
- HS đếm (Cả lớp)
+ … hình vuông.
?/ Hình thứ sáu là hình gì?
?/ Hình thứ ba là hình gì?
?/ Hình thứ chín là hình gì?
Bài 3. Chọn đủ số hình
+ … hình tam giác.
+ … hình tam giác.
+ … hình vuông
- GV đưa hình thứ nhất
?/ Tại sao lại khoanh vào 5 cái kẹo?
- YCHS thảo luận cặp đôi đếm và khoanh vào số lượng các đồ vật đủ với số được ghi dưới mỗi hình.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
- Quan sát, TLCH
+ … vì số 5 được ghi dưới hình vẽ.
- HS TL N2
+ Hình 2 khoanh vào 9 cái kẹo.
+ Hình 3 khoanh vào 7 cái kem.
+ Hình 4 khoanh vào 8 cái nấm.
IV. Vận dụng
Bài 4. Số?

- Cho HS quan sát hình vẽ.
?/ Tranh vẽ cảnh gì?
?/ Trong tranh có những gì?
- GV nêu yêu cầu: Nhiệm vụ của các em là đếm xem trong tranh có bao nhiêu người, bao nhiêu cái cốc, bao nhiêu bông hoa và bao nhiêu miếng dưa hấu rồi điền vào ô trống thích hợp.
- YCHS thảo luận nhóm 4 làm bài.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, lớp nhận xét, đánh giá bài làm của bạn.



- GV nhận xét, đánh giá, hỏi thêm 1 số đồ vật khác, tổng kết trò chơi.
V. Củng cố, dặn dò

- Quan sát, trả lời câu hỏi:
+ … cảnh 1 gia đình sum họp
+ … người, mèo, hoa, cốc, bàn, ghế, dưa hấu, …
- Lắng nghe.



- Thảo luận làm bài

- Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, lớp phỏng vấn, nhận xét, kiểm tra bằng cách đếm lại. Chốt đáp án đúng
Đáp án: 6 người, 7 cốc, 8 bông hoa, 9 miếng dưa hấu
- Lắng nghe
- YCHS đếm các số theo thứ tự từ 1 đến 9 và ngược lại.
- GV nhận xét giờ học, đánh giá, tuyên dương HS
- Dặn HS về nhà đếm các số cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.
- 1 -2 HS.

- Lắng nghe, ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm​









Thứ ngày tháng 9 năm 2020

BÀI 12: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

- Đếm thành thạo các số từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1; Thực hiện được việc ghép hình.

- Biết vận dụng đếm các số từ 1 đến 9 vào cuộc sống hàng ngày

- HS tự giác, tích cực và chủ động hợp tác với bạn trong quá trình học tập.

- Chăm chỉ và trung thực hoàn thành các bài tập.

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:


- Các hình trong SGK.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh:

- Bộ đồ dùng toán học.

III. Các hoạt động dạy :

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Khởi động:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện. HS nối tiếp nhau giơ 1 ngón tay đếm Một cho đến Chín.
- GV cùng cả lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- Tổng kết trò chơi, giới thiệu bài, ghi bảng
- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.


- Lắng nghe.
II. Luyện tập - Thực hành
Bài 1. Chọn số thích hợp với số ngón tay giơ lên

- YCHS làm bài cá nhân, đếm số ngón tay giơ lên ở mỗi hình, nối với số thích hợp, sau đó đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra.
- Tổ chức cho Hs báo cáo kết quả.
- GV cùng cả lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
Bài 2. Số?


- HS làm bài.


- 1-2 HS trình bày bài làm, lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.
- YCHS thảo luận cặp đôi làm bài.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV cùng cả lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.
?/ Em có nhận xét gì về các số trong dãy số thứ nhất?
?/ Em có nhận xét gì về các số trong dãy số thứ hai?
- KL: Dãy số thứ nhất là dãy các số lớn dần từ 1 đến 9. Dãy thứ hai là dãy các số bé dần từ 9 đến 1.
- YCHS đếm từ 1 đến 9 và từ 9 đến 1.
Bài 3. Số?
- Làm bài.
- 1 -2 nhóm trình bày kết quả.
- Lớp phỏng vấn
VD: ?/ Dãy 1: tại sao lại điền số 4 giữa số 3 và số 5?
?/ Dãy thứ 2:Tại sao điền số 7 sau số 8?....
+ … lớn dần.

