TÔI ĐI HỌC (tiết 1)
(Thanh Tịnh)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên.
- Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo.
- Kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
4. Năng lực: Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực hợp tác, tự quản.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Kế hoạch dạy học, phiếu học tập, máy chiếu.
2. Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo hệ thống câu hỏi: Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? Tác phẩm thuộc thể loại nào? Tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong buổi đầu tiên đến trường được bộc lộ như thế nào?
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Lớp | Sĩ số | Ngày giảng | Điều chỉnh |
8A1 | | 29/8/2018 | |
8A2 | | 27/8/2018 | |
8A3 | | 27/8/2018 | |
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài và sách vở của học sinh.
3. Bài mới:
HĐ của giáo viên | HĐ của HS | Nội dung bài học |
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động. Thời gian: 2 phút | ||
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là các kỉ niệm, các ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn Tôi đi học diễn tả cảm xúc ấy ở nhân vật tôi, gieo vào lòng ta bao nỗi niềm bâng khuâng, bao rung cảm nhẹ nhàng, trong sáng… | Lắng nghe | |
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức.Thời gian: 30 phút | ||
H. Bằng sự hiểu biết cá nhân và qua việc soạn bài, hãy giới thiệu về tác giả Thanh Tịnh và tác phẩm “Tôi đi học”? GV bổ sung theo “Những điều cần lưu ý” trang 3 (SGV) H. Em hiểu gì về tác phẩm? GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn. - Đọc: Chú ý giọng gợi cảm, nhẹ nhàng tha thiết Hướng dẫn đọc chú thích - Chú thích: Lưu ý chú thích 2,6,7 H. VB thuộc thể loại gì? Vì sao? (Truyện ngắn mang đậm chất hồi kí) H. VB được viết theo phương thức biểu đạt nào? H. Kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật “ tôi” được kể theo trình tự nào? - Theo trình tự thời gian và không gian. - Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng. * GV chốt: - Theo trình tự thời gian và không gian. - Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng. - Tương ứng với trình tự ấy là những đoạn văn nào? *GV chốt: + (Từ đầu ® “lòng tôi lại tưng bừng rộn rã” => Cảm nhận của “tôi” trên con đường tới trường. + (Từ “Buổi mai hôm ấy” ® Trên ngọn núi” => Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường. + ( Tiếp ® được nghỉ cả ngày nữa” ) => Cảm nhận của nhân vật “ tôi” trong lớp học (đoạn còn lại). *G/V chốt nâng cao: Như vậy, từ những biến chuyển của đất trời vào dịp cuối thu và hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tới trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày ấy với những kỷ niệm trong sáng, được tái hiện theo trình tự thời gian. Kỷ niệm ấy sống dậy ào ạt trong lòng tác giả để thành truyện ngắn này… H. Đọc VB, em có cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” không ? Đó là tâm trạng như thế nào? H. Tâm trạng ấy được thể hiện ở những lúc nào? - Chốt, dẫn dắt tiếp. H. Khi cùng mẹ đi trên con đường tới trường trong ngày khai giảng đầu tiên, nhân vật “tôi” có cảm nhận và tâm trạng như thế nào? *GV nhấn: - Con đường cảnh vật vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ ® tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng. - Cảm thấy đứng đắn, trang trọng với bộ quần áo dài, với mấy quyển vở mới trên tay. - Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở. Vừa lúng túng, vừa muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm bút thước như các bạn khác H. Tâm trạng ấy xuất phát do đâu? - Yêu cầu đọc từ “trước sân trường Mĩ Lí” ® “rộn ràng trong các lớp” *GV chốt: Từ sự kiện quan trọng: Hôm nay tôi đi học. Đó là dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của một cậu bé giàu cảm xúc trong ngày đầu tới trường, tự thấy mình như đã lớn lên. H. Khi đứng giữa sân trường trong ngày khai giảng đầu tiên, nhân vật “tôi” thấy thế nào? * GV chốt: - Thấy sân trường dày đặc cả người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa. - Thấy ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, cảm thấy mình bé nhỏ lẫn lo sợ vẩn vơ. H. Khi nghe ông đốc gọi tên từng người vào lớp, nhân vật “tôi” cảm thấy thế nào? - Cảm thấy quả tim ngừng đập, giật mình lúng túng khi nghe gọi đến tên. - Hình ảnh ông đốc được nhớ lại qua các chi tiết nào? Từ đó cho thấy tác giả đó nhớ tới ông đốc bằng tình cảm nào? H. Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ như thế nào? Tại sao lại có tâm trạng ấy? * GV: - Cảm thấy sợ khi sắp phải xa mẹ, dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo bạn. - Thấy mình bước vào thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết => vừa lo sợ vừa cảm thấy sung sướng. H. Những cảm giác nhân vật “tôi” nhận được khi bước vào lớp là gì? Hãy lý giải những cảm giác đó? - Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi người, mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin * Đoạn cuối của VB có 2 chi tiết “Một con chim… nhìn theo cánh chim”, “nhưng tiếng phấn của thầy cô… đánh vần đọc” nói gì về nhân vật tôi? => Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ nhưng yêu cả sự học hành để trưởng thành. H. Theo dòng hồi tưởng của tác giả trở về dĩ vãng. Đến đây em có thể lý giải vì sao thời gian và không gian “Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh” ấy lại trở thành kỷ niệm không phai trong tâm trí tác giả? H. Tóm tắt và phân tích các hình ảnh so sánh trong VB? * GV: - Những hình ảnh so sánh nên thơ, tinh tế hoặc gần gũi dễ hiểu khiến người đọc thấy được tâm trạng của nhân vật và câu chuyện buổi tựu trường đầu tiên của tuổi học trò thêm giàu chất thơ, trong sáng hồn nhiên và đẹp đẽ… | Trình bày theo chú thích trang 8. Trả lời. Đọc tiếp Tự đọc Trả lời Trả lời Nhận xét Thảo luận theo tổ. Đánh dấu trong SGK. Ghi ND chính vào vở. Lắng nghe, suy ngẫm Thảo luận Trả lời Trả lời dựa theo “bố cục”. Quan sát đoạn từ “buổi mai” ® “ngọn núi” Liệt kê, phân tích chi tiết Ghi nhanh chi tiết vào vở Thảo luận Đọc Quan sát đoạn văn Tóm tắt chi tiết Ghi Thảo luận lớp (Nhận xét chi tiết VB) Tóm tắt trong VB và nhận xét Thảo luận Trả lời Ghi Đọc chi tiết và nhận xét Trả lời Ghi | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Quê: Huế. - Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. 2. Tác phẩm: - “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941. - Thể loại: Truyện ngắn. - Phương thức biểu đạt: Tự sự + miêu tả + biểu cảm. - Bố cục: 3 phần II. Đọc- hiểu văn bản 1. Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học: - Rất hồi hộp và bỡ ngỡ. a. Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường: - Con đường cảnh vật. - Cảm thấy đứng đắn, trang trọng . - Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở. Vừa lúng túng… Þ Sự kiện quan trọng: Hôm nay tôi đi học b. Khi đứng giữa sân trường: - Sân trường: + Dày đặc cả người. + Quần áo sạch sẽ, + Gương mặt vui tươi sáng sủa. - Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, => Cảm thấy mình bé nhỏ lẫn lo sợ vẩn vơ. c. Khi nghe gọi tên vào lớp: - Giật mình lúng túng khi nghe gọi đến tên - Ông đốc: Nói …nhìn…tươi cười. ® Vừa lo sợ vừa cảm thấy sung sướng. d. Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên: - Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi. Þ Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ nhưng yêu cả sự học hành để trưởng thành. Þ Thời gian và không gian ấy gắn liền với kỷ niệm đầy ý nghĩa: Lần đầu tiên trong đời được cắp sách tới trường. * Các hình ảnh so sánh: |
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập. Thời gian: 5 phút | ||
H. Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Tôi đi học” | HS tóm tắt | Luyện tập: |
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (HS làm ở nhà) | ||
* Viết đoạn văn miêu tả con đường đến trường trong buổi học đầu tiên của em | Hslàm bài | |
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng (HS làm ở nhà) | ||
* Em hãy tìm các bài hát, bài thơ viết về ngày tựu trường đầu tiên và cho biết cảm nhận của em thông qua một trong các bài hát, bài thơ mà em tìm được | Hs làm bài | |
........................................................................................................................