+ … bé dần.
- Lăng nghe. ghi nhớ.
- HS đếm (CN - lớp)
- YCHS làm bài cá nhân: Đếm số các khối lập phương rồi điền vào ô trống.
- Gọi HS báo cáo kết quả, lớp nhận xét, đánh giá.
Bài 4. Số?
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả


+ Hình 1. 6
+ Hình 2: 8
+ Hình 3: 9
- Cho HS quan sát hình vẽ
?/ Tại sao điền số 4 vào hình thứ nhất?
- KL: Đếm số chấm tròn được tô màu và điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- YCHS làm bài cá nhân, sau đó đổi vở cho bạn để kiểm tra kết quả.
- Tổ chức cho HS trình bày bài làm, GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
III. Vận dụng
Bài 5. Ghép hình
- quan sát, TLCH:
+ … có 4 chấm tròn được tô màu.
- HS làm bài, đổi vở cho bạn để kiểm tra kết quả.
- 1-2 HS trình bày bài làm, lớp phỏng vấn, nhận xét.

- YCHS thảo luận nhóm 4, lấy 4 hình tam giác trong bộ đồ dùng, xếp thành 1 hình tam giác như hình vẽ.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận.
- GVKL: có nhiều cách ghép khác nhau
- HS thảo luận nhóm và làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày cách ghép.
Cách 1 : Cách 2:




IV. Củng cố, dặn dò
- YCHS đếm các số từ 1 đến 9 và ngược lại.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn HS về nhà đếm xem trong gia đình có bao nhiêu người.

- HS đếm (CN - lớp)

- Lắng nghe - Ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm​

 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
TUẦN 5

Thứ ngày tháng 9 năm 2020

BÀI 13: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 9

I. Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:

- So sánh được các số trong phạm vi 9.

  • - Vận dụng được việc so sánh các số trong phạm vi 9 vào cuộc sống.
- PT năng lực về toán học: NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán, NL giao tiếp toán học.

- HS tích cực, hứng thú học toán.

II. Đồ dùng dạy học:

SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; bộ ĐDHT cá nhân

Hình ảnh các bức tranh trong SGK.

Máy tính, máy chiếu,

III. Các hoạt động dạy học:



Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động:
*Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ và dẫn vào bài mới.
*Phương pháp: Trò chơi “Tiếp sức”
* Cách tiến hành: GV phổ biến luật chơi
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 cột bài so sánh trong phạm vi 8.
*Nhận xét, dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Khám phá
*
Mục tiêu: So sánh các số trong phạm vi 9
*Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thực hành
*Cách tiến hành:





- HS làm bài.






- GV chiếu bức tranh lên màn hình và yêu cầu:
HS Quan sát và nêu:
+ 6 khối lập phương ít hơn 7 khối lập phương.
+ 7 khối lập phương nhều hơn 6 khối lập phương.
Ta có: 6 < 7 ; 7 > 6
+ So sánh số lượng các khối lập phương ở mỗi cột?
- GV chiếu bức tranh lên màn hình
+ Chia lớp thành 3 nhóm và thảo luận

*GV nhận xét và củng cố lại.
+HS thảo luận nhóm: các nhóm nêu số lượng khối lập phương ở mỗi cột và so sánh
7 < 9 8 < 9 8 = 8
9 > 7 9> 8
- Hs đọc lại bảng so sánh các số trong phạm vi 9
Nghỉ giải lao
Hoạt động 3: Thực hành – Luyện tập

* Mục tiêu: So sánh được các số trong phạm vi 9. Vận dụng được việc so sánh các số trong phạm vi 9 vào cuộc sống.
* Phương pháp: Thực hành
* Cách tiến hành:
Bài 1: < , >, = ?
- GV nêu yêu cầu bài tập 1
Chia lớp thành 3 nhóm

-GV nhận xét
Bài 2: Chọn số thích hợp thay thế cho dấu ? :
- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài toán.

-GV nhận xét







+ HS nhắc lại
+ 3 nhóm, mỗi nhóm làm một cột vào bảng phụ.
+ Đại diện các nhóm trình bày
+HS sửa bài vào VBT




+ HS nhắc lại

+HS lần lượt lên bảng làm bài, các bạn khác nhận xét và làm vào VBT


Bài 3: Tìm đường đi theo thứ tự các số từ bé đến lớn:
-GV chiếu hình ảnh BT3 lên bảng và nêu yêu cầu của bài.


- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài toán
-Yêu cầu cả lớp làm bài theo nhóm đôi
-GV nhận xét

Bài 4: Số ?
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài 4.
-Yêu cầu HS viết cụ thể các số từ 4 đến 7.
-GV nhận xét
Hoạt động 4: Củng cố
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức đã học
* Phương pháp: Trò chơi:
“Rung chuông vàng”
* Cách tiến hành:.
GV chia lớp thành 2 đội, nêu luật chơi:


- Nhận xét và củng cố lại kiến thức bài học.
+HS quan sát tranh trên bảng
+HS tập nêu yêu cầu của bài
+HS thảo luận theo nhóm đôi rồi làm bài
+Đại diện các nhóm lần lượt lên bảng làm bài, các bạn khác nhận xét và làm vào VBT.







+HS đọc đề và nêu yêu cầu
+Cả lớp làm bài vào VBT, đổi chéo bài và kiểm tra kết quả của nhau.





+ HS tham gia trò chơi
Rút kinh nghiệm​









Thứ ngày tháng 9 năm 2020

BÀI 14: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:

- Thực hiện thành thạo việc so sánh, sắp xếp thứ tự các số trong phạm vi 9.

  • - So sánh được số lượng của các nhóm đồ vật trong cuộc sống.
  • - Vận dụng được phép đếm đến 9 vào cuộc sống.
- PT năng lực về toán học: NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán, NL giao tiếp toán học.

- HS tích cực, hứng thú học toán.

II. Đồ dùng dạy học:

SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; bộ ĐDHT cá nhân

Hình ảnh các bức tranh trong SGK.

Máy tính, máy chiếu,

III. Các hoạt động dạy học:



Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động:
*Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ và dẫn vào bài mới.
*Phương pháp: Trò chơi “ Tiếp sức”
* Cách tiến hành: GV phổ biến luật chơi
-Chiếu bài tập lên bảng, chọn ba đội tham gia trò chơi “Tiếp sức” để giải BT1, tiết 13.
*Nhận xét, dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Thực hành – Luyện tập
* Mục tiêu: Luyện tập kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 9. Luyện tập kĩ năng xác định số lớn nhất, số nhỏ nhất và sắp xếp thứ tự. Rèn kĩ năng nhận dạng về số thứ tự.
* Phương pháp: Quan sát và thực hành.
* Cách tiến hành:



- HS tham gia trò chơi.









Bài 1: <, >, = ?
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1

-Hướng dẫn HS làm bài tập cá nhân
-GV nhận xét
+HS nêu yêu cầu bài tập 1
+HS làm vào VBT
+Từng cặp đôi kiểm tra kết quả của nhau



Bài 2:
-GV chiếu bài 2 lên bảng và nêu yêu cầu của bài

-GV lần lượt cho HS trình bày các ý nhỏ trong bài(mỗi HS nêu 1 ý) -GV nhận xét




+HS làm bài vào VBT
+Từng cặp đôi kiểm tra kết quả của nhau

Bài 3:
- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài toán
-GV chiếu yêu cầu của bài tập lên bảng để HS dễ hiểu và làm bài.

-GV nhận xét
Bài 4: Đ – S ?
- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài toán
-GV chiếu yêu cầu của bài tập lên bảng

-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.
-GV nhận xét

+HS nêu yêu cầu cầu của bài
+HS làm bài vào VBT

+HS nhận xét và sửa bài.

+HS nêu yêu cầu cầu của bài






+HS thảo luận nhóm đôi và làm bài.
+Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả
+HS nhận xét và sửa bài


-HS quan sát bức tranh tổng thể.
Hoạt động 3: Vận dụng
* Mục tiêu: Vận dụng được phép đếm đến 9 vào cuộc sống .(thông qua bài tập 5)
* Phương pháp: Thảo luận nhóm 4
* Cách tiến hành:
Bài 5: Số ?
-GV chiếu bài 5 lên bảng

Chia lớp thành các nhóm 4
-Hướng dẫn HS nắm được yêu cầu của bài.
-Hướng dẫn HS quan sát bức tranh tổng thể để tìm ra được số lượng.
Những đối tượng cùng loại theo yêu cầu của bài.
-GV nhận xét
















-Thảo luận theo nhóm để tìm và viết số lượng những đối tượng cùng loại.
- Đại diện nhóm lên đọc kết quả.


Hoạt động 4: Củng cố
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức đã học
* Phương pháp: Trò chơi:
“Rung chuông vàng”
* Cách tiến hành: GV phổ biến luật chơi
1. <, >, = ?

2. Sắp xếp các số: 4, 9, 3, 7
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn: ...
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé: ...
- Nhận xét và củng cố lại kiến thức bài học.

+HS tham gia trò chơi
Rút kinh nghiệm​









Thứ ngày tháng 9 năm 2020

TIẾT 15: SỐ 0

I. Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:

- Nhận dạng, đọc, viết được số 0

  • - So sánh và sắp xếp theo thứ tự được các số trong phạm vi 9.
- PT năng lực về toán học: NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán, NL giao tiếp toán học.

- HS tích cực, hứng thú học toán.

II. Đồ dùng dạy học:

SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; bộ ĐDHT cá nhân

Hình ảnh các bức tranh trong SGK.

Máy tính, máy chiếu…

III. Các hoạt dạy học:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động:
*Mục tiêu: Củng cố kiến thức cũ và dẫn vào bài mới.
*Phương pháp: Thực hành
* Cách tiến hành:
-Gv cho HS lấy một số que tính trong tay(số lượng khác nahu), sau đó yêu cầu HS bỏ hết que tính xuống bàn.Hỏi trên tay các em còn mấy que tính? (trả lời nhanh bằng miệng)
*Nhận xét, dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Khám phá
*
Mục tiêu:
- Nhận dạng, đọc, viết được số 0.
  • - So sánh số 0 với các số từ 1 dến 9.
*Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thực hành
*Cách tiến hành:
a. Nhận biết số 0:
- GV chiếu lần lượt các bức tranh lên màn hình và hỏi:

+ Trên đĩa thứ nhất có bao nhiêu cái bánh?





+HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+Không còn que tính nào.










-HS quan sát và trả lời:




+Trên đĩa thứ nhất có 3 cái bánh.

+ Trên đĩa thứ hai có bao nhiêu cái bánh?

+ Trên đĩa thứ ba có bao nhiêu cái bánh?

+ Trên đĩa thứ tư có bao nhiêu cái bánh?
-Trên đĩa thứ tư không còn cái bánh nào hay nói cách khác : trên đĩa thứ tư có không cái bánh.Ta dùng kí hiệu “0” để chỉ số bánh trong đĩa thứ tư và đọc là “không” . Cho HS nhắc lại.

-GV hướng dẫn HS viết số 0
Chữ số 0 gồm một nét cong kín và có độ cao là 2 ô li.
-GV nhận xét

b. So sánh số 0 với các số từ 1 đến 9:
- GV chiếu bức tranh lên màn hình và yêu cầu HS lần lượt đọc hàng số ghi ở chân các cột lập phương.

-GV cho HS so sánh số 0 với các số 1, 2, …, 9.

-GV viết lại vài phép tính lên bảng..
*GV nhận xét củng cố lại.
Nghỉ giải lao

Hoạt động 3: Thực hành – Luyện tập

* Mục tiêu: Nhận dạng, đọc, viết được số 0. So sánh và sắp xếp theo thứ tự được các số trong phạm vi 9.
* Phương pháp: Thực hành
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tập viết số:
- GV nêu yêu cầu bài tập 1

- Các em viết số 0 vào vở.
-GV nhận xét
Bài 2: <, >, = ?
- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài tâp 2
- Chia lớp thành 3 nhóm. Tổ chức cho hs thực hiện bài tập

-GV nhận xét
Bài 3:
-GV nêu yêu cầu và giải thích đề bài để HS tìm hiểu.


-GV gọi HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét

Hoạt động 4: Vận dụng
Bài 4:
Số ?
* Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức về số 0 vào cuộc sống thông qua bài tập 4.
* Phương pháp: Trò chơi
* Cách tiến hành:
Chia lớp thành 4 nhóm, phổ biến luật chơi

-Hướng dẫn HS nắm được yêu cầu của bài.
-Hướng dẫn HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời.
- GV nhận xét

Hoạt động 5: Củng cố
* Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức đã học
* Phương pháp: Trò chơi:
“Ai nhanh hơn”
* Cách tiến hành:
GV nêu luật chơi (trả lời nhanh bằng miệng)
-So sánh số lượng các đồ vật xung quanh
- GV nhận xét
- Nhận xét và củng cố lại kiến thức bài học.



+Trên đĩa thứ hai có 2 cái bánh.



+Trên đĩa thứ ba có 1 cái bánh.



+Trên đĩa thứ tư không còn cái bánh nào.
+HS nhắc lại(CN-ĐT)





+HS nêu lại cách viết số 0
+HS viết số 0 vào bảng con.




HS quan sát và lần lượt đọc các số
(0, 1, 2, …,9 9, 8, 7, …, 0)






+ HS lần lượt so sánh số 0 với các số 1, 2,.. ,9
+ 0 bé hơn các số đứng sau nó.
+ Vài HS nhắc lại












+ HS nêu độ cao, cách viết số 0

+ Thực hành viết số 0 vào vở.




+Nêu yêu cầu bài
+ HS mỗi nhóm làm bài vào VBT. Kiểm tra chéo






+HS lắng nghe
+HS làm bài vào VBT
+HS lên bảng làm bài,các bạn nhận xét, đổi vở kiểm tra chéo











-HS quan sát bức tranh.
-Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.















+ HS tham gia trò chơi.


Rút kinh nghiệm​

 

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
TUẦN 6

Thứ ngày tháng 9 năm 2020

BÀI 16 : SỐ 10

I. Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:

  • Nhận dạng, đọc, viết được số 10
  • So sánh và sắp xếp theo thứ tự được các số trong phạm vi 10
  • Sử dụng được số 10 trong cuộc sống
II. Đồ dùng dạy học:

SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.

Hình ảnh các bức tranh trong SGK.

Máy chiếu.

III.Các hoạt động dạy học:



Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “ Truyền điện”
- Nhận xét, dẫn vào bài mới.
Có số 1 và số 0 ta có một số mới, đó là số 10
Hoạt động 2: Khám phá
a. Hình thành số 10
-Học sinh đếm trong tranh có bao nhiêu cái nơ ?

- HS đếm các số từ 0 đến 9





- Có 10 cái nơ

- Học sinh đếm trong tranh có bao nhiêu cái mũ ?



- Có 10 cái mũ


- Học sinh đếm trong tranh có bao nhiêu ngón tay ?

- Học sinh đếm trong tranh có bao nhiêu chấm tròn ?



- Có 10 ngón tay




- Có 10 chấm tròn
- Học sinh đếm trong tranh có bao nhiêu khối
lập phương?


- Cả lớp hãy lấy 10 que tính


- Tất cả những đồ vật, chấm tròn, khối lập phương chúng ta đếm được đều có số lượng là bao nhiêu?


- Có 10 khối lập phương




- HS lấy 10 que tính, đếm số que tính Hs có được



- Tất cả những đồ vật, chấm tròn, khối lập phương chúng ta đếm được đều có số lượng là 10

- Hướng dẫn cách đọc số 10.

- Hướng dẫn học sinh viết số 10.


- Học sinh đọc số 10
(CN- ĐT)
- Hs nêu độ cao, cách viết số 10: số 10 cao 2 ô li, viết bằng 2 chữ số 1 và chữ số 0 viết gần sát nhau
- Viết vào bảng con
GV nhận xét, kết luận.
- Gv cho HS đếm các khối lập phương
- Hs đếm các khối lập phương từ 0 đến 10 và ngược lại
- Hs so sánh 10 với các số 0, 1, ...., 9
10 lớn hơn các số đứng trước nó
Nghỉ giải lao
Hoạt động 3: Thực hành – Luyện tập

Bài 1: Viết số
- GV nêu yêu cầu bài tập 1
- Các em viết số 10 vào vở
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 2: > < = ?
- GV nêu yêu cầu bài tập 2
- Chia lớp thành 3 nhóm. Tổ chức cho hs thực hiện bài tập



- HS nêu độ cao, cách viết số 10
- Thực hành viết số 10 vào vở.
- Hs nêu yêu cầu bài
- Hs mỗi nhóm làm bài vào VBT. Kiểm tra chéo
Bài 3:
- GV nêu yêu cầu bài tập 3

- Nhận xét

- HS lắng nghe

- HS đếm số lượng để chọn đáp án đúng
a.Lồng B có ít gà nhất
b. Khay A có nhiều trứng gà nhất




Hoạt động 4: Vận dụng
-HS thảo luận nhóm và lên trình bày

  • a.Có 10 bông hoa, có 2 con chim. Số bông hoa nhiều hơn số con chim
b. Có 5 học sinh, có 10 bông hoa. Số học sinh ít hơn số bông hoa

- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 5: Củng cố
Trò chơi: “Rung chuông vàng”
Nêu các đồ vật xung quanh liên quan đến số đếm có số lượng là 10
GV chia lớp thành 4 đội, nêu luật chơi
NX:

- Hs tham gia trò chơi
Rút kinh nghiệm​




Thứ ngày tháng 9 năm 2020

BÀI 17: TÁCH SỐ

I. Mục tiêu:

Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:

  • Tách được từ 2 đến 10 thành hai số
II. Đồ dùng dạy học:

SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.

Hình ảnh các bức tranh trong SGK.

Máy chiếu.

III. Các đồ dùng dạy học:



Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
- Cử 3 đội tham gia trò chơi “ Tách bi”. Có 5 viên bi, hãy chia số bi này thành 2 nhóm, xem mỗi nhóm có bao nhiêu viên bi?

- Nhận xét, dẫn vào bài mới.
Hoạt động 2: Khám phá
a.Tách số 3:
- Cho học sinh quan sát tranh minh họa.

- Ta nói 3 gồm 1 và 2

- HS tham gia tách bi
Có 1 viên bi và 4 viên bi
Có 2 viên bi và 3 viên bi
Có 4 viên bi và 1 viên bi
Có 3 viên bi và 2 viên bi

- Hs quan sát tranh
- Tất cả có 3 viên bi, nhóm thứ nhất có 1 viên bi, nhóm thứ hai có 2 viên bi
- Hs nhắc lại


- Ta nói 3 gồm 2 và 1
- Cho hs thao tác trên que tính

b. Tách số 10: (Tương tự)


Nghỉ giải lao
Hoạt động 3: Thực hành – Luyện tập

Bài 1: Số?
- GV nêu yêu cầu bài tập 1


- Nhận xét, tuyên dương


- Hs quan sát tranh
- Tất cả có 3 con rùa, nhóm thứ nhất có 2 con rùa, nhóm thứ hai có 1 con rùa
- Hs nhắc lại
- Hs lấy 3 que tính và tách số 3 thành 2 cách











- HS thảo luận nhóm đôi, làm vào VBT.
- Hs trình bày bài làm
- Kiểm tra chéo VBT
Bài 2: Số?
- GV nêu yêu cầu bài tập 2

Tổ chức cho hs thực hiện bài tập

- HS thảo luận nhóm đôi, làm vào VBT.
- Hs trình bày bài làm
- Kiểm tra chéo VBT
Bài 3: Số?
- GV nêu yêu cầu bài tập 3

- HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi.
- Tách số 5: 1 bạn đội A giơ 2 que tính, 1 bạn đội B phải giơ 3 que tính. Hai đội thay phiên tiến hành trò chơi
- Tách số 10 tương tự
- Chia 2 đội, mỗi đội 3 người, mỗi người cầm trên tay 5 que tính, 10 que tính
- Nhận xét
Hoạt động 4: Vận dụng




- Nêu yêu cầu bài: Tách số (theo mẫu)
- 1 Hs giải thích mẫu: có 7 hình vuông, tách được thành 3 hình vuông

- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 5: Củng cố
Trò chơi: truyền điện
GV chia lớp thành 2 đội, nêu luật chơi
NX:
và 4 hình vuông, dùng que tính để tách số 7 thành 3 và 4
-HS thảo luận nhóm và lên trình bày số 5, 8, 9








- Hs tham gia trò chơi:
Số 4 gồm 2 và 2
Số 6 gồm 2 và 4......
Rút kinh nghiệm​









Thứ ngày tháng 9 năm 2020

CHỦ ĐỀ 2. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10

BÀI 18: PHÉP CỘNG

I. Mục tiêu:

- Đọc, viết được phép cộng

- Bước đầu thực hiện được phép cộng trong phạm vi 3.

- Viết được phép cộng theo tranh vẽ.

II. Đồ dùng dạy học:

- SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1; que tính cho cá nhân HS và cho GV; bảng phụ.

- Các tranh vẽ hoặc trang trình chiếu nội dung các bài như ở SGK.

III. Các hoạt động dạy học:



Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
GTV tổ chức lớp hát tập thể bài Tập đếm – Hoàng Công Sử

HS thực hiện
Hoạt động 2: Phép cộng 1 + 1 = 2
GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ ở bức tranh phía bên trái để nêu thành vấn đề cần giải quyết: “Có một con mèo, thêm một con mèo nữa chạy đến. Hỏi tất cả có mấy con mèo?”
GV gọi HS trả lời (GV hướng dẫn HS trả lời đầy đủ)
Gọi một vài HS nêu lại
GV kết hợp cùng tranh khẳng định: Một con mèo, thêm một con mèo được hai con mèo.
GV sử dụng que tính: Một thêm một bằng hai
Gọi HS nêu lại


GV: ta viết một thêm một bằng hai như sau:
1 + 1 = 2​
Dấu + gọi là dấu cộng
Đọc: một cộng một bằng hai
GV yêu cầu HS đọc lại, HS lên bảng viết lại


HS nêu lại bài toán


HS trả lời

HS nêu lại
HS nêu lại
HS kết hợp quan sát tranh vẽ trong SGK và trải nghiệm bằng que tính để khẳng định một que tính thêm một que tính được hai que tính.
HS quan sát, lắng nghe


HS thực hiện
Hoạt động 3: Phép cộng 1 + 2 = 3
Thực hiện các bước tương tự với phép cộng
1 + 1 = 2​
HS chú ý lắng nghe
Hoạt động 4: thực hành – luyện tập
Bài 1: số?

GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở bài tập
GV chữa bài


HS nêu yêu cầu

HS làm bài
Bài 2: Số?
Hướng dẫn HS nêu yêu cầu của bài
Hướng dẫn HS làm bài vào vở bài tập
Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo

HS nêu
HS làm bài
HS đổi vở kiểm tra chéo
Bài 3: <; >; =
GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài toán và quan sát.
GV: So sánh hai số rồi chọn dấu thích hợp. Trong đó có một số đã cho tường minh còn số kia là kết quả của phép tính cộng.
Hỏi: Vậy muốn so sánh được, trược hết phải làm gì?
GV nhận xét câu trả lời của HS sau đó rút ra kết luận, định hình các bước làm bài cho HS
Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở bài tập, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra
GV chữa bài

HS thực hiện




HS trả lời



HS làm bài
Hoạt động 5: vận dụng
Bài 4: Quan sát tranh và nêu phép cộng thích hợp

GV hướng dẫn HS chọn ra được phép tính phù hợp tình huống của bài toán.
Chia nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tranh luận, trao đổi với nhau.
GV nhận xét bài của các nhóm, sửa những sai sót của HS



HS thực hiện


HS làm việc nhóm
Đại diện nhóm trình bày
HS lớp nhận xét
Hoạt động 6: Củng cố
-GV cho HS nêu lại các phép cộng trong phạm vi 3
Hướng dẫn HS chơ trò chơi “kết bạn – kết đôi” ( hai bạn không ngồi cùng bàn) hoặc kết ba ( ba bạn ngồi ở 3 bàn khác nhau)

HS nêu

HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV
Rút kinh nghiệm​




 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